Suối Gia Ôi bị "bức tử"



Ôm trọn thị trấn Tô Hạp từ lâu, suối Gia Ôi là nguồn cung cấp nước sinh hoạt gần 1000 hộ dân ở thị trấn Tô Hạp, xã Sơn Trung và xã Ba Cụm Bắc huyện Khánh Sơn.Nhưng hiện tại, suối Gia Ôi đang bị “bức tử” vì một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật từ việc canh tác nông nghiệp của người dân ở khu vực thượng nguồn. Tình trạng trên đe dọa đến sự sống còn của nhà máy nước Tô Hạp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.


Ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước

Đi bộ chừng hơn 1 giờ đồng hồ từ thị trấn Tô Hạp trên con đường lổn nhổn đất đá, là đến thượng nguồn con suối Gia Ôi. Trời bắt đầu mưa lấp phất, thỉnh thoảng những cơn gió lùa tới, mang theo mùi hôi nồng của thuốc trừ sâu bốc lên rất khó chịu.

Cán bộ kỹ thuật Ban quản lý Các công trình Công cộng và Môi trường huyện Khánh Sơn anh Mai Văn Đạt chia sẻ: “ Suối Gia Ôi trước đây là con suối nước trong xanh, sinh vật như cá tôm, cua ốc khá đa dạng, 5 năm trở lại đây, người dân địa phương tìm đến vùng thượng nguồn suối Gia Ôi sản xuất nông nghiệp ngày càng đông. Do vùng đất này khá màu mỡ lại thuận lợi nguồn nước tưới nên hàng trăm héc- ta(ha) đất ở khu vực này đã hình thành những rẫy cà phê, những nương lúa xanh mướt. Người dân sinh sống ở đây chủ yếu là người Jagrai, họ làm nhà, dựng lều bên cạnh suối Gia Ôi để sản xuất nông nghiệp”.




Có hơn 38 hộ dân làng Tà Lương sinh sống ở thượng nguồn suối Gia Ôi, họ sống tập trung thành làng, hộ ít thì sản xuất khoản 4-5 ha cà phê, chuối, lúa, râu màu, hộ nhiều thì sản xuất 20-30 ha. Ông Ma- Heng, đang phun thuốc cỏ bên bờ suối, gặp tôi ông cứ tưởng là thương lái, nên phân giải thích: “Giá nông sản năm nay thấp quá, chi phí lại nhiều,15 ha cà phê, lúa nước, chuối của nhà tôi trừ đi chi phí chỉ còn lời rất ít. Năm nay mưa nhiều nên cỏ lên nhanh, sâu bệnh nhiều, nương rẫy nhà tôi phải phun thuốc trừ cỏ, trừ sâu liên tục. Mặc dù vẫn biết phun thuốc cỏ, thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến nguồn nước nhưng vẫn phải làm thôi! ”.




Bà Gia-hiên đang tỉa cành cà phê cũng chia sẻ: “Mặc dù cán bộ thi trấn thường xuyên vào làng khuyên bà con hạn chế dùng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ ở đầu nguồn nước, nhưng nếu không dùng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu thì ruộng vườn không xanh tốt được. Hàng ngày chai lọ thuốc trừ sâu cứ vứt bừa ra hai bên bờ suối, có người còn đem cả máy bơm thuốc sâu xuống suối chùi rửa”.




Được biết loại thuốc diệt cỏ Rapid và Grassad, có hàm lượng độc tố rất cao, nhưng, nhiều người dân không chỉ pha đậm đặc hơn thông thường phun liên tục ở hai bên bờ suối. Điều này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm đất ngay tại nương rẫy, mà suối Gia Ôi trong lành hàng ngày đang bị đe dọa, bị “bức tử” bởi thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại. Điều đáng nói Gia Ôi là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, ăn uống hàng ngày duy nhất cho hàng ngàn người dân Khánh Sơn thông qua công trình nước sạch của thị trấn Tô Hạp, tình trạng ô nhiễm hóa chất ở đầu nguồn suối Gia Ôi đang là tình trạng vô cùng nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe người dân.

Anh Mai Văn Đạt vừa đưa tay mở ngăn chứa nước ở Bể Dâng bến suối vừa bộc bạch nỗi lòng: “Trước đây cá dưới suối Gia Ôi rất nhiều, chỉ cần ra suối chừng nữa tiếng đồng hồ có thể bắt được vài kg cá suối cải thiện thêm các bữa ăn cho anh em. Mấy năm nay do ô nhiễm nguồn nước, cá tôm chết hết rồi, chai lọ thuốc trừ sâu cứ trôi nỗi trên suối thì sinh vật nào mà sống sót được. Cứ vài ngày công nhân nhà máy mà không đi vớt vỏ chai, thì các loại chai lọ này sẻ làm tắc bể dâng nhà máy”.


Hệ lụy khó lường

Rời con suối đầu nguồn, chúng tôi đến nhà máy nước Tô Hạp, công trình nhà máy nước Tô Hạp Xây dựng năm 2001, công suất 1100m3/giờ và đi vào hoạt động chính thức năm 2002. Nguồn nước nhà máy nươc Tô Hạp bắt về từ con suối Gia Ôi. Theo quan sát của chúng tôi thì các hạng mục của nhà máy như bể lọc, bể chứa đã khá cũ, rong rêu bám dày đặc, bể lọc rêu và chất cặn sủi lên đặc quánh.

Anh Nguyễn Khoa Trưởng, Trưởng Ban quản lý Các công trình Công cộng và Môi trường Khánh Sơn phàn nàn: “Tôi mới về nhận công tác ở đây được hơn một năm, nhà máy nước Tô Hạp công nghệ đã quá cũ, đường ống nước tự chảy làm bằng sắt đã hoen rỉ, nhiều đoạn bị móp nặng, thỉnh thoảng có đoạn bị thủng và xì nước ra ngoài. Nhà máy chỉ có duy nhất một bể lọc, một bể chứa nên không thể đáp ứng lượng nước cho gần 1000 hộ dân sử dụng như hiện nay. Chúng tôi đã khảo sát và đề nghị có phương án xây thêm bể lắng, nhưng hiện tại kinh phí chưa có nên chỉ biết chờ phê duyệt từ Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa”.

Điều hiểm họa cho nhà máy nước Tô Hạp, nguồn nước cung cấp cho Nhà máy đang bị nhiễm độc do người dân thường xuyên sử dụng phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật. Nhân viên Nguyễn Văn Mạnh, người thường xuyên phải trực tại nhà máy nước Tô Hạp cho biết: “ Mùa mưa đã đến, trực ở nhà máy vất vả lắm, chỉ cần một trận mưa là nước từ thượng nguồn đổ về đục ngầu, nhiều khi có cả mùi của thuốc bảo vệ thực vật. Nếu xả bể thì không có nước cung cấp cho các hộ dân, nhưng nếu không xả bể để nước như vậy sử dụng sẻ không đảm bảo được sức khỏe”.

