Thực hiện giải pháp giarm thiểu ô nhiễm môi trường không khí tại tỉnh Hà Nam

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Nam, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường UBND tỉnh Hà Nam ông Vũ Hữu Song đã ký Công văn số 762/STN&MT-MT về tình hình ô nhiễm môi trường không khí do các phương tiện giao thông gây ra ở khu vực thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm.

ô nhiễm không khí do hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng

Trong nhiều năm qua thị trấn Kiện Khê là nút giao thông quan trọng nằm trên tuyến đường vận chuyển nguyên, vật liệu trong quá trình khai thác chế biến đá của các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Vì vậy đây là một trong những điểm nóng về ô nhiễm không khí.
Để giảm thiểu mức độ ô nhiễm không khí tại khu vực thị trấn Kiện Khê, UBND tỉnh Hà Nam đã giao Sở TN&MT chủ trì cùng các ban ngành chức năng và UBND H.Thanh Liêm, thị trấn Kiện Khê xây dựng thực hiện "Đề án Giảm thiểu ô nhiễm không khí" tại thị trấn Kiện Khê.
Kèm theo đó, các cơ quan chức năng tăng cường tuần tra kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp chở vật liệu quá khổ, quá tải, không sử dụng bạt che phủ hay sử dụng bạt che nhưng vẫn để rơi vật liệu ra đường gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời,  yêu cầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng ngừa ứng phó sự cố theo nội dung đã cam kết với địa phương và theo quy định pháp luật.

Sở TN&MT đề nghị UBND tỉnh Hà Nam chỉ đạo các ngành chức năng, huyện Thanh Liêm công khai thông tin môi trường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho các cấp, ngành, doanh nghiệp và toàn thể người dân. Thường xuyên tổ chức quét dọn vật liệu rơi rớt, tưới, phun nước giảm thiểu lượng bụi trên các tuyến đường vận chuyển vật liệu xây dựng đi qua địa bàn thị trấn Kiện Khê. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án QL 1A - đoạn tránh TP Phủ Lý.

Hạt phó hạt kiểm lâm làm ngơ vụ phá rừng ở Đà Nẵng

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng đã có văn bản yêu cầu  xử lý trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc xâm hại rừng và tổng hợp báo cáo Thường trực Thành ủy, HĐND và Chủ tịch UBND TP trước ngày 10-3 .

Ngày 29 tháng 2 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nhận được văn bản yêu cầu của chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng - ông Huỳnh Đức Thơ về việc chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý trách nhiệm các đơn vị cá nhân liên quan đến cuộc xâm phạm rừng nguyên sinh Sơn Trà và tổng hợp báo cáo trước ngày 10 tháng 3.

Đại diện các cơ quan chức năng kiểm tra rừng Sơn Trà, sau khi rừng này bị khai phá trái phép cả tháng trời.

Cùng ngày,  giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Đà Nẵng - ông Nguyễn Phú Ban cho biết, cuộc họp có sự góp mặt của Cục kiểm lâm Việt Nam lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Đà Nẵng Chi cục kiểm lâm Sơn Trà -  Ngũ Hành Sơn đã làm rõ vụ việc trên. Kết quả điều tra được, khi rừng bị phá, Trạm Kiểm lâm Tiên Sa đơn vị quản lý trực tiếp khu rừng đã báo cáo với ông Lê Phước Bảy,  Hạt phó Hạt kiểm lâm Liên quận Sơn Trà vào giữa tháng 11/ 2015 trước khi vụ việc bị dư luận lên tiếng, nhưng ông bảy cho rằng đây là rừng đã giao cho địa phương quản lý nên Hạt không còn trách nhiệm và làm ngơ vụ việc trên.

Tại buổi làm việc, có thêm thông tin là con trai ông Bảy là Lê Minh Quân có liên quan đến các vụ phá rừng này tại khu vực Suối Om. Ông Ban nhấn mạnh: Quan điểm của sở cũng như chỉ đạo của lãnh đạo TP là xử lý nghiêm, nếu cần thiết thì thuyên chuyển công tác khác.

Vào tháng 11-2015, Hạt kiểm lâm liên quận Sơn Trà- Ngũ Hành Sơn đã bàn giao rừng và đất lâm nghiệp 7 ha rừng ở tiểu khu 62  bán đảo Sơn Trà cho UBND phường Thọ Quang và bên nhận khoán trồng rừng  cho hộ ông Nguyễn Văn Tâm, ông Lê Việt Hồng, ông Hoàng Văn Mạnh và ông Đỗ Văn Hợi. Sau đó, ông Tâm có văn bản hợp đồng ủy quyền cho ông Hồng, Mạnh và ông Hởi sử dụng phần đất rừng của ông, lý do diện tích đất rộng không thể chăm sóc cây cối rừng trồng, gửi Hạt kiểm lâm Sơn Trà. Sau đó, hộ ông Hồng và ông Mạnh tự ý thuê nhân công phát quang trồng rừng và đào đường vào dựng lán trại trong rừng mà chưa có giấy phép. Tuy nhiên, 2 hộ này tiến hành gần 1 tháng trời mà cơ quan chức năng, mà trực tiếp là Hạt kiểm lâm liên quận Sơn Trà- Ngũ Hành Sơn, vờ không hề hay biết, đến khi người dân phản ánh cơ quan cấp trên thì mới vào cuộc xử lý.

Mối hiểm họa từ nước thải của bệnh viện

Chỉ mới qua hệ thống bể tự hoại rồi xả trực tiếp ra môi trường là biện pháp xử lý nước thải của bệnh viện Đa Khoa, bệnh viện Phụ sản Hải Dương, tiềm ẩn nguy cơ phát tán dịch bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân quanh khu vực.



Bất đắc dĩ xả ra môi trường

Nước thải tại bệnh viện Phụ sản Hải Dương vẫn được xử lý theo cách thu gom từ các bể phốt, thu vào bể to sau đó bơm sang hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Đa khoa Hải Dương (trong thời gian đợi xây dựng bệnh viện mới). Nhưng hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Đa khoa chỉ dựa trên công nghệ thô sơ lắng, tự hoại và sau đó xả trực tiếp ra ngoài môi trường.


Công văn số 1069/STNMT-CCBVMT ngày 19/10/2015  theo báo cáo của sở TNMT Hải Dương về việc xử lý rác thải của Bệnh viện Đa khoa và Bệnh viện Phụ sản thì toàn bộ nước thải của hai bệnh viện phát sinh khoảng 500 m3/ngày chưa xử lý đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế QCVN 28: 2010/BTNMT, gây ô nhiễm môi trường sống. Mỗi ngày phát sinh 500m3 nước thải chưa qua xử lý được thải trực tiếp ra ngoài môi trường, một tháng là bao nhiêu, một năm là bao nhiêu và ngần đó năm 2 bệnh viện hoạt động lượng nước thải y tế chưa qua xử lý sẽ là con số bao nhiêu, hẳn sẽ là con số đáng kinh ngạc gây bàng hoàng cho người dân.

Vì trạm xử lý trên 4 tỷ “đắp chiếu” chờ nghiệm thu

Từ tháng 8/2008, Bệnh viện Đa khoa Hải Dương đã ký hợp đồng kinh tế với Cty CP tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng về xây lắp hạng mục trạm xử lý nước thải trị giá trên 4 tỷ đồng. Ngày 29/9/2008, đơn vị này bắt đầu khởi công nhưng đến ngày 13/12/2009 đơn vị này dừng hoạt động thi công. Ngày 23/7/2015, bệnh viện Đa khoa Hải Dương có báo cáo số 259/BC- BV gửi UBND tỉnh Hải Dương khẳng định đến nay hạng mục công trình trạm xử lý nước thải vẫn chưa được nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng được. Ngày 11/9/2015, UBND tỉnh Hải Dương có Công văn 2097/UBND- VP, đề nghị bệnh viện Đa khoa Hải Dương chỉ đạo nhà thầu thi công hạng mục khẩn trương sửa chữa, khắc phục các tồn tại và tổ chức nghiệm thu, lập hồ sơ hoàn công hạng mục trong tháng 10/2015 để đưa vào khai thác sử dụng, đồng thời có biện pháp cụ thể trong trường hợp nhà thầu không thực hiện việc sửa chữa, khắc phục và hoàn chỉnh hồ sơ nghiệm thu.

Ngày 29/10/2015, UBND tỉnh Hải Dương lại tiếp tục có công văn 2547/UBND- VP yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Hải Dương khẩn trương tiến hành nghiệm thu và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện để thu gom toàn bộ nước thải của bệnh viện Đa khoa và bệnh viện Phụ sản xử lý đạt quy chuẩn quốc gia về nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT. Dù đã nhiều lần UBND tỉnh Hải Dương, bệnh viện có công văn yêu cầu đơn vị thi công hoàn thành các quy định quản lý chất lượng xây dựng cơ bản và cử người đến trông coi nhưng nhà thầu không thực hiện. Tại sao, lại có chuyện công trình đã cơ bản hoàn thành nhưng vẫn chưa được nghiệm thu và đưa vào sử dụng? Phải chăng các cơ quan chức năng có hướng hỗ trợ kinh phí để hoàn thiện hệ thống hay không và đối với nhà đầu tư sẽ xử lý như thế nào?


Trong khi bệnh viện Đa khoa Hải Dương đang loay hoay tìm hướng xử lý nước thải y tế hàng ngày, các sở, ban ngành có vào cuộc nhưng không quyết liệt thì nước thải vẫn hàng ngày được xả ra môi trường. Trong khi bệnh viện Đa khoa Hải Dương vẫn đợi nghiệm thu trạm xử lý nước thải, còn bệnh viện Phụ sản thì đợi xây dựng bệnh viện mới làm hệ thống xử lý nước thải riêng thì vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn còn hiện hữu. Bao lâu nữa việc xử lý nước thải mới được làm đúng quy chuẩn cho phép, câu trả lời xin dành cho các cơ quan, ban ngành liên quan?

"Suối phân" tại Đồng Nai


Chăn nuôi heo là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nhưng việc xử lý chất thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi heo không đúng tiêu chuẩn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Nhiều dòng suối trong xanh chuyển màu đen ngòm, những ao phân rộng cả hécta, những chiếc cống công cộng biến thành nơi chứa phân heo…, là điều đang diễn ra ở những khu vực chăn nuôi.


* Chăn nuôi trong lòng thành phố


Đến KP.4, phường Trảng Dài (TP.Biên Hòa), rất dễ dàng để tìm ra điểm chăn nuôi heo, chỉ cần cơn gió thoảng qua đã mang theo mùi phân heo nồng nặc. Dọc theo dòng suối Săn Máu (khu vực phường Trảng Dài), là dấu tích của phân heo còn mắc kẹt nơi ống cống, đọng lại trên những lá cây sà dưới mặt nước. Mùi phân heo hôi thối là chuyện muôn thuở, nhưng việc những dòng suối cũng phải “than khóc” khi phải chịu cảnh bẩn thỉu lại là việc rất đáng lưu tâm. Một dòng suối chỉ rộng vài mét, buộc phải vận chuyển lượng phân heo từ các chuồng trại chăn nuôi của một số hộ dân để đổ về sông lớn.


Hiện có khoảng 200 hộ chăn nuôi lợn ở phường Trảng Dài, lượng phân heo hầu hết đều thải ra suối để “nước cuốn trôi”. Một số hộ nuôi heo có xử lý phân qua hệ thống biogas, nhưng nhiều hộ lại cho phân heo chưa qua xử lý đi thẳng xuống dòng suối đang chảy. Có hộ “tinh tế” hơn, khi xây cống thoát phân heo ra suối và cũng có hộ để phân chảy tràn trên vườn rồi đổ dốc trôi xuống suối thành “bãi tràn”.


Cống công cộng tại phường Long Bình (TP.Biên Hòa) chứa đầy phân heo cũng là vấn đề nhức nhối khiến nhiều hộ dân bất mãn. Sau một trận mưa, anh N.T.L. (ngụ KP.4, phường Long Bình) dẫn chúng tôi đến những cái cống mới được đập để khai thông dòng chảy. Men theo con đường đưa những chất thải ô nhiễm đến cống công cộng của người dân là những trại heo với quy mô gần 100 con nhưng không hề có biện pháp xử lý chất thải cơ bản nào. Tại đó, chỉ có duy nhất một “hồ lắng nhỏ” chứa phân heo quánh đen, bốc mùi hôi thối. Hồ lắng này lại dẫn chất thải trực tiếp ra cống công cộng.


Có những ngày trại nuôi heo này còn diễn ra công đoạn giết mổ heo thì chất thải càng đa dạng và khủng khiếp hơn. Vì thế, cứ vào mùa mưa thì người dân phải đi dọn “rác heo”, rồi đập cống, lắp cống lại; còn mùa nắng thì đành chịu đóng cửa ở trong nhà suốt.



* “Sông quê nước chảy… đôi dòng”


Đôi dòng ở đây được người dân ví von thành dòng nước và dòng phân heo. Ông N.V.T. (ngụ ấp 6, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom) cho hay, ngày xưa dòng suối con đổ ra suối Sông Lạnh (đoạn qua xã Sông Trầu) còn sạch, nhưng nay nước chia đôi dòng thành màu đen, màu đục. Nghĩ ông nói ví von, nhưng khi chúng tôi đến ngay suối con đổ về suối Sông Lạnh mới thật sự thấy rợn cả người.


Một số trại chăn nuôi tại ấp 6, xã Sông Trầu chăn nuôi cả ngàn con heo với lượng phân thải ra rất lớn. Các trang trại thường xây sát với con suối nhỏ chảy ra suối Sông Lạnh và hầu hết được xây dựng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi theo kiểu “hồ lắng” vô cùng đơn giản. Các chủ trại cho người đào một cái ao chứa phân rộng cả hécta, rồi xây dựng hệ thống mương dọc chuồng trại để mỗi khi tắm heo thì phân theo dòng nước chảy xuống ao. Ao phân bốc mùi nồng nặc, bề mặt đen kịt, phân heo lâu ngày sủi bọt khí. Chưa kể việc ao chứa phân không đủ dung lượng khiến phân tràn bờ, trôi ra ngoài lênh láng cả một vùng đất rộng.


Không chỉ vậy, từ trong hồ chứa phân, chủ trại cho lắp đặt những ống cống thông ra suối một cách tinh vi. Những ống cống ngầm này chính là nơi lưu dẫn nhằm “tẩu tán” số phân heo chưa qua xử lý ra dòng suối.


Một số người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các trang trại chăn nuôi heo cho biết: “Những ống cống này thường được người của trại heo lén lút mở cho phân heo chảy ra ngoài vào ban đêm, còn ban ngày họ sợ dân báo chính quyền nên không dám mở thông”.


Người dân địa phương còn cho biết, vào mùa mưa, do nước lớn nên chủ các trại heo “mượn” dòng chảy của con suối để “tống” phân ra ngoài. Còn mùa nắng thì họ cho máy nổ chạy vào ban đêm để dẫn nước từ suối vào, nhằm cho phân loãng ra rồi chảy theo ống cống ngầm, hòa cùng dòng suối.


Tại ấp Phúc Nhạc 2, xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất), các trại chăn nuôi heo và các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gây ô nhiễm môi trường đã diễn ra từ 7-8 năm nay, nhưng vẫn là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi…”.


Hầu hết những hộ chăn nuôi này đều dùng chung “suối làng” để thải phân heo ra ngoài. Ông P.T.H. (ngụ ấp Phúc Nhạc 2) cho hay: “Lúc trước chiếc cống công cộng thường được gọi là “suối làng”, người dân xây dựng lên để làm nơi thải nước sinh hoạt và tưới hoa màu. Nhưng về sau này, “suối làng” được các hộ chăn nuôi heo trưng dụng vào việc thải phân heo, thậm chí thải cả xác động vật nữa. Được gọi là “suối làng” nghe có vẻ trong sạch, nhưng tại những khúc cua của con “suối” này lại chứa toàn phân heo bị mắc kẹt lại. Khổ nhất là mỗi lần mưa xuống, cống công cộng này do bị tắc nghẽn nhiều loại rác thải, không kịp thoát nước đã tràn lên mặt đường, tạo thành mảng rong rêu dày đặc. “Chúng tôi không lấy chổi quét dọn hàng ngày chắc có khi phân đóng thành lớp trên nền nhà luôn rồi” - ông H. bức xúc nói.


Theo ghi nhận của phóng viên, cứ khoảng từ 10-12 giờ trưa, các hộ chăn nuôi heo ở đây lại đồng loạt tắm heo. Do đó, dòng nước mạnh cuốn trôi đủ loại phân chảy ra suối Lầy, suối Đức Long (người dân thường gọi là suối Chú Tốt). Chỉ cần đến giấc trưa là hầu hết người dân phải đóng kín mít cửa nhằm tránh mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ “suối làng” này.

Các nước vùng ven sông Mê Kong bị ảnh hưởng nghiêm trọng


Hơn 70 triệu cuộc sống của dân cư ven sông Mê Kong bị ảnh hưởng không nhỏ từ việc biến đổi khí hậu bắt nguồn từ việc xây dựng hàng loạt đập thủy điện trên sông Mê Kong , trong đó có dân cư Việt Nam.Đây là bài viết của ông Marc Goichot, cố vấn của WWF được đăng trên báo The Nation, Thái Lan về vấn đề đập thủy điện.



Tác động của của biến đổi khí hậu từ việc xây dựng hàng loạt đập thuỷ điện trên sông Mê Kông có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của hơn 70 triệu cư dân



Theo âm hưởng của hội nghị thượng đỉnh COP 21 và một hiệp ước mới về khí hậu toàn cầu, giờ là lúc các nước lưu vực sông Mê Công nhân đôi nỗ lực trong việc bảo vệ vựa lúa của Đông Nam Á.

Khu vực này nằm trong số những nơi dễ bị tổn thương nhất trên thế giới do tác động của biến đổi khí hậu. Ví dụ, sản lượng cá ở hồ Tonlé Sap - nguồn cung cấp hơn 1/3 lượng protein cho 15 triệu người dânCampuchia- đã bị giảm do hạn hán. Đồng bằng sông Cửu Long và các cánh đồng lúa phì nhiêu cũn bị đe dọa nghiêm trọng vì mực nước biển dâng, lụt bão và ảnh hưởng từ các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.

Tác động của Biến đổi khí hậu tại khu vực có khả năng nhân lên nhiều lần do sự xuất hiện của các công trình thủy điện thiếu bền vững. Hàng chục đập thủy điện được xây dọc theo lưu vực sông Mê Công và các nhánh của nó. Xayaburi và Don Sahong - hai trong số các con đập gây tranh cãi nhất - đang được xây dựng ở Lào trong khi hơn chục dự án xây đập khác đang được xem xét. Đây thực sự là vấn đề vì trong khi thủy điện được quảng cáo là một năng lượng "xanh" không gây khí thải CO2, hiện nay một số nghiên cứu cho thấy trên thực tế, thủy điện chẳng có gì ngoài thương hiệu “xanh”. Các con đập, khi xây dựng xong, sẽ chặn dòng di cư của cá và giảm 1/3 sản lượng đánh bắt cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông Mê Công, trực tiếp ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của khu vực. Ngoài ra, sản xuất lúa gạo có thể phải đối mặt với một tác động tương tựdo các chất phù sadinh dưỡng bị tắc nghẽn nghiêm trọng.

Tóm lại, việc phát triển năng lượng từ thủy điện sẽ phải trả một cái giá rất cao trên phương diện an ninh lương thực, mất sinh kế, suy thoái hệ sinh thái và tác động ngày một tăng của biến đổi khí hậu. Để thực hiện cam kết về khí hậu, các nước trong khu vực cần xem xét các giải pháp tốt hơn như năng lượng mặt trời và điện gió - có sẵn và ngày càng rẻ hơn - cùng với các dựántái trồng rừng.

Nghiêm trọng hơn, nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các đập thủy điện lớn không những không giảm thiểu mà còn góp phần gia tăng biến đổi khí hậu.Có hai lý do: (1) các con đập làm suy yếu dòng chảy tự nhiên của sông vốn có chức năng như những bồn chứa giúp loại bỏ khoảng 200 triệu tấn các-bon mỗi năm từbầu khí quyển, và (2) tạo ra khí mêtan - một loại khí nhà kính mạnh hơn khí các-bon đến34 lần –do thảm thực vật thối rữa mắc kẹt dưới đáy các hồ chứa. Các con đập này cũng ảnh hưởng tới sinh kế của người dân tại đồng bằng sông Cửu Long và xói mòn bờ biển, do đó làm cho vùng đồng bằng này còn dễ bị tổn thương hơn trướcsự gia tăng biến đổi khí hậu gây ra nước biển dâng và tần suất và sức mạnh của các cơn bão cũng tăng cao.

Tin vui:đã có một cơ quan chuyên trách- Ủy ban sông Mê Công (MRC - nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực về phát triển bền vững của sông Mê Công. Tại cuộc họp vừa diễn ra tại Phnom Penh, các bộ trưởng về Tài nguyên-Môi trường của Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Namtập trung thảo luận những thách thức đã chia rẽ thay vì kết nối họ lại với nhau.

Tin không vui: Hiệp định Mekong, nền tảng quan trọng để tạo lập Ủy ban, đã được ký kết cách đây 20 năm khi hầu hết các chính phủ vẫn chưa nhận thức được tầm quan trong của biến đổi khí hậu. Sau hai thập kỷ, ví dụ mang tính đột phá về hợp tác khu vực nàyđang bộc lộ sự lạc hậu.Do những mâu thuẫncăng thẳng về thủ tục và quy định đối với tác động của các đập lớn đối với vùng hạ lưu, MRC chưa sẵn sàng đểgiải quyết các thách thức đặt ra như thiệt hại về sản lượng thủy sản trong tự nhiên, đồng bằng bị chìm và thu nhỏ lại. Tất cả những điều này kết hợp với các tác động gia tăng của biến đổi khí hậu sẽgây ra cho khu vực những hậu quảnghiêm trọng và không thể đảo ngược.

Trong khi vẫn còn là một công cụ hợp tác khu vựcvô giá, Hiệp định Mê Công cần được đổi mới để phù hợp với thế kỷ 21. May mắn thay, đã tồn tại một giải pháp vô cùng thích hợp: Công ước Liên Hiệp Quốc vềvề Luật sử dụng các nguồn nước quốc tế cho các mục đích phi giao thông thủy (UNWC)Việt Nam công nhận và trở thành quốc gia thành viên MRC đầu tiên và duy nhất phê chuẩnvào năm 2014.

Được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua năm 1997, công ước UNWC hệ thống hóa các nguyên tắc cơ bản và thực thi tốt nhất của pháp luật quốc tế vềnguồn nước và được văn bản hóa cụ thể để củng cố - không thay thế - các thỏa thuận về lưu vực sông đã có như Hiệp định sông Mê Công. Không có điểm gì trong Công ước vô hiệu hóa hay mâu thuẫn với bất kỳ điều khoản nào trong Hiệp định Mê-Công.

Vậy UNWC mang đến thêm giá trị gì? Đầu tiên, UNWC cung cấp một cơ chế và hướng dẫn rõ ràng để giải quyết tranh chấp – đấy là một điểm yếu rất lớn của MRC. Thứ hai, nó giúp làm rõ các quy tắc và thủ tục được diễn tả mơ hồ gây ra mâu thuẫn về cách diễn giải, làm xấu đi quan hệ giữa các thành viên MRC, đặc biệt là qua tham vấn về các đập thủy điện và tác động của chúngtới khu vựchạ lưu. Không giống như Hiệp định sôngMê Công, UNWC áp dụng các quy tắc như nhau chocác đập được xây dựng ở dòng chính và dòng phụ- giúp khép lại một kẽ hở gây bất đồng trong Hiệp định sông Mê Công. Bằng cách đưa Hiệp định sông Mê Công ngang tầm với luật pháp quốc tếđược công nhận, UNWC không thay đổi các quy tắc quá nhiều mà chỉ khiến các quốc gia thành viên MRC có trách nhiệm cao hơn hơn trong việc tuân thủ Hiệp định.

Việc Lào, Campuchia và Thái Lan phê chuẩn của UNWC không có nghĩa họ sẽ tự động từ bỏ các dự án thiếu bền vững, màsẽ giúp nâng cao tiêu chuẩn chất lượng và giảm bớt căng thẳng bằng cách buộc các các quốc gia thành viên MRC xem xét kỹ lưỡng hơn các lợi ích được mất và cân nhắc nhiều hơn đến cách giải pháp năng lượng thay thế "xanh" hiệu quả, dựa trên các tiêu chí tốt nhất có sẵn.

Tại hội nghị COP 21ở Paris, chính phủ các nước trên thế giới cuối cùng cũng thống nhất giải pháp để để đương đầu với biến đổi khí hậu. Các bộ trưởng MRC cũng cần phải có biện pháp cho các vấn đề liên quan đến khí hậu-nước. Khi gặp nhau tại Phnom Penh, họcần nhìn xa hơn những lợi ích quốc gia hạn hẹp để thấy rằng một chiến lược xây đập trên sông không phải là con đường dẫn đến tương lai xán lạn và an toàn về khí hậu cho 60 triệu người dân sinh sống tại vùng sông Mê Công.

25 đô thị ở Long An là mục tiêu sẽ phải hoàn thành năm 2020

Hội thảo "Phát triển đô thị Long An - Tiềm năng và nguồn lực" được sở xây dựng tỉnh Long An phối hợp cùng Hội Kiến Trúc Sư Việt Nam tổ chức do bức thiết trong vấn đề phát triển đô thị. Tới dự hội thảo có sự tham dự của thứ trưởng bộ xây dựng Phan Thị Mỹ Linh.


Long An hiện có 1 đô thị loại III (TP Tân An), 5 đô thị loại IV và 11 đô thị loại V. 

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng Long An là tỉnh có nhiều thế mạnh để phát triển đô thị, với việc tiếp giáp TPHCM, giáp Camphuchia và là điểm nối giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với TPHCM và Đông Nam bộ. Tuy nhiên cho tới nay tỉnh này vẫn chưa thực sự phát triển được đô thị.

Ông Nguyễn Thanh Nguyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An đánh giá về việc Long An vẫn trì trệ trong việc phát triển đô thị, ô cho rằng, các đô thị Long An phát triển khá chậm chạp so với các tỉnh thành khác.


Theo Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh, tỉnh Long An cần cụ thể hóa định hướng phát triển chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ảnh: Mạnh Cường


Sự trì trệ này đến từ các yếu tố chủ quan và khách quan. Khi tiến hành quy hoạch, các ý tưởng định hướng có vai trò rất quan trọng để phát triển đô thị.

“Thực tiễn cho thấy, các quy hoạch không thực thi được phần lớn do sai lầm trong định hướng. Sai lầm này đến từ các ý tưởng của lãnh đạo địa phương hoặc từ các nhà tư vấn.

Về chủ quan, thường sai lầm định hướng quy hoạch vì vẫn xem đất nước như còn trong một nền kinh tế kế hoạch hóa, không tính đến yếu tố thị trường…

Các sai lầm này đã dẫn đến quy mô đô thị quá tầm so với thực tế, các hạ tầng từ giao thông, điện, nước, trường học, bệnh viện, khu dân cư… đều sai theo.

Hậu quả là hệ thống giao thông quá lớn so với lưu lượng xe cộ, chợ vắng người mua bán, khu dân cư không người đến ở”, ông Nguyên nêu rõ những yếu kém của tỉnh tại Hội thảo.

Ngoài ra, nhiều tham luận cũng chỉ ra những yếu kém của việc phát triển đô thị của tỉnh như nguồn lực đầu tư đã khiến tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng trong tỉnh Long An còn chậm, chưa theo kịp với yêu cầu phát triển công nghiệp, dân cư và đô thị.

Trong khi đó, trọng tâm trong giai đoạn 2016 - 2020, thành phố sẽ tập trung nâng loại đô thị đối với thị trấn Đức Hòa; đầu tư nâng cấp đô thị loại II đối với TP Tân An, thị xã Kiến Tường lên loại III và các thị trấn Vĩnh Hưng, Thủ Thừa lên đô thị loại IV.

Dự báo trong khoảng 5 - 6 năm tới, nguồn lực cần thiết để đầu tư cho 5 đô thị tại tỉnh Long An sẽ là khá lớn. Đây là một thách thức lớn, nhất là trong bối cảnh nhiều đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị chưa được lập do khó khăn về kinh phí.

Theo ông Đỗ Viết Chiến - Cục trưởng Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng, trước những thách thức của quá trình kinh tế và đô thị hóa của tỉnh Long An, phát triển đô thị theo định hướng gắn kết công nghiệp sạch với đô thị xanh là hướng đi phù hợp với đô thị tỉnh Long An để kiến tạo một hệ thống đô thị phát triển bền vững.

“Để phát triển theo định hướng này, cần thực hiện tốt các giải pháp như tăng cường các dự án đầu tư phát triển công nghiệp sạch trên địa bàn tỉnh, phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch, quản lý tốt việc thực hiện quy hoạch, nâng cao nhận thức, quản lý đô thị”, ông Chiến nhấn mạnh.

Ông Lưu Đình Khẩn - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Long An cho biết, theo quy hoạch, Long An sẽ phát triển 2 chuỗi mắt xích bao gồm 2 đô thị vệ tinh dọc theo trục Tây Nam bộ (TP Tân An, thị trấn Bến Lức).

Cùng với đó, các chiến lược kết hợp giao thông cơ bản giữa Long An và toàn vùng được thực hiện thông qua việc phát triển hệ thống các tuyến Quốc lộ 10, đường vành đai TPHCM, đường sắt TPHCM - Mỹ Tho… cùng mạng lưới giao thông thủy, với tiềm năng rất lớn.

Sau khi nghe các báo cáo, góp ý từ những tham luận cho phát triển đô thị tỉnh Long An. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh đưa ra định hướng phát triển cho đô thị Long An, điểm dân cư nông thôn tỉnh Long An phù hợp với lộ trình phát triển, nhưng tỉnh cần cụ thể hóa định hướng phát triển chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Trong đó, Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh nêu rõ định hướng phát triển đô thị với nội dung đồ án Quy hoạch xây dựng vùng đã định hướng xây dựng hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn tỉnh Long An gắn với các vùng sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo an ninh - quốc phòng, phát triển bền vững, hài hòa giữa đô thị và nông thôn.

“Dự kiến đến năm 2020, toàn tỉnh có 25 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại II (thành phố Tân An), 3 đô thị loại III, 8 đô thị loại IV và 13 đô thị loại V… Đồng thời, bố trí hợp lý các vùng sản xuất công nghiệp trên cơ sở gắn kết vùng nguyên liệu trọng điểm phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội”, Thứ trưởng Linh nêu rõ.

Đất khu công nghiệp ở Đồng Nai đang bị cảnh báo ô nhiễm

Ô nhiễm kim loại nặng xảy ra tại một số khu vực tiếp nhận nguồn thải của khu công nghiệp và khu vực phụ cần các bãi chôn lấp chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.


Nguồn đất bị ô nhiễm kim loại nặng.


Đơn vị này vừa hoàn tất đợt quan trắc chất lượng môi trường đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2015 vừa được trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết. Tổng kết cho thấy, chất lượng môi trường đất không biến động nhiều so với năm 2014, tuy nhiên tại một số khu vực tiếp nhận nguồn thải của khu công nghiệp và khu vực phụ cận các bãi chôn lấp chất thải rắn trên địa bàn Đồng Nai, nguồn đất bị ô nhiễm kim loại nặng.


Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai đã tiến hành lấy các mẫu đất ở 3 tầng tương ứng với các độ sâu 30cm, 60cm và 90cm để đánh giá chất lượng nguồn đất. Kết quả quan trắc cho thấy, khu vực đất tại vị trí tiếp nhận nguồn thải của khu công nghiệp Biên Hòa 1 (thành phố Biên Hòa) hàm lượng chì (Pb) trong đất vượt từ 3,3 đến trên 4 lần so với tiêu chuẩn cho phép; hàm lượng kẽm (Zn) vượt từ 3,9 đến 4,9 lần so với quy chuẩn cho phép. Điều đáng nói, các chỉ số kim loại nặng trên đều vượt ngưỡng cho phép ở cả 3 tầng thu mẫu. Ngoài ra, hàm lượng asen (As) tại vị trí trên cũng vượt ngưỡng cho phép nhưng ở mức nhẹ. Tại vị trí tiếp nhận nguồn thải của khu công nghiệp Hố Nai (huyện Trảng Bom), hàm lượng chì (Zn) vượt tiêu chuẩn cho phép gần 2 lần. Ngoài ra, tại khu vực nguồn đất tại vị trí tiếp nhận nguồn thải của khu công nghiệp Sông Mây (huyện Trảng Bom) và khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 (huyện Nhơn Trạch) hàm lượng Zn cũng vượt tiêu chuẩn cho phép ở cả 3 tầng lấy mẫu.

Kết quả quan trắc cũng cho thấy, tại những vùng phụ cận các bãi chôn lấp chất thải rắn ở phường Trảng Dài (thành phố Biên Hòa), bãi chôn lấp xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu), bãi chôn lấp xã Túc Trưng (huyện Định Quán) và bãi chôn lấp xã Quang Trung (huyện Thống Nhất) phát hiện hàm lượng đồng (Cu) cao hơn mức cho phép từ 1,3 đến 4,5 lần ở cả 3 tầng lấy mẫu. Khu vực đất tại bãi chôn lấp chất thải rắn ấp Tân Cang, xã Phước Tân (thành phố Biên Hòa), các chỉ tiêu kim loại nặng như Cu và Zn cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 2 lần. Riêng tại vùng phụ cận bãi rác Quang Trung, các chỉ số kim loại nặng như niken và crom trong đất có hàm lượng khá cao so với tiêu chuẩn cho phép.

Trong khi đó, qua quan trắc đất nền, đất nông nghiệp và đất dân sinh cho thấy chất lượng nguồn đất trên địa bàn Đồng Nai đạt yêu cầu với mục đích sử dụng đất, chưa thấy dấu hiệu suy thoái ở những vùng này. Theo đó, tại 27 vị trí lấy mẫu đất ở cả 3 tầng, cho thấy các thông số về độ Ph, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, độ nhiễm phèn và kim loại nặng trong đất đều nằm trong ngưỡng cho phép.

Đối với những khu vực đất công nghiệp có các chỉ tiêu kim loại nặng vượt quy chuẩn cho phép, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai khuyến cáo cần có các biện pháp khắc phục kiểm soát, xử lý các chỉ số kim loại nặng tại các nguồn thải, nhằm hạn chế gây ô nhiễm cho nguồn đất.