Quảng Ninh sống dở, chết dở vì mưa lũ kéo dài


Trong những ngày qua nhân dân cả nước đã chứng kiến trận lũ lịch sử lớn nhất trong vòng 40 năm qua gây tổn thất nghiêm trọng cho tỉnh Quảng Ninh và nhiều tỉnh miền núi phía Bắc khác như: Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn.....thiệt hại do trận lũ gây ra vô cùng lớn không chỉ đối với kinh tế, tài chính mà còn thiệt hại về tính mạng và tinh thần của người dân.
Điển hình trong trận mưa lũ đó, gây ra hậu quả nặng nề: nhiều người dân lâm vào cảnh kiệt quệ, mất người thân, thiếu lương thực, thiếu nước sạch, thiếu nhà ở, thiếu sách vở, quần áo cho trẻ....Chưa hết, những thiệt hại đó sẽ còn kéo dài do tình trạng mưa lũ ngày càng diễn ra và có dấu hiệu phức tạp hơn.

Trong ngày 25/7 đến 3/8 là trận mưa lịch sử có lượng mưa lớn nhất trong 40 năm qua. Có nơi như phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả lên tới 1.400 mm. Cường độ mưa lớn và kéo dài đã gây ngập lụt tại các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả và các huyện Vân Đồn, Cô Tô; giao thông bị tê liệt hoàn toàn. Nhiều khu dân cư ngập sâu từ 1-2 mét.

Các trận lũ lớn tại các huyện miền Đông của tỉnh đã gây chia cắt và cô lập hoàn toàn một số thị trấn và xã vùng cao của các địa phương: Ba Chẽ, Tràng Lương, thị xã Đông Triều, Vàng Danh, Phương Nam, Yên Thanh, thành phố Uông Bí. Hơn hết tại xã đảo Bản Sen, huyện Vân Đồn, có một làng gồm 27 hộ ngập sâu từ 11-12 mét, toàn bộ hệ thống giao thông kéo dài 7 km bị phá hủy hoàn toàn. 

Tính đến ngày 4/8, đã có gần 9.000 ngôi nhà ngập lụt, thiệt hại khoảng 4.000 ha hoa màu và 1.200 ha nuôi trồng thủy sản 17 người chết, 30 người bị thương, 339 nhà sập đổ sập hoàn toàn, . Toàn bộ khai trường trong các mỏ lộ thiên đều bị ngập, sạt lở nhiều. Một số mỏ hầm lò bị ngập. 40-80% công nhân của các đơn vị phải nghỉ việc. Ước tính thiệt hại trên địa bàn Quảng Ninh đến thời điểm này khoảng trên 2.700 tỷ đồng.
Các lực lượng chức năng đang tổ chức công tác cứu trợ

Về công tác khắc phục, tỉnh Quảng Ninh đã trích ngân sách 15 tỷ đồng hỗ trợ 3 địa phương: Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn...di dời đến nơi an toàn 2.187 hộ dân; di chuyển an toàn 3.691 khách du lịch mắc kẹt tại huyện đảo Cô Tô. Khẩn trương khắc phục các sự cố giao thông, cấp nước sinh hoạt, điện lưới... cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết cho các hộ dân chịu thiệt hại.

Lời kết: Tình trạng mưa lũ lịch sử trong thời gian qua cho thấy tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu gây lũ lụt chính là do môi trường đang ngày càng bị ô nhiễm quá nghiêm trọng, chinh vì vậy để khắc phục lũ lụt thì chúng ta cần phải bảo vệ môi trường một cách kiên quyết hơn, nói không với ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Vấn nạn ô nhiễm dòng kênh hiện nay

Ở những khu dân cư môi trường sống đang bị ô nhiễm nặng nề, một số con kênh đã trở thành nơi chứa rác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực dân cư . Để nâng cao ý thức người dân, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường.

Tại cống Long Thạnh (xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi), rác thải kéo dài từ cầu Dần Xây (cầu Sập) đến cống ngăn mặn. Đây là một trong những nguyên nhân làm nguồn nước sản xuất bị ô nhiễm. Nếu các hộ dân lấy nguồn nước bẩn này để nuôi tôm thì sẽ gặp rủi ro không nhỏ.