Nói về các giải pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước, ông Nguyễn Quốc Thái, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Tô Hạp cho biết: “Ủy ban nhân dân thị trấn đã nhiều lần chỉ đạo đoàn thanh niên, phối hợp với hội phụ nữ vào tận thượng nguồn, đến tận nhà vận động, hướng dẫn bà con sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ phù hợp, hợp vệ sinh tránh ô nhiễm nguồn nước, thế nhưng các hộ dân ở đây dương như không nghe, không thấy, không làm”.

Người dân ở thị trấn Tô Hạp mặc dù biết nước sinh hoạt ở nhà Máy Tô Hạp không đảm bảo vệ sinh nhưng vẩn phải chấp nhận sử dụng, bởi không có nguồn nước khác. Nhiều hộ gia đình điều kiện kinh tế khá giả, ý thức được nước đối với sức khỏe, họ tự mua hệ thống lọc nước về lắp tại gia đình. Đa phần người dân lao động lại phó mặc số phận cho sự may rủi.

Để có biện pháp khắc phục tình trạng trên chúng tôi có cuộc trao đổi nhanh với ông Đinh Ngọc Bình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Khánh Sơn trần tình: “Ban đầu Ủy ban nhân dân huyện tính phương án di rời 38 hộ dân ở thượng nguồn suối Gia Ôi đến nơi ở mới nhưng số hộ dân quá lớn, họ đã canh tác ôn định nên phương án nay không khả thi. Hiện nay, dự án hồ chứa nước Sơn Trung đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất chủ trương đầu tư, được bổ sung vào danh mục các dự án Sơn Trung giai đoạn 2016 - 2020. Hồ chứa nước Sơn Trung sẽ được đầu tư để tích trữ nước cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho khu vực xã Sơn Trung, thị trấn Tô Hạp và một số khu vực lân cận. Vì vậy, huyện sẽ di dời Nhà máy nước Tô Hạp sang Sơn Trung”.

Không biết chủ trương di rời nhà máy nước đến bao giờ mới thực hiện được, thế nhưng hàng nghìn người dân vẫn đang phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm độc, tương lai và sức khỏe của họ đang là câu hỏi lớn đặt ra cho các nhà chức năng?

Ô nhiễm trầm trọng ở các làng nghề Bắc Ninh


Tỉnh Bắc Ninh ngày càng phát triển về kinh tế- xã hội Với hơn 62 làng nghề đang phát triển mạnh mẽ, trong đó có 31 làng nghề truyền thống thu hút hơn 76 nghìn lao động và đóng góp gần 8% GDP của tỉnh, song cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm làng nghề đang ngày càng diễn biến trầm trọng.



Là tỉnh phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ trong những năm gần đây và nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Tỉnh Bắc Ninh ngoài là địa phương tập trung các khu công nghiệp lớn, các công ty, xưởng chế xuất vừa và nhỏ trên địa bàn toàn tỉnh, Bắc Ninh còn nổi tiếng với sự phát triển mạnh mẽ các làng nghề như: Đồ gỗ Đồng Kỵ, đúc đồng Đại Bái, giấy Yên Phong, thép Đa Hội, tranh dân gian Đông Hồ, bún bánh Khắc Niệm, tái chế Nhôm Văn Môn, gốm Phù Lãng….

Có diện tích nhỏ nhất Việt Nam nhưng lại là tỉnh có nhiều làng nghề nhất cả nước, Bắc Ninh hiện có tổng cộng 62 làng nghề phân bố đồng đều trên địa bàn toàn tỉnh (1 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 6 huyện), trong đó có 31 làng nghề truyền thống có hơn 76 nghìn lao động và đóng góp gần 8% GDP của tỉnh. Bắc Ninh đang từng ngày phát triển hơn về kinh tế- xã hội song cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm trầm trọng ở các làng nghề .

Có 6 tụ điểm đã được nhắc đến trong danh sách ô nhiễm “có tiếng” hiện nay bao gồm: Làng nghề tái sản xuất giấy Phong Khê (tp. Bắc Ninh), làng bún Khắc Niệm(xã Khắc Niệm, TP Bắc Ninh); Làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá (Yên Phong); Làng nghề đúc đồng Đại Bái (Gia Bình); Làng nghề tái chế thép Đa Hội (thị xã Từ Sơn); Làng đúc đồng Quảng Bố (Lương Tài), nếu không quản lý tốt, tình trạng ô nhiễm có thể sẽ lan rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Bởi một quy luật ở đâu có làng nghề ở đó sẽ ô nhiễm.




Phần lớn các cơ sở làng nghề ở Bắc Ninh chủ yếu sản xuất với quy mô nhỏ, không đủ điều kiện để xử lý triệt để nước thải, chất thải, khí thải… tại chỗ nên đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe người dân.

Theo báo cáo của Trạm Y tế xã Đại Bái (Gia Bình), trong vòng 3 năm từ 2001 - 2014, chỉ tính riêng xóm Trại, thôn Đại Bái đã có 23 người chết do các bệnh ung thư. Người chết có xu hướng trẻ hóa, chủ yếu ở độ tuổi từ 45 đến 50.Tại hai làng bún bánh Khắc Niệm và rượu cồn Đại Lâm là những làng nghề có mức độ ô nhiễm cao nhất với 48/450 chỉ tiêu ô nhiễm vượt giới hạn cho phép. Số lượng người mắc bệnh ngày càng tăng trong đó căn bệnh thường gặp là viêm đường hô hấp cấp, đường tiêu hóa, bệnh phổi.Tỷ lệ chết do ung thưđứng đầu cả nước suốt hai năm gần đây ở làng tái chế nhôm Văn Môn, nặng nề nhất là thôn Mẫn Xá, những cái chết thương tâm, như một lời cảnh tỉnh về mức độ ô nhiễm đáng báo động. Việc hiện trạng ô nhiễm tại các càng làng nghề này như thế nào, hậu quả mà con người đã phải hứng chịu ra sao thì có lẽ trong bài viết này không cần phải nhắc lại quá nhiều tất cả đều có mẫu số chungcho ta thấy sự kinh khủng của ô nhiễm làng nghề.




Việc phát triển làng nghề là điều cần thiết. Tuy nhiên, nếu không quản lý cho tốt rất có thể chỉ trong một vài năm nữa Bắc Ninh sẽ vươn lên dẫn đầu về tình trạng ô nhiễm làng nghề. Đây thực sự là bài toán khó khiến các nhà quản lý lo “ngay ngáy”.

Theo đó, tỉnh Bắc Ninh đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ công khai và cập nhật thường xuyên danh sách, thông tin về thực trạng các làng nghề được công nhận, làng nghề chưa được công nhận và làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, quản lý chặt chẽ công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề, cơ bản kiểm soát được tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề; không phát sinh làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới. Tất cả các cơ sở sản xuất còn tồn tại trong các làng nghề chưa được công nhận có biện pháp xử lý chất thải theo quy định hoặc di dời vào Cụm công nghiệp làng nghề hoặc chấm dứt hoạt động. Phấn đấu đến năm 2030, các làng nghề trên địa bàn tỉnh được công nhận, thống nhất quản lý và tuân thủ đầy đủ các điều kiện về bảo vệ môi trường nhằm triền khai theo Đề án tổng thể Bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề trở lại giá trị truyền thống, phát huy vai trò cải thiện sinh kế cho người dân nông thôn, không để lại hậu quả khôn lường cho môi trường và sức khỏe con người.

Tuy nhiên, đó chỉ là kế hoạch được vạch ra còn thực hiện được bao nhiêu, đến đâu còn phụ thuộc vào sự nỗ lực của toàn tỉnh trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo và thực thi… nếu không muốn trong 1 vài năm nữa Bắc Ninh sẽ “dẫn đầu về tình trạng ô nhiễm làng nghề”.

"Tối hậu thư" cho dự án chậm tiến độ


Công ty CP Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn bắt buộc phải hoàn thành Dự án Khu dân cư phát triển đô thị khu vực 2 và 3, phường 5, TP.Vị Thanh (Hậu Giang) vào ngày 30/03/2015.

Công ty CP Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn về tiến độ Dự án Khu dân cư phát triển đô thị khu vực 2 và 3 phường 5, TP. Vị Thanh đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang cùng các Sở, ngành chức năng.



Sau khi nghe đại diện Công ty CP Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn nêu lên những khó khăn dẫn đến việc thực hiện dự án chậm so với tiến độ đã đề ra ở buổi làm việc, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đã chấp thuận gia hạn hoàn thành dự án Khu dân cư phát triển đô thị khu vực 2 và 3 đến ngày 30/3/2016. Nếu quá thời hạn nêu trên, nếu doanh nghiệp này vẫn chưa hoàn thành thì Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi dự án này.

Ngoài ra, Công ty CP Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn thống nhất Ủy ban nhân dân thành phố Vị Thanh về việc mua lại một số nền đất trong khu dân cư này để phục vụ việc bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng một số dự án khác trên địa bàn thành phố trong quý I/2016.

Vào năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đã chấp thuận chủ trương cho Công ty CP Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn đầu tư xây dựng Khu dân cư phát triển đôi thị 2 và 3 thuộc phường 5, TP. Vị Thanh với tổng diện tích trên 60ha. Dự án này được kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng làm đổi thay bộ mặt trung tâm tỉnh lỵ Hậu Giang, giải quyết nhu cầu nhà ở chất lượng cao cho người dân…Thế nhưng, sau nhiều năm được giao đất, nhà đầu tư không triển khai thực hiện dự án theo tiến độ, khiến cho chính quyền địa phương và người dân nơi đây bức xúc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi lại dự án này…

Ngập rác ở đảo Bình Ba

Đảo Bình Ba đang dần trở nên ô nhiễm sau 1 thời gian khai thác du lịch, vẻ đẹp hoang sơ nay còn đâu chỉ còn những bao bì, túi nylon, thùng xốp .... nổi lềnh bềnh và bốc mùi hôi thối ở đảo Bình Ba, trực thuộc thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa...
Được thiên nhiên ban cho vẻ đẹp hoang sơ cũng những rặng san hô đầy màu sắc quyến rũ Bình Ba là đảo lớn nhất trong vịnh Cam Ranh . Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường ở đây đáng báo động khi rác thải tràn ngập khắp nơi.



Gần tháng qua, sau cơn mưa lũ dài ngày, Cầu Cảng – nơi đón du khách của xã đảo đầy các loại rác nguy hại, không thể phân hủy như: bao bì, túi nylon, thùng và hộp xốp đựng thức ăn…. nổi lềnh bềnh trên mặt biển.

"Một phần nguyên nhân là do những hộ nuôi thủy sản ở ngoài đìa. Sau khi cho tôm cá ăn, các bao bì đựng thức ăn đều bị họ ném xuống biển. Mỗi lần mưa dài ngày hay đợt thủy triền lên, sóng đưa rác thải nhiều nơi tấp vào bờ", một người dân địa phương cho biết.

"Những loại rác này cũng do du khách đến đảo vứt lại. Địa phương phát động nhiều đợt thu gom rác nhưng rồi đâu lại vào đấy", ông Nguyễn Văn Cư, 59 tuổi, nói.

Bến neo đậu tàu thuyền, kênh bêtông dài chừng một km, đường dẫn vào khu dân cư và các điểm tham quan khác trên đảo có hàng tấn rác ứ đọng, bốc mùi hôi thối.

Xung quanh những pano quảng cáo các khu vui chơi, thư giãn ở đảo ngập túi nylon, bao bì đựng thức ăn sinh hoạt nằm ngổn ngang, ruồi nhặng bu kín.

"Bên trong các bịch đó đôi khi là gia cầm chết, dân mang ném thẳng xuống biển, trôi dạt vào bờ", ông Nguyễn Văn Sanh, 55 tuổi, người dân tại đây cho biết.

Ông Trần Văn Hóa – Chủ tịch xã Cam Bình (TP Cam Ranh) nhìn nhận môi trường ở đây chưa đảm bảo và đang là vấn đáng đề lo ngại. "Trên đảo Bình Ba có gần 1.000 hộ, ngoài nuôi trồng thủy sản và đi biển, người dân còn mưu sinh nhờ vào kinh doanh du lịch. UBND xã luôn tăng cường tuyên truyền ý thức cho người dân và du khách bảo vệ môi trường thật tốt để phát triển lâu dài", ông Hóa cho hay.

Theo ông Hóa, có hơn tấn rác từ người dân, các hộ nuôi và chế biến thủy sản đổ ra mỗi ngày. "Hiện có 5 đội gồm 30 người chuyên thu gom các loại rác thải trong ngày. Địa phương chưa có nhà máy xử lý nên rác được thu gom đều mang về hầm rộng gần 30 m, sâu hàng chục mét, nằm cách khu dân cư hơn 5 km để đốt", chủ tịch xã nói.


Trong quy chế đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ quân sự Cam Ranh do Thủ tướng phê duyệt mới đây, đảo Bình Ba nằm trong vành đai căn cứ quân sự, khu vực mũi Hời, đảo Bình Ba và Hòn Chút thuộc TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, sẽ không được phát triển các loại hình du lịch.

Tái chế phân compost từ rác sinh hoạt



Giải khuyến khích tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ VI của tỉnh Khánh Hòa đã trao cho ông Trần Văn Lía (Ninh Phụng, Ninh Hòa) với sáng tạo sản xuất phân compost  từ rác thải.





Trăn trở trước tình hình đất sản xuất nông nghiệp ngày càng cằn cỗi, bạc màu do canh tác quá mức; đồng thời, một lượng lớn rác sinh hoạt bị đốt bỏ hoang phí, gây ô nhiễm môi trường, ông Lía đã nghĩ tới chuyện sản xuất phân bón từ rác.

Trước hết, ông tạo thói quen cho các hộ gia đình phân loại rác thải tại nguồn. Những loại rác vô cơ như: kim loại, thủy tinh, gốm sứ... khó phân hủy được thì phân riêng để vận chuyển về bãi rác; rác như: cây cỏ, lá được gom riêng để ủ làm phân bón. Hộ nào đất chật, diện tích cây trồng ít nên ủ phân trong thùng nhựa 200 lít, không cần dùng hóa chất, thời gian ủ 90 - 120 ngày là có phân sử dụng. Hộ gia đình có diện tích đất rộng, cần lượng phân lớn bón cho cây trồng thì sử dụng bạt ủ thành đống lớn. Bổ sung vôi vào rác thực vật, sau 15 ngày rác bắt đầu phân hủy sau đó đem ra cho giảm sức nóng và trộn đều với men vi sinh Trichoderma rồi ủ tiếp, chờ 45 - 50 ngày phân tự hoại là có thể dùng được. Cách sản xuất phân bón từ rác đơn giản, dễ làm, hiệu quả cao, khắc phục tình trạng “bón phân chay” (lạm dụng phân vô cơ, ít sử dụng phân hữu cơ làm cho đất ngày càng thoái hóa, bạc màu...) của nông dân.

>>>Xêm thêm: giá vi sinh xử lý nước thải

Ông Lía chia sẻ, trước đây ông thường canh tác cây ớt và cà tím, sau vài vụ là thất bại do cách bón phân không hợp lý, sâu bệnh hại phát sinh làm cây èo uột, thiếu sức sống. Từ lúc ủ phân vi sinh từ rác, bón cho cây phát triển tốt, ít sâu bệnh, sức đề kháng cao...

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ninh Phụng – ông Trần Ngọc Thơ chia sẻ, giải pháp của ông Lía được xã triển khai thí điểm tại 30 hộ nông dân thôn Phú Bình (Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ 30 thùng đựng) từ tháng 7, cuối tháng 11 sẽ tiến hành tổng kết chương trình. Phương pháp này góp phần hạn chế việc lạm dụng phân hóa học của nông dân, tạo thói quen cho người dân biết cách phân loại rác, giải quyết lượng rác quá lớn ở nông thôn gây sức ép lên các bãi rác...

Thủy sản nhiễm vi sinh vẫn có thể ăn được nếu chế biến đúng cách

Theo nghiên cứu về thủy hải sản, VSV có ở khắp mọi nơi nên vào các mặt hàng thủy sản là chuyệnbình thường.Nhiềungườisuy nghĩkhông đúng rằng thực phẩm này sẽ gây hại tuy nhiên chỉ 1 lượng nhỏ vi sinh vật trong thủy sản thì không đáng kể , chỉ cần nấu chín là có thể ăn được




>> Xem thêm các bài viết liên quan ở đây: vi sinh xử lý nước thải .


Theo thông tin bộ NN-PTNT cho biết chỉ trong thời gian 9 tháng đầu năm số lượng các lô hàng vi phạm lần lượt là 165 và 78 lô tại một cuộc họp báo mới đây do bộ NN-PTNT tổ chức. Đối với hàng xuất khẩu, theo cảnh báo của các thị trường, 9 tháng đầu năm đã có 181 lô hàng bị cảnh báo về chỉ tiêu kháng sinh cấm sử dụng, kháng sinh hạn chế sử dụng, vi sinh và các cảnh báo khác.

Phóng viên băn khoăn tại sao một số mặt hàng bị trả về do không đạt tiêu chuẩn nước ngoài lại đem về Việt Nam tiêu thụ, ông Nguyên Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, khi hàng trả về tiêu thụ trong nước cũng không có vấn đề gì.

“Một số mặt hàng thủy sản như tôm nếu bị trả do vấn đề chỉ tiêu vi sinh thì chỉ cần luộc lên là có thể ăn được”, ông Tiệp nói.

Câu nói “tôm luộc lên có thể ăn được” mà ông Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản khuyên người tiêu dùng đã khiến cho dư luộn xôn xao. Mọi người cho đó là khôi hài, là không đúng, Cục trưởng nói vậy là để trấn an tinh thần người dân.

Trao đổi với PV xung quanh vấn đề này, PSG-TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện sinh học-Công nghệ thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội), cho biết, vi sinh vật là loại cực kỳ bé nhỏ mà mắt thường của con người không thể nhìn thấy được. Nó tồn tại ở dạng vi khuẩn, nấm mốc, nấm men.

Tất cả mọi nơi trên thế giới đều là môi trường sống của sinh vật như trong bụi, không khí, trên cơ thể , theo nghiên cứu thì số lượng VSV trong miệng của mỗi người bằng dân số của cả thế giới. Tuy nhiên, theo ông Thịnh, vi sinh vật được chia làm hai loại gồm: một loại có lợi và một loại có hại.

Đối với loại vi sinh vật có lợi mà chúng ta thường thấy là nấm men. Nấm men vẫn thường được người dân dùng để làm tương. Còn với vi sinh vật có hại thì rất nhiều như: nấm mốc, vi khuẩn… những loại này xâm nhập vào trong thực phẩm sẽ tồn tại trong đó và sinh ra rất nhiều độc tố, khi ăn vào có thể gây ngộ độc hoặc nặng hơn là chết người.

Ông Thịnh cũng khẳng định, hầu hết các loại thực phẩm đều bị VSV tấn công. Song, ở mức độ giới hạn cho phép thì bằng mắt thường con người không thể phát hiện được. Còn nếu vượt quá mức cho phép thì con người có thể dễ dàng nhận biết bằng thị giác và khướu giác. Ví như: Thịt lợn ôi, cá ươn, gạo, cà phê… có mùi nấm mốc. Nhìn hoặc ngửi qua là có thể biết được những thực phẩm này đã bị hư hại do vi sinh vật có hại tấn công. Theo đó, những loại thực phẩm này không nên ăn bởi chúng có rất nhiều độc tố không tốt cho sức khỏe con người.

Còn về vấn đề một số mặt hàng thủy sản như tôm bị trả về do vấn đề chỉ tiêu vi sinh thì chỉ cần luộc lên là có thể ăn được, ông Nguyễn Duy Thịnh cho rằng điều này hoàn toàn đúng nếu chỉ tiêu vi sinh ở mức giới hạn cho phép.

Theo ông Thịnh, đa phần các loại thực phẩm đều bị VSV tấn công. Chỉ có nhiều hay ít mới là vấn đề đáng lo lắng. Nếu ít mà phải những loại không nguy hiểm thì khi nấu chín chúng sẽ không có hại và ngược lại, nếu mà những loại vi sinh vật có hại, khi nấu chín, vi sinh vật trong thực phẩm sẽ chết nhưng độc tố thì vẫn còn

Vùng nông thôn thay đổi diện mạo

Nền kinh tế ở những vùng nông thôn nghèo tại TP. Đà Nẵng có diện mạo mới từ các chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn miền núi (NTMN)

Thay đổi nhận thức người dân


Ông Lê Ngọc Sơn, Phó Trưởng phòng Phòng NN&PTNT huyện Hoà Vang đưa chúng tôi đến thăm gia đình anh Phạm Dũng (thôn Cẩm Toại Tây, xã Hoà Phong), nhờ 2 dự án chăn nuôi giống chất lượng cao mà gia đình anh đã “đổi đời” .

Gia đình anh Dũng triển khai dự án chăn nuôi dê kết hợp trồng cỏ và nuôi thỏ trắng New Zealand từ năm 2011. Lúc đó, anh Dũng được huyện hỗ trợ 8 con dê, 50 con thỏ giống, đồng thời được cung cấp thức ăn và giống cỏ ban đầu. Sau một năm thử nghiệm, đến năm thứ hai đàn dê và thỏ của gia đình anh Dũng bắt đầu cho thu nhập.

Anh Dũng chia sẻ: “Thịt dê và thỏ New Zealand được thị trường rất chuộng. Dê thì 8 tháng xuất bán một lần, mỗi con bán được từ 3-4 triệu đồng. Thỏ thì mỗi năm cho 2-3 lứa, mỗi lứa khoảng 30 con. Từ đầu năm đến nay gia đình tôi thu được gần 40 triệu đồng từ nuôi dê và gần 20 triệu đồng từ nuôi thỏ”.

Ông Sơn chi biết thêm: Chăn nuôi dê kết hợp trồng cỏ và nuôi thỏ trắng New Zealand là 2 dự án khoa học công nghệ (KHCN) cấp Nhà nước, có kinh phí Trung ương hỗ trợ, được triển khai tại Đà Nẵng.

Qua thời gian thực hiện, dự án đã tạo được giống mới, chất lượng cao, thích nghi với điều kiện nuôi tại Thành phố và sinh trưởng, phát triển tốt. Từ đàn dê ban đầu 160 con, qua quá trình nuôi dưỡng, đến nay đã lên khoảng 300 con. Mô hình nuôi thỏ đã cung cấp 1.000 con giống cho 20 hộ, mỗi hộ 50 con để phát triển kinh tế.

“Với một gia đình làm nông, chỉ quanh quẩn với việc trồng lúa và nuôi gà, nuôi heo, thu nhập ít ỏi… thì mô hình kinh tế mới chăn nuôi dê, thỏ chất lượng cao thực sự là đòn bẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập”, ông Sơn cho hay.

Cùng với việc phát triển kinh tế nông hộ nhờ chăn nuôi, Đà Nẵng còn thử nghiệm và nhân rộng nhiều mô hình ứng dụng Khoa học công nghệ vào cuộc sống.

Chẳng hạn, trong khuôn khổ Chương trình Chuyển giao công nghệ phát triển nông thôn miền núi, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ (Sở KH&CN TP. Đà Nẵng) đã triển khai mô hình ứng dụng năng lượng mặt trời tại 24 đơn vị trong huyện Hòa Vang, như Bệnh viện đa khoa huyện, 11 trạm y tế các xã, 11 trường mầm non, Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh Hòa Nhơn.

Tại Trạm y tế xã Hòa Nhơn (mỗi tháng tiếp nhận khám, chữa bệnh cho khoảng trên 200 người và có khoảng 20-30 ca sinh), chị Trần Thị Điển, Trạm trưởng Trạm y tế cho biết, với bình nước nóng 200 lít, nhiệt độ nước nóng trong những ngày nắng đạt khoảng 60-80 độ C, đã giúp cho công việc của Trạm thuận lợi hơn, nhất là trong việc tắm rửa cho trẻ sơ sinh, sát trùng dụng cụ, hỗ trợ việc tắm rửa của bệnh nhân đang điều trị.

Đà Nẵng có thời gian nắng gần như quanh năm, do vậy, việc thành công của mô hình ứng dụng năng lượng mặt trời tại huyện Hòa Vang sẽ thúc đẩy nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng năng lượng mặt trời vào phục vụ cuộc sống và sản xuất, cắt giảm chi phí năng lượng, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường bền vững.

Đây cũng là một trong những việc làm minh chứng cho việc gắn kết các hoạt động KHCN với nhu cầu thực tế, phát triển cộng đồng và từng bước chuyển biến nhận thức và đời sống vật chất của người dân.

Lan tỏa mạnh mẽ trong khu vực NTMN

Chương trình NTMN có tính chất liên ngành, liên vùng, được Bộ KH&CN phối hợp với các địa phương thực hiện thông qua các dự án ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ và hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm thúc đẩy ứng dụng tiến bộ KHCN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội NTMN.

Ông Lê Quang Nam, Giám đốc Sở KH&CN cho biết, đối với TP. Đà Nẵng, Bộ KH&CN đã hỗ trợ thực hiện 13 dự án, trong đó có 7 dự án thuộc nhóm Trung ương quản lý và 6 dự án thuộc nhóm ủy quyền cho địa phương quản lý. Hiện, 8 dự án đã nghiệm thu và 5 dự án đang triển khai thực hiện. Hầu hết, các dự án đều hiệu quả và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong khu vực NTMN tại TP. Đà Nẵng.

Có thể nói, thành công bước đầu của các dự án nông thôn miền núi đã tạo cơ sở hình thành và góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học cho Thành phố.

Bắt đầu từ dự án xây dựng phòng nuôi cấy mô tế bào phục vụ nhân nhanh một số giống cây đặc thù trên địa bàn Đà Nẵng với sự hỗ trợ kinh phí từ Trung ương, Thành phố đã xây dựng phòng nuôi cấy mô tế bào trực thuộc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN, từ đó làm tiền đề để xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học TP. Đà Nẵng hiện nay.

Tiếp đến là những dự án, mô hình ứng dụng một số giải pháp an toàn dịch bệnh kết hợp với sử dụng dung dịch điện hoạt hóa anolit để tăng cường vệ sinh thú y; dự án xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất thức ăn bổ sung cho tôm, cá và chế phẩm vi sinh xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; dự án xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ điện hoạt hóa để làm vệ sinh, khử trùng và khử mùi nhà xưởng, dụng cụ và sản phẩm thịt...

>>>Xem thêm:nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải

Các dự án này đã hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh phục vụ nông nghiệp, nông thôn và người dân trên địa bàn Thành phố sản xuất các dung dịch khử trùng phục vụ phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, các dung dịch vệ sinh nhà xưởng, qua đó cải thiện đáng kể vấn đề môi trường.

Các dự án xây dựng mô hình nuôi bò lai, trồng tre lấy măng tại xã miền núi Hòa Ninh, mô hình trồng thương phẩm các loài hoa có giá trị cao, phát triển chăn nuôi dê thâm canh, sản xuất hàng hóa nấm ăn và nấm dược liệu, nhân giống và sản xuất lan hồ điệp, mô hình chăn nuôi thỏ trắng New Zealand… đã góp phần chuyển đối cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với định hướng của Thành phố, phát triển nông nghiệp đô thị và tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thông qua các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, các dự án từ chương trình nông thôn miền núi đã đào tạo kỹ thuật trực tiếp cho các cán bộ thuộc cơ quan chủ trì dự án, nâng cao trình độ kỹ thuật cho cán bộ địa phương và người dân về sản xuất nông nghiệp.

Tại Đà Nẵng, qua 13 dự án NTMN đã đào tạo 119 cán bộ kỹ thuật nắm vững quy trình công nghệ và tập huấn cho 3.775 lượt nông dân của địa phương về các kỹ thật chăn nuôi, trồng trọt tiên tiến.

Ông Lê Quang Nam đánh giá, các dự án trong chương trình NTMN đã chuyển giao ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng nông sản của các địa phương. Thông qua các dự án đã giúp nâng cao trình độ sản xuất của người nông dân, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư ở nông thôn.

Với hiệu quả thiết thực đối với các địa phương như vậy, Sở KH&CN TP. Đà Nẵng đã đề xuất lên Bộ KH&CN tiếp tục đề xuất Chính phủ phê duyệt tiếp giai đoạn 3 của chương trình và quan tâm hỗ trợ Thành phố triển khai các dự án trong khuôn khổ của chương trình.

Đồng thời tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực của các tổ chức KHCN, đầu tư nâng cao năng lực cho các đơn vị Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ, Trung tâm Công nghệ sinh học, và tăng cường liên kết, phối hợp giữa Sở KH&CN với Ủy ban nhân dân các huyện trong công tác quản lý và triển khai hoạt động ứng dụng KHCN tại địa phương.

Áp dụng vi sinh để giảm thiểu ô nhiễm môi trường


Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp cùng Viện Môi trường Nông nghiệp-Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam thực hiện dự án xây dựng mô hình xử lý chất thải từ quá trình chế biến tinh bột dong riềng làm thức ăn gia súc và phân bón hữu cơ tại xã Côn Minh, huyện Na Rì (Bắc Kạn) nhằm giảm ô nhiễm môi trường từ các cơ sở chế biến dong riềng.




>> xem thêm nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải



Dự án nhằm xây dựng các mô hình xử lý nguồn nước bị ô nhiễm trong quá trình chế biến dong riềng đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, mô hình sản xuất và sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ chất thải của quá trình chế biến tinh bột dong riềng để làm phân bón cho cây trồng, mô hình chế biến và sử dụng bã dong riềng để làm thức ăn bổ sung cho chăn nuôi.


Qua hai năm thực hiện, dự án đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Dự án đã điều tra hiện trạng sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất dong riềng tại thôn Bản Lài, xã Côn Minh, huyện Na Rì. Xây dựng được các chuyên đề, gồm tổng quan về các giải pháp sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý làm phân bón hữu cơ vi sinh và dùng làm thức ăn cho chăn nuôi, tổng quan về các giải pháp sử dụng công nghệ sinh hoá dùng để xử lý nước thải của các cơ sở sản xuất tinh bột dong riềng trong nước và trên thế giới, chuyên đề đánh giá kết quả xử lý bã thải từ quá trình sản xuất tinh bột dong riềng theo hướng thân thiện với môi trường.


Các các quy trình để các cơ sở sản xuất chế biến dong riềng áp dụng như: về chế biến bã dong riềng làm thức ăn chăn nuôi; chế biến bã dong riềng thành phân bón hữu cơ vi sinh; xử lý nước thải từ các cơ sở sản xuất dong riềng quy mô nông hộ gia đình cũng đã được hoàn thiện.



Dự án đã xây dựng 3 mô hình gồm xử lý bã thải dong riềng làm thức ăn cho chăn nuôi, đã chế biến được 2 tấn thức ăn phục vụ chăn nuôi từ bã dong riềng bằng công nghệ chế phẩm vi sinh và công nghệ ủ chua; xử lý bã dong riềng làm phân bón vi sinh với số lượng 10 tấn phân đã bón thử nghiệm cây lúa nước vụ mùa năm 2012 và vụ xuân năm 2013; xử lý nước thải công suất 90 m3/ngày đảm bảo vệ sinh môi trường khi thải ra tự nhiên. Nhìn chung các mô hình phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh, giảm được chi phí đầu tư cho các cơ sở chế biến dong riềng.



Chủ nhiệm Hợp tác xã Miến dong Côn Minh, huyện Na Rì – ông Nông Văn Chính chia sẻ, trước đây, việc đảm bảo nước thải ra ruộng, ra suối của các hộ sản xuất miến dong còn khó khăn do chưa được hướng dẫn. Từ khi thực hiện dự án này rất thuận lợi, nước thải ra môi trường của các cơ sở khá trong, theo hướng dẫn là đảm bảo. Hợp tác xã đã xây dựng 3 bể lắng để lắng các chất cạn bã, độc hại, làm cho nước trong sau mới thải ra môi trường, còn bã thải làm phân bón rất tốt cho cây trồng.



Cùng với việc xây dựng các mô hình, việc tổ chức tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ cho 150 lượt người dân về tác hại của ô nhiễm môi trường, các bước chế biến bã dong riềng, kỹ thuật xử lý nước thải, xây dựng các bể lọc...cũng được chú trọng.Người dân sau khi được tập huấn đã nâng cao nhận thức, đồng thời ứng dụng các công nghệ vào sản xuất và chế biến góp phần tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.



Ông Lê Văn Thế, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn cho biết thời gian tới, đơn vị tiếp tục mở rộng dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong sản xuất và chế biến tinh bột dong riềng nhằm đảm bảo môi trường và giúp người dân tận dụng được bã củ dong thải ra để làm phân bón và thức ăn chăn nuôi. Đồng thời nhân rộng mô hình xử lý nước, chất thải ra các vùng khác trong tỉnh.



Dong riềng là cây dễ trồng, thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, tập quán canh tác của người dân vùng cao nên những năm gần đây tỉnh Bắc Kạn đã đẩy mạnh việc mở rộng diện tích và sản xuất, chế biến sản phẩm củ dong riềng.



Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã có hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ gia đình sản xuất, chế biến củ dong riềng tạo ra các sản phẩm hàng hóa nâng cao giá trị kinh tế. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất, chế biến củ dong riềng mới chỉ chú trọng vào năng suất, lợi nhuận về kinh tế mà chưa chú trọng công tác bảo vệ môi trường.

Tỉnh Đồng Nai tích cực phòng chóng khô hạn

Mùa mưa năm nay sẽ kết thúc vào đầu tháng 11 và đến thời điểm giữa tháng 11/2015, thời tiết tại Đồng Nai sẽ chính thức vào mùa khô và lượng mưa sẽ giảm hẳn là thông tin được  Đài Khí tượng thủy văn Đồng Nai cho biết.



Theo dự báo, do hiện tượng El Nino nên thời tiết trong mùa khô năm nay khá khắc nghiệt. Cụ thể trên địa bàn tỉnh sẽ có nhiều ngày nắng nóng và lượng mưa trái mùa rất ít khả năng sẽ xảy ra khô hạn và thiếu nước ở những vùng cao.


Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - ông Phạm Minh Đạo cho biết, Sở đã triển khai kế hoạch giai đoạn 2016-2020 gồm nhiều nhiều giải pháp nhằm đối phó với tình trạng khô hạn trên. Bên cạnh đó tỉnh sẽ đầu tư trên 754 tỷ đồng cho công tác thủy lợi; trong đó, thi công xây dựng mới 38 công trình tưới tiêu phục vụ sản xuất với diện tích được cấp nước tăng thêm gần 16.000 ha; cấp nước sinh hoạt, công nghiệp tăng thêm trên 51.000 m3/ngày…


Kèm theo đó, áp dụng biện pháp tưới nước tiết kiệm; căn cứ điều kiện thực tế của từng vùng, địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân; xây dựng kế hoạch tưới và lịch phân phối nước cụ thể ở các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch đảm bảo nước cho chăn nuôi; công tác phòng chống cháy rừng…


Ủy ban nhân dân tỉnh còn yêu cầu các Sở, ngành và địa phương cần xây dựng kế hoạch chi tiết, tập trung vào các nội dung: hạn, chống hạn; ngập mặn và chống ngập mặn; nguy cơ cháy rừng và chống cháy rừng…


Về kế hoạch cung cấp nước trong mùa cao điểm khô hạn, cần ưu tiên theo thứ tự: nước sinh hoạt, chăn nuôi, rồi đến cây trồng và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước.

Nếu không xử lý tốt chất thải chăn nuôi sẽ trở thành thảm họa


Với con số hơn 37 triệu con gia súc và tổng đàn 3114,7 triệu con gia cầm thì nước thải ra từ chăn nuôi là 1 con số khổng lồ 84,5 triệu tấn/năm. Giả sử tính theo đầu người riêng biệt thì chỉ tính riêng chất thải chăn nuôi theo đầu người thì xấp 1 người 1 tấn/người/năm.





Bảng ứớc tính khối lượng chất thải rắn chăn nuôi phát sinh.



Một thảm họa mới không cần phải do khai thác và đào xới như công nghiệp khai khoáng tạo ra tại các bãi mỏ, mà bãi chất thải do ngành chăn nuôi tạo ra lại nằm ngay trong chính “lòng dân”, ngày ngày sản sinh từ từ, đều đều và hệ lụy cũng khôn lườngkhông kém gì công nghiệp khai khoáng.


Nếu như người dân đô thị luôn phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, rác thải sinh hoạt, khói bụi... thì người dân ở nông thôn lại phải sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường do thuốc trừ sâu, rác thải nông nghiệp và đặc biệt là chất thải phát sinh từ chăn nuôi.


Chất thải trong chăn nuôi bao gồm 3 loại: Chất thải rắn (phân, thức ăn, xác gia súc, gia cầm chết)- Chất thải lỏng (nước tiểu, nước rửa chuồng, nước dùng để tắm gia súc)- Chất thải khí (CO2, NH3...) đều là những loại khí chính gây ra ô nhiễm môi trường. Cũng theo thống kê hiện nay, ngoài chăn nuôi hộ gia đình thì chăn nuôi theo mô hình trang trại ngày càng phát triển (có khoảng 23.500 trang trại chăn nuôi tập trung), các trang trại này chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu nằm xem kẽ trong các khu dân cư không có công trình xử lý chất thải hoặc có nhưng chưa đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, chính vì thế điều này tăng nguy cơô nhiễm môi trường và phát tán dịch bệnh cho gia súc và con người.


Theo báo cáo thống kê đến nay, chỉ khoảng 40-50% lượng chất thải rắn trong chăn nuôi được xử lý, số còn lại bị thải trực tiếp thẳng ra cống, ao hồ, kênh rạch. Lý giải cho điều này là do một số hộ gia đình chỉ cần nuôi với số lượng nhỏ, lẻ từ 5-10 con heo không thường xuyên vệ sinh chuồng trại hàng ngày, xử lý phân, rác không hợp lý thì tất cả những hộ xung quanh đều phải chịu hậu quả, chất thải vẫn làm ảnh hưởng đến trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt của các gia đình, cũng như cảnh quan đường làng ngõ xóm.


Điển hình như tại thôn Trà Lâm (Thuận Thành, Bắc Ninh) người dân luôn phải sống trong cảnh khó chịu vì mùi phân lợn. Nổi tiếng là làng nghề làm đậu phụ, kết hợp với chăn nuôi (gà và lợn), Trà Lâm nhờ vào đó mà phát triển đời sống kinh tế hơn song đi đôi với phát triển kinh tế thì Trà Lâm cũng đối mặt với hệ lụy ô nhiễm đang ngày một trầm trọng. Hộ nhiều từ 50- 70 con chăn nuôi trực tiếp tại chuồng trại trong hộ gia đình, hàng ngày số lượng chất thải rắn (phân, nước rửa chuồng..) được xả thẳng ra các cống lộ thiên là vô số kể với 80% số hộ chăn nuôi lợn với số lượng trung bình ít từ 10- 20 con/hộ, hoặc có . Trong khi đó, hệ thống cống rãnh cũng không được khơi thông liên tục, dẫn đến tình trạng nước cống, nước mưa, phân lợn ngập ngụa lên tới nửa ngõ những ngày mưa là chuyện bình thường. Đặc biệt vào các mùa hiên nhiệt, trở giời thì ruồi, muỗi từ dưới cống xônglên nhiều như “quân nguyên”. Chưa kể, quanh năm người dân nơi đây luôn phải sống chung với mùi hôi nồng “truyền thống”. Mấy tháng trở về đây, kể từ sau dự án xây dựng đường nông thôn mới thì dân tình được sống yên ổn hơn, tuy nhiên đó chỉ là “khuất mắt trông coi” khi các đường cống lộ thiên bị bao trùm lên bằng các đường bê- tông hóa đường ngõ xóm, songcác chất thải vẫn xả ra cống rồi đổ trực tiếp vào ao, hồ trong làng. Chẳng thế mà ao hồ trong làng trước kia vốn trong xanh, nước có thể mang tắm, giặt hoặc về làm đậu được nay đã biến thành những vũng ao tù nước đọng, đen xì, khô khốc hoặc xình lầy bỏ hoang cho bèo mọc.





Hệ thống cống lộ thiên luôn được “bồi tụ” đầy ắp chất thải từ chăn nuôi.


Cũng tại Thái Nguyên, theo thống kê của tỉnh năm 2013, trên địa bàn tỉnh có hơn 670 trang trại, gia trại chăn nuôi; trong đó, có 274 trang trại, gia trại chăn nuôi lợn, hơn 350 trang trại gia trại chăn nuôi gà, còn lại là các trang trại, gia trại chăn nuôi trâu, ngựa, dê, chồn, nhím... Khoảng 90% các trang trại, gia trại chăn nuôi có quy mô chăn nuôi dưới 1000 con/năm.Qua kiểm tra thực tế, phần lớn các trang trại, gia trại nằm xen kẽ trong các khu dân cư, có quỹ đất nhỏ hẹp không đủ diện tích xây dựng các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo xử lý chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn chuẩn cho phép, không đảm bảo khoảng cách vệ sinh đến khu dân cư gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân xung quanh.


Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, trong hoạt động chăn nuôi, chất thải trong chăn nuôi lợn là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất. Chất thải của các trang trại, gia trại nuôi lợn chủ yếu được xử lý bằng hệ thống biogas song biện pháp này chỉ giải quyết được vấn đề thu hồi khí sinh học tận thu làm nhiên liệu còn mức độ giảm thiểu ô nhiễm không đáng kể, không giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước và mùi hôi thối.


Đó chỉ là hai trong nhiều địa phương điển hình có ngành chăn nuôi phát triển song cũng đi đôi với ô nhiễm. Vì thế thiết nghĩ, sự phát triển của chăn nuôi cũng phải đi liền với bảo vệ môi trường xung quanh. Và người dân đóng hai vai, vừa là người “gieo nhân” xong cũng chính là người “gặt quả” vì vậy những động thái tác động lên môi trường cũng là “mũi dùi” chĩa thẳng vào môi trường sống của người dân.

Nếu không xử lý tốt, chất thải chăn nuôi sẽ thành thảm họa


Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có khoảng 3114,7 triệu con gia cầm và hơn 37 triệu con gia súc, mỗi năm khối lượng chất thải từ chăn nuôi là  khoảng 84,5 triệu tấn/năm. Nếu làm phép chia đều theo đầu người chỉ tính riêng chất thải trong chăn nuôi, số lượng chất thải là xấp xỉ 1 tấn/người/năm.


Không cần phải khai thác và đào xới như công nghiệp khai khoáng tạo ra tại các bãi mỏ, mà “bãi chiến trường” do ngành chăn nuôi tạo ra lại nằm ngay trong chính “lòng dân”, ngày ngày sản sinh từ từ, đều đều và hệ lụy cũng khôn lường không kém gì công nghiệp khai khoáng.





Nếu như người dân thành thị phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, rác thải sinh hoạt, khói bụi... thì người dân ở nông thôn lại phải sống chung với ô nhiễm môi trường do thuốc trừ sâu, rác thải nông nghiệp và đặc biệt là chất thải phát sinh từ chăn nuôi.


Chăn nuôi bao gồm 3 loại chất thải: Chất thải rắn (phân, thức ăn, xác gia súc, gia cầm chết)- Chất thải lỏng (nước tiểu, nước rửa chuồng, nước dùng để tắm gia súc)- Chất thải khí (CO2, NH3...) đều là những loại khí chính gây ra ô nhiễm môi trường. Ngoài chăn nuôi hộ gia đình thì chăn nuôi theo mô hình trang trại ngày càng phát triển (có khoảng 23.500 trang trại chăn nuôi tập trung), các trang trại này chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu nằm xem kẽ trong các khu dân cư không có công trình xử lý chất thải hoặc có nhưng chưa đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, chính vì thế điều này tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường và phát tán dịch bệnh cho gia súc và con người.


Hiện tại, chỉ khoảng 40-50% lượng chất thải rắn trong chăn nuôi được xử lý, số còn lại bị thải trực tiếp thẳng ra cống, ao hồ, kênh rạch. Lý giải cho điều này là do một số hộ gia đình chỉ cần nuôi với số lượng nhỏ, lẻ từ 5-10 con heo không thường xuyên vệ sinh chuồng trại hàng ngày, xử lý phân, rác không hợp lý thì tất cả những hộ xung quanh đều phải chịu hậu quả, chất thải vẫn làm ảnh hưởng đến trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt của các gia đình, cũng như cảnh quan đường làng ngõ xóm.


Điển hình như tại thôn Trà Lâm (Thuận Thành, Bắc Ninh) người dân luôn phải sống trong cảnh khó chịu vì mùi phân lợn. Nổi tiếng là làng nghề làm đậu phụ, kết hợp với chăn nuôi (gà và lợn), Trà Lâm nhờ vào đó mà phát triển đời sống kinh tế hơn song đi đôi với phát triển kinh tế thì Trà Lâm cũng đối mặt với hệ lụy ô nhiễm đang ngày một trầm trọng. Với 80% số hộ chăn nuôi lợn với số lượng trung bình ít từ 10- 20 con/hộ, hoặc có hộ nhiều từ 50- 70 con chăn nuôi trực tiếp tại chuồng trại trong hộ gia đình, hàng ngày số lượng chất thải rắn (phân, nước rửa chuồng..) được xả thẳng ra các cống lộ thiên là vô số kể. Trong khi đó, hệ thống cống rãnh cũng không được khơi thông liên tục, dẫn đến tình trạng nước cống, nước mưa, phân lợn ngập ngụa lên tới nửa ngõ những ngày mưa là chuyện bình thường. Đặc biệt vào các mùa hiên nhiệt, trở giời thì ruồi, muỗi từ dưới cống xông lên nhiều như “quân nguyên”. Chưa kể, quanh năm người dân nơi đây luôn phải sống chung với mùi hôi nồng “truyền thống”. Mấy tháng trở về đây, kể từ sau dự án xây dựng đường nông thôn mới thì dân tình được sống yên ổn hơn, tuy nhiên đó chỉ là “khuất mắt trông coi” khi các đường cống lộ thiên bị bao trùm lên bằng các đường bê- tông hóa đường ngõ xóm, nhưng các chất thải vẫn xả ra cống rồi đổ trực tiếp vào ao, hồ trong làng. Chẳng thế mà ao hồ trong làng trước kia vốn trong xanh, nước có thể mang tắm, giặt hoặc về làm đậu được nay đã biến thành những vũng ao tù nước đọng, đen xì, khô khốc hoặc xình lầy bỏ hoang cho bèo mọc.


Cũng tại Thái Nguyên, theo thống kê của tỉnh năm 2013, trên địa bàn tỉnh có hơn 670 trang trại, gia trại chăn nuôi; trong đó, có 274 trang trại, gia trại chăn nuôi lợn, hơn 350 trang trại gia trại chăn nuôi gà, còn lại là các trang trại, gia trại chăn nuôi trâu, ngựa, dê, chồn, nhím... Khoảng 90% các trang trại, gia trại chăn nuôi có quy mô chăn nuôi dưới 1000 con/năm.Qua kiểm tra thực tế, phần lớn các trang trại, gia trại nằm xen kẽ trong các khu dân cư, có quỹ đất nhỏ hẹp không đủ diện tích xây dựng các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo xử lý chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn chuẩn cho phép, không đảm bảo khoảng cách vệ sinh đến khu dân cư gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân xung quanh.


Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, trong hoạt động chăn nuôi, chất thải trong chăn nuôi lợn là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất. Chất thải của các trang trại, gia trại nuôi lợn chủ yếu được xử lý bằng hệ thống biogas song biện pháp này chỉ giải quyết được vấn đề thu hồi khí sinh học tận thu làm nhiên liệu còn mức độ giảm thiểu ô nhiễm không đáng kể, không giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước và mùi hôi thối.


Đó chỉ là hai trong nhiều địa phương điển hình có ngành chăn nuôi phát triển song cũng đi đôi với ô nhiễm. Vì thế thiết nghĩ, sự phát triển của chăn nuôi cũng phải đi liền với bảo vệ môi trường xung quanh. Và người dân đóng hai vai, vừa là người “gieo nhân” xong cũng chính là người “gặt quả” vì vậy những động thái tác động lên môi trường cũng là “mũi dùi” chĩa thẳng vào môi trường sống của người dân.