Còn ở vùng nước ngọt như ấp Đay Tà Ni (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi), những cống, kênh dẫn nước phục vụ tưới rau màu cũng bị người dân thải rác xuống. Rồi sau đó, họ sử dụng nguồn nước này tưới rau cải các loại. Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh : “Trong nguồn nước ô nhiễm có các loại vi sinh. Nếu nông dân dùng nước ô nhiễm tưới lên các loại rau, các loại vi sinh sẽ bám lên rau, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng”.
Khúc sông ô nhiễm nặng nề từ hành động xả rác bừa bãi của người dân

Chính quyền xã đã vận động mỗi hộ có thùng rác riêng và buộc các hộ ký cam kết không vứt rác xuống kênh. Đồng thời, đặt các thùng rác công cộng tại khu vực này.Ở ấp Giồng Giữa A (xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu), khu vực kênh đầu cống cũng bị ô nhiễm nguồn nước và môi trường nghiêm trọng. Các hộ dân nơi đây vứt rác thải xuống làm cả con kênh đầy rác, bốc mùi hôi thối. Thực hiện Tháng Thanh niên năm 2015, Thành đoàn TP. Bạc Liêu phối hợp với Đoàn Thanh niên Công an tỉnh và Xã đoàn Vĩnh Trạch Đông tổ chức vớt rác trên con kênh này. 

 “Để thực hiện tiêu chí môi trường, địa phương đã và đang cố gắng xóa các điểm đen ô nhiễm môi trường. Sau khi Thành đoàn TP. Bạc Liêu phát động ra quân làm vệ sinh môi trường, xã đã thành lập tổ thu gom rác dân lập để thu gom, vận chuyển và xử lý rác”. Ông Phạm Minh Kha, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân xã Vĩnh Trạch Đông, cho biết.

Mỗi người dân cần có ý thức hơn nữa về vấn đề bảo vệ nguồn nước sạch ở kênh rạch nơi mình đang sinh sống, tránh tình trạng cứ thải rác bừa bãi rồi sau đó mới bảo vệ. Thiết nghĩ, các ngành chức năng cần xử lý nghiêm hành vi xả rác bừa bãi cũng như xả thải nguồn nước ô nhiễm ra môi trường. Qua đó, bảo vệ nguồn nước sạch phục vụ sản xuất, đảm bảo vệ sinh môi trường, giảm bớt những rủi ro trong sản xuất do ô nhiễm nguồn nước, nhất là trong nuôi tôm. 

Chi trả tiền xử lý rác ở Đa Phước là bất hợp lý


 PGS.TS Phùng Chí Sỹ, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường đã nhận định “Ban đầu giá xử lý rác có thể cao, vì đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện đi lại... nhưng những năm sau thì giá xử lý rác sẽ được giảm dần, cho đến lúc về 0, nhà nước không phải trả tiền cho doanh nghiệp nữa. Còn thành phố Hồ Chí Minh thì đang làm ngược lại..."


Ảnh minh họa


Nguy cơ ô nhiễm lan rộng

Từ ngày 30.11.2014, 1.200 tấn rác/ngày tại bãi chôn lấp số 3 của khu Phước Hiệp (Củ Chi - chủ đầu tư là công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh) được chuyển về bãi chôn lấp rác Đa Phước (chủ đầu tư là Công ty Xử lý chất thải rắn Việt Nam - VWS - do ông David Dương làm chủ) là quyết định của ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Theo quyết định của ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, do  bãi chôn lấp số 3 là ô nhiễm môi trường nên đến ngày 31.3.2015, bãi chôn lấp số 3 hoàn toàn đóng cửa, 800 tấn rác/ngày còn lại tại đây được chuyển về Đa Phước. Tuy nhiên, qua rất nhiều phân tích và ý kiến cho rằng vấn đề này chưa thuyết phục. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường của Sở Tài nguyên Môi trường vào năm 2013, so sánh môi trường tổng thể của cả Phước Hiệp và Đa Phước đều cho thấy sự hiện diện của các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng liên quan đến hoạt động xử lý chất thải, không quá chênh lệch, trong đó khu Phước Hiệp xử lý rác thải cho thành phố đã 13 năm, khu Đa Phước là 7 năm.

Tại buổi khảo sát Phước Hiệp của Ban Kinh tế ngân sách vào tháng 2.2015, Hội đồng Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, đại diện ủy ban nhân dân xã Phước Hiệp và huyện Củ Chi đã khẳng định: từ năm 2014 cho đến nay, người dân không còn phản ánh về việc ô nhiễm của bãi rác Phước Hiệp. So với năm 2013, mùi hôi khu vực này đã giảm 90%. Do vậy, việc đóng cửa bãi rác này vì nguyên nhân ô nhiễm cần phải xem xét lại.

Theo phân tích của Sở Tài nguyên Môi trường, khi Đa Phước còn xử lý 3.000 tấn rác/ngày, mỗi ngày có khoảng 300 chuyến xe vận chuyển rác sinh hoạt đến đây. Như vậy, trung bình 1,76 phút sẽ có một chuyến xe vận chuyển đến, và đã có hiện tượng ùn tắc giao thông từ quốc lộ 50 đến Đa Phước. Còn với 5.000 tấn rác/ngày như hiện nay, có khoảng 490 chuyến xe/ngày. Cùng với lượng xe vận chuyển rác buộc phải bố trí, lượng lớn xe mai táng, xe vận chuyển bùn thải, xe vận chuyển bùn hầm cầu sẽ gây sức chịu tải rất lớn cho quốc lộ 50. Dù quốc lộ 50 đang được quy hoạch mở rộng, nhưng cũng sẽ dẫn đến tình trạng rơi vãi nước rỉ rác, ô nhiễm mùi hôi thứ cấp do quá trình phân huỷ rác, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt khu dân cư xung quanh.

Ngoài ra, sẽ không đảm bảo vấn đề an ninh chất thải (Đa Phước từng xảy ra cháy bãi rác vào tháng 2.2014), tập trung khối lượng rác về một nơi, gây tăng ô nhiễm mùi hôi từ bãi rác ở phạm vi rộng hơn, tăng ô nhiễm không khí...

Độc quyền với giá cao ngất


Tại báo cáo gửi Thường trực Thành ủy ngày 20.3.2015 của ông Lê Mạnh Hà, nguyên phó chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, việc Đa Phước chiếm 75% lượng rác thành phố cho thấy đang đi sai quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ (nâng cấp Phước Hiệp xử lý 8.000 tấn/ngày - lên 690ha, Đa Phước chỉ xử lý rác ở 200ha). Đồng thời, Đa Phước đang độc quyền trong lĩnh vực chôn lấp khi được nhận 100% rác chôn lấp của thành phố (số rác còn lại được chế biến composite và tái chế nhựa qua hai công ty Vietstar và Tâm Sinh Nghĩa - PV), có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh.


Điều đáng nói, trong khi VWS chưa được thông qua giấy phép điều chỉnh đầu tư, chưa được Bộ Xây dựng thông qua điều chỉnh thiết kết, Bộ Tài nguyên Môi trường chưa phê duyệt lại giấy phép đánh giá tác động môi trường thì công ty này vẫn đang được tiếp nhận thêm 1.200 tấn rác/ngày từ khu xử lý rác Phước Hiệp chuyển về, nâng tổng công suất tiếp nhận rác tại khu vực này lên đến 4.200 tấn rác/ngày, vượt quá 50% tổng khối lượng rác thải của toàn thành phố, vi phạm nghiêm trọng Luật Cạnh tranh.


Giá xử lý rác thải cho Công ty VWS cũng có nhiều bất cập. Công ty không xây dựng và điều hành nhà máy phân loại, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải công suất 2.500 - 3.000 tấn/ngày theo giấy phép năm 2005. Thay vào đó, VWS đang vận hành bãi chôn lấp rác với công suất khoảng 5.000 tấn/ngày. Mặc dù không xây dựng nhà máy xử lý rác nhưng công ty vẫn được thanh toán chi phí xử lý rác cao hơn giá thanh toán cho doanh nghiệp khác đã thực hiện chôn lấp trước đây. Tính tại thời điểm hiện nay, thành phố thanh toán cho VWS cao hơn khoảng 3USD/tấn, tương ứng nhiều hơn khoảng 3 triệu USD/năm so với những doanh nghiệp thực hiện chôn lấp trước đây; tương đương khoảng 10 triệu USD/năm khi công suất xử lý khu Đa Phước lên 10.000 tấn/ngày. Chưa kể, giá khởi điểm 16,4 USD/tấn cho VWS (năm 2007) quá cao so với công ty cùng chôn lấp trong nước và tái chế composite. Cách tính lấy tổng chi phí chia cho số lượng rác xử lý làm đơn giá xử lý đã làm cho giá rác rất cao, không chính xác và hoàn toàn phụ thuộc thông tin do chủ đầu tư cung cấp. Trường hợp chủ đầu tư khai quá cao cũng không xác định được.


Cách tính giá rác cho VWS theo CPI cũng không đúng quy định và không bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Hiện giá chôn lấp của Đa Phước đã 20,16 USD/tấn. Sau một thời gian giá chôn lấp thậm chí sẽ vượt giá đốt rác (30 USD/tấn). Ngoài ra, theo quy định pháp luật, giá cung cấp dịch vụ công ích do nhà nước ấn định, tuy nhiên thành phố lại thỏa thuận giá với VWS. Thực tế hiện nay, thành phố ấn định giá với tất cả các dịch vụ, sản phẩm công ích trong đó có xử lý rác, trừ xử lý rác ở Đa Phước!'


Việc cho phép khu Đa Phước tăng công suất chôn lấp lên 10.000 tấn/ngày như hiện nay và giá chôn lấp càng cao thì nguy cơ chủ đầu tư Đa Phước không thực hiện tái chế rác thải rất lớn. Các doanh nghiệp khác cũng không muốn tái chế vì giá chôn lấp cao. Các doanh nghiệp khác cũng không thể tham gia chôn lấp, vì theo quy hoạch TP.HCM, chỉ có hai khu xử lý rác nhưng một đã đóng cửa, khu còn lại là do VWS vận hành. Như vậy rõ ràng VWS sẽ trở thành độc quyền không chỉ trong lĩnh vực chôn lấp rác mà còn trong toàn bộ hoạt động xử lý rác và cản trở phát triển tái chế và đốt rác thải.


Theo PGS.TS Phùng Chí Sỹ, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường, hiện nay nguyên tắc, chủ trương chung là xã hội hoá lĩnh vực thu gom xử lý rác, dần dần nhà nước không phải trả tiền cho việc này, mà doanh nghiệp tự thu gom trong quyền hạn của mình, chế biến, phân loại, kinh doanh, và nhận được một số ưu đãi như về thuế, giá đất, giá điện... Vì vậy, việc thành phố ký hợp đồng với doanh nghiệp về giá xử lý rác tăng dần theo mỗi năm là vô lý.


“Ban đầu giá xử lý rác có thể cao, vì đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện đi lại... nhưng những năm sau thì giá xử lý rác sẽ được giảm dần, cho đến lúc về 0, nhà nước không phải trả tiền cho doanh nghiệp nữa. Còn TP.HCM thì đang làm ngược lại, giá tiền xử lý lại tăng dần, trong khi rác được xem là tài nguyên, anh thu gom xử lý rác và anh thu lợi nhuận được từ việc này - PGS Sỹ phân tích - Tôi rất ủng hộ việc tăng giá xử lý rác nhưng không làm mất đất cho chôn lấp, vì khi đã chôn lấp thì coi như toàn bộ đất đó là mất vĩnh viễn. Tăng giá xử lý rác mà giải quyết triệt để vấn đề môi trường và các vấn đề khác, không ảnh hưởng tới người dân thì ủng hộ. Nhưng nếu cùng một công nghệ như nhau, ở cùng một mặt bằng như nhau mà giá xử lý rác của hai đơn vị khác nhau thì cần phải xem lại”.



Tại báo cáo gửi Thường trực Thành ủy ngày 20.3.2015 của ông Lê Mạnh Hà, nguyên phó chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, việc Đa Phước chiếm 75% lượng rác thành phố cho thấy đang đi sai quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ (nâng cấp Phước Hiệp xử lý 8.000 tấn/ngày - lên 690ha, Đa Phước chỉ xử lý rác ở 200ha). Đồng thời, Đa Phước đang độc quyền trong lĩnh vực chôn lấp khi được nhận 100% rác chôn lấp của thành phố (số rác còn lại được chế biến composite và tái chế nhựa qua hai công ty Vietstar và Tâm Sinh Nghĩa - PV), có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh.


Điều đáng nói, trong khi VWS chưa được thông qua giấy phép điều chỉnh đầu tư, chưa được Bộ Xây dựng thông qua điều chỉnh thiết kết, Bộ Tài nguyên Môi trường chưa phê duyệt lại giấy phép đánh giá tác động môi trường thì công ty này vẫn đang được tiếp nhận thêm 1.200 tấn rác/ngày từ khu xử lý rác Phước Hiệp chuyển về, nâng tổng công suất tiếp nhận rác tại khu vực này lên đến 4.200 tấn rác/ngày, vượt quá 50% tổng khối lượng rác thải của toàn thành phố, vi phạm nghiêm trọng Luật Cạnh tranh.


Giá xử lý rác thải cho Công ty VWS cũng có nhiều bất cập. Công ty không xây dựng và điều hành nhà máy phân loại, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải công suất 2.500 - 3.000 tấn/ngày theo giấy phép năm 2005. Thay vào đó, VWS đang vận hành bãi chôn lấp rác với công suất khoảng 5.000 tấn/ngày. Mặc dù không xây dựng nhà máy xử lý rác nhưng công ty vẫn được thanh toán chi phí xử lý rác cao hơn giá thanh toán cho doanh nghiệp khác đã thực hiện chôn lấp trước đây. Tính tại thời điểm hiện nay, thành phố thanh toán cho VWS cao hơn khoảng 3USD/tấn, tương ứng nhiều hơn khoảng 3 triệu USD/năm so với những doanh nghiệp thực hiện chôn lấp trước đây; tương đương khoảng 10 triệu USD/năm khi công suất xử lý khu Đa Phước lên 10.000 tấn/ngày. Chưa kể, giá khởi điểm 16,4 USD/tấn cho VWS (năm 2007) quá cao so với công ty cùng chôn lấp trong nước và tái chế composite. Cách tính lấy tổng chi phí chia cho số lượng rác xử lý làm đơn giá xử lý đã làm cho giá rác rất cao, không chính xác và hoàn toàn phụ thuộc thông tin do chủ đầu tư cung cấp. Trường hợp chủ đầu tư khai quá cao cũng không xác định được.


Cách tính giá rác cho VWS theo CPI cũng không đúng quy định và không bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Hiện giá chôn lấp của Đa Phước đã 20,16 USD/tấn. Sau một thời gian giá chôn lấp thậm chí sẽ vượt giá đốt rác (30 USD/tấn). Ngoài ra, theo quy định pháp luật, giá cung cấp dịch vụ công ích do nhà nước ấn định, tuy nhiên thành phố lại thỏa thuận giá với VWS. Thực tế hiện nay, thành phố ấn định giá với tất cả các dịch vụ, sản phẩm công ích trong đó có xử lý rác, trừ xử lý rác ở Đa Phước!'


Việc cho phép khu Đa Phước tăng công suất chôn lấp lên 10.000 tấn/ngày như hiện nay và giá chôn lấp càng cao thì nguy cơ chủ đầu tư Đa Phước không thực hiện tái chế rác thải rất lớn. Các doanh nghiệp khác cũng không muốn tái chế vì giá chôn lấp cao. Các doanh nghiệp khác cũng không thể tham gia chôn lấp, vì theo quy hoạch TP.HCM, chỉ có hai khu xử lý rác nhưng một đã đóng cửa, khu còn lại là do VWS vận hành. Như vậy rõ ràng VWS sẽ trở thành độc quyền không chỉ trong lĩnh vực chôn lấp rác mà còn trong toàn bộ hoạt động xử lý rác và cản trở phát triển tái chế và đốt rác thải.


Theo PGS.TS Phùng Chí Sỹ, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường, hiện nay nguyên tắc, chủ trương chung là xã hội hoá lĩnh vực thu gom xử lý rác, dần dần nhà nước không phải trả tiền cho việc này, mà doanh nghiệp tự thu gom trong quyền hạn của mình, chế biến, phân loại, kinh doanh, và nhận được một số ưu đãi như về thuế, giá đất, giá điện... Vì vậy, việc thành phố ký hợp đồng với doanh nghiệp về giá xử lý rác tăng dần theo mỗi năm là vô lý.


“Ban đầu giá xử lý rác có thể cao, vì đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện đi lại... nhưng những năm sau thì giá xử lý rác sẽ được giảm dần, cho đến lúc về 0, nhà nước không phải trả tiền cho doanh nghiệp nữa. Còn thành phố Hồ Chí Minh thì đang làm ngược lại, giá tiền xử lý lại tăng dần, trong khi rác được xem là tài nguyên, anh thu gom xử lý rác và anh thu lợi nhuận được từ việc này - PGS Sỹ phân tích - Tôi rất ủng hộ việc tăng giá xử lý rác nhưng không làm mất đất cho chôn lấp, vì khi đã chôn lấp thì coi như toàn bộ đất đó là mất vĩnh viễn. Tăng giá xử lý rác mà giải quyết triệt để vấn đề môi trường và các vấn đề khác, không ảnh hưởng tới người dân thì ủng hộ. Nhưng nếu cùng một công nghệ như nhau, ở cùng một mặt bằng như nhau mà giá xử lý rác của hai đơn vị khác nhau thì cần phải xem lại”.








Xả trộm nước thải ra môi trường nhà máy bia bị bắt quả tang

Vẫn xả thải ra môi trường nhưng nhà máy không vận hành công trình xử lý nước thải tại thời điểm kiểm tra đột xuất.
Vào sáng ngày 6/8 theo báo Tiền Phong nhà máy bia Đông Nam Á bị đoàn thanh tra của Tổng cục môi trường bắt quả tang tại trận ở 167B Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội, nước thải không được xử lý xả trực tiếp ra môi trường.

10h sáng 6/8, đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra và lấy mẫu đột xuất nước thải của Nhà máy Bia Đông Nam Á. Kết quả tại thời điểm kiểm tra, Nhà máy đang xả trực tiếp nước thải không qua xử lý ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.

Kiểm tra hiện trường cho thấy, Nhà máy bia đã đục một miệng xả (chiều rộng 25cm, chiều cao 30 cm) từ bể thu gom nước thải chưa xử lý ra hệ thống thoát nước mưa. Kiểm tra hệ thống xử lý nước thải cho thấy hệ thống đã cũ, không hoạt động, hai máy bơm được dùng để bơm nước thải vào hệ thống xử lý nước thải không hoạt động, toàn bộ nước thải không qua xử lý xả trực tiếp ra ngoài môi trường.

Theo Giấy phép xả nước thải thì lưu lượng xả thải vào nguồn nước của Nhà máy bia Đông Nam Á là 700m3/ngày đêm trong khi Nhà máy tự khai thác nước ngầm với tổng lượng khai thác là 1.200m3 nước/ngày đêm. Đoàn thanh tra sẽ tiếp tục điều tra, làm rõ về khối lượng nước thải của Nhà máy.

Tại thời điểm kiểm tra đột xuất, mặc dù nước thải đang được xả ra môi trường nhưng Nhà máy không vận hành công trình xử lý nước thải. Đồng thời, bảo vệ và một số cán bộ của Nhà máy đã có hành vi cản trở hoạt động của Đoàn thanh tra, gây khó khăn, không cho Đoàn thanh tra ghi nhận hiện trường.

Đoàn thanh tra đã yêu cầu Nhà máy đình chỉ ngay hành vi xả nước thải bia ra môi trường không qua hệ thống xử lý nước thải và có trách nhiệm khắc phục môi trường bị ô nhiễm theo quy định của pháp luật.

Báo VOV thông tin, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, Tổng cục Môi trường- Trưởng đoàn thanh tra ông Lương Duy Hanh cho biết: Tùy theo mức độ ô nhiễm, chúng tôi cũng đã lấy mẫu phân tích, trong vòng 5 ngày nữa sẽ có kết quả. Mức độ ô nhiễm vượt quy chuẩn cho phép thì chúng tôi sẽ xử lý nghiêm. Doanh nghiệp này trước đây nằm trong cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64 của Thủ tướng, cũng đã cải tạo hệ thống, đưa ra khỏi Quyết định 64 nhưng bây giờ tái phạm nên cũng cần trao đổi, thống nhất với địa phương xem vị trí có đảm bảo để sản xuất hay không. Trong trường hợp không thể khắc phục được ô nhiễm sẽ xử lý theo quy định Luật Bảo vệ môi trường 2014 và Nghị định 179 của Chính phủ.

Trước đó, ngày 7/7/2015, Đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường của nhà máy Bia  và phát hiện một số vi phạm như: thực hiện không đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt; quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định; chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị không có giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại.

Sa Đéc cần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường


Sa Đéc được biết đến với nhiều làng hoa nổi tiếng, với bánh phồng tôm hay với đặc sản hủ tiếu làm nức lòng du khách thập phương. Bên cạnh những nét đẹp ấy thì đâu đó Sa Đéc vẫn tồn tại những điều hạn chế về vấn nạn ô nhiễm môi trường ngày càng tăng nhanh ở nơi đây. Gần 10 năm sau khi chính quyền địa phương nhận ra ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động, rồi Chính phủ yêu cầu phải giải quyết “điểm nóng”, vẫn chưa cho thấy hồi kết thật sự của việc giải quyết nạn ô nhiễm môi trường của làng nghề bột gạo Sa Đéc.

Từ xưa đến nay, ở Sa Đéc, nhà nào làm bột gạo đều tận dụng bột cặn nuôi heo, cứ càng làm nhiều bột thì đàn heo cứ tăng lên. Điều đáng quan tâm là diện tích đất đai mỗi hộ gia đình làm nghề bột gạo đều có giới hạn, khi làm bột nhiều, nuôi heo nhiều đã không tránh khỏi tình trạng khu vực làm bột, phơi bột ở sát bên chuồng trại nuôi heo, nước thải, chất thải không có chỗ chứa, đã được tống thẳng ra kênh rạch.
Nghề làm bột đang phát triển ở Sa Đéc
Người dân làng nghề đã cảm nhận được nạn ô nhiễm môi trường đang dần ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình mình, họ lo lắng nhưng không thể bỏ nghề vì lâu nay đã đem lại thu nhập khá ổn định. Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Tháp cho biết nước thải chế biến bột, nước thải chăn nuôi có mức độ ô nhiễm gấp hàng chục lần tiêu chuẩn cho phép, hệ thống kênh mương bị tắc nghẽn, dòng chảy bị chặn đứng gây mùi hôi thối nặng.

Còn đến nay chuyện làng bột Sa Đéc vẫn là một trong hai “điểm nóng” nhất về ô nhiễm môi trường ở Đồng Tháp thì vẫn không được đề cập giải quyết rốt ráo. Những hộ dân đến tham dự tọa đàm  thì tiếp tục thất vọng. Bởi hơn ai hết, họ biết khi chưa khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường thì hình ảnh làng nghề không có gì hay ho để xây dựng thương hiệu.

Trường Đại học Cần Thơ có đưa ra vài giải pháp mới cho hộ gia đình, cơ sở sản xuất bột gạo – chăn nuôi heo có thể áp dụng để cải thiện môi trường, tăng chất lượng bột gạo, nhưng từng hộ dân làm sao có thể liên hệ để được chuyển giao giải pháp. Người dân chờ nghe tỉnh quyết chừng nào đưa các giải pháp đó về cho dân làng bột áp dụng, tiếc thay câu trả lời chưa có.

Trong khi đó, người ta cứ huyên thuyên về làm du lịch, lại có vị say sưa trình bày việc “Vận dụng nghệ thuật marketing thế giới” vào quảng bá làng nghề. Tương tự, dự án “Xử lý chất thải, nước thải cải thiện môi trường làng nghề sản xuất bột – chăn nuôi ở xã Tân Phú Đông” mà tỉnh đã phê duyệt với vốn đầu tư trên 35 tỉ đồng được hứa hẹn sẽ hoàn thành trong năm nay, không biết có được hiện thực hóa!. Vấn đề cấp thiết hiện nay chính là làm sao để tình trạng ô nhiễm môi trường ở Sa Đéc nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung được giảm thiểu xuống một cách nhanh chóng, đó mới chính là vấn đề cần phải được đưa ra bàn bạc trước các cuộc Hội Thảo thay vì cứ luyên thuyên nói về vấn đề làm du lịch nơi đây. Làm sao có thể làm du lịch khi mà hình ảnh nơi đây còn tình trạng ô nhiễm vẫn tiếp diễn. Rất mong chính quyền nơi đây sớm có biện pháp khắc phục để Sa Đéc trở thành điểm du lịch trọng điểm của tỉnh.

Cứu lấy Sông Tiền



Người dân sống dọc sông Tiền kéo dài từ Đồng Tháp, Vĩnh Long qua Tiền Giang liên tục phản ảnh nước sông ngày càng bị ô nhiễm. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt của sở tài nguyên - môi trường các tỉnh này mới đây cũng xác định điều đó. Điều đáng lo ngại là một số chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn hàng trăm, thậm chí hơn 1.000 lần.
Ảnh minh họa

Không dám tắm sông


Theo như lời ông Nguyễn Văn Thứ (84 tuổi, ở ấp Tây Hòa, xã Song Thuận, huyện Châu Thành, Tiền Giang) một hộ dân nằm sát sông Tiền nhưng ông bảo mấy năm nay gia đình ông và bà con ở đây không ai dám tắm sông, không dám lấy nước sông giặt quần áo. Ông giải thích: “Mỗi lần ra sông tui thấy mỡ từ các cơ sở sản xuất dầu cá, chế biến thủy sản thải ra trôi lềnh bềnh trên sông. Nhìn sơ thì thấy nước sông cũng trong nhưng tắm thì bị nổi mẩn ngứa liền. Tết vừa rồi tôi lấy nước tưới hoa kiểng thì hoa cũng bị úng”.


Cũng giống như lời ông Thứ thì ông Nguyễn Văn Tư - một ngư dân đã có 20 năm chài lưới trên sông Tiền ở đoạn Cụm công nghiệp Song Thuận, huyện Châu Thành, Tiền Giang - " lượng cá cơm, cá lòng tong trên sông này giảm rất nhiều. Thay vào đó là các loại cá thích ăn mỡ, sống được ở nguồn nước ô nhiễm xuất hiện nhiều hơn. “Nước sông ở đây dơ lắm. Năm năm qua tôi chẳng thấy ai ở đây tắm sông. Nghề của tôi đôi lúc bắt buộc phải ngâm dưới nước nên thường xuyên bị ngứa” - ông Tư kể.

Theo sở tài nguyên - môi trường các tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang, kết quả quan trắc nước mặt trên sông Tiền mới nhất cho thấy các chỉ tiêu SS (chất rắn lơ lửng), sắt, amoni (chứng tỏ nguồn nước bị ô nhiễm bởi chất thải động vật, nước cống), COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa) đều vượt mức cho phép.

Còn kết quả quan trắc 42 điểm trên sông Tiền thuộc địa bàn tỉnh Đồng Tháp cuối năm 2011 cho thấy các chỉ tiêu quan trọng đều vượt quy định. Chẳng hạn dầu mỡ ở 39/42 điểm vượt tiêu chuẩn từ 1-5,75 lần. Cá biệt chỉ tiêu coliform (vi khuẩn gây bệnh đường ruột) ở các điểm này vượt từ 100-1.000 lần. Còn chỉ tiêu E.coli (vi khuẩn gây bệnh đường ruột) vượt từ 22-860 lần, tùy nơi. Đáng lo ngại là ở một số điểm quan trắc trên sông Tiền còn ghi nhận sự hiện diện của thuốc bảo vệ thực vật.

Quá nhiều thủ phạm

Theo ông Lưu Minh Mãnh - chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Tiền Giang, mỗi ngày/đêm TP Mỹ Tho (Tiền Giang) xả ra sông Tiền không dưới 50.000m3 nước thải sinh hoạt. Nếu tính hết các đô thị nằm cặp sông Tiền từ thượng nguồn ra đến cửa biển thì lượng nước thải sinh hoạt chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn xả ra sông rất lớn. Hiện chưa có nghiên cứu nào xác định trong nước thải sinh hoạt đô thị mang theo bao nhiêu chất nguy hại có thể ảnh hưởng đến môi trường nước. “Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm, nhưng thường người dân hay đổ thừa cho các khu - cụm công nghiệp” - ông Mãnh nói.

Trong khi đó, nhiều người dân ở tuyến kênh Bắc Trang, xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) phải sống chung với nguồn nước ô nhiễm do nước thải từ việc nuôi cá không qua xử lý. Theo Phòng Tài nguyên - môi trường huyện Tân Hồng, hầu hết các chủ ao nuôi cá tra trên địa bàn đều không áp dụng hình thức xử lý bằng ao lắng theo quy định. Địa phương có hướng dẫn, tạo điều kiện nhưng họ vẫn không chấp hành.

Còn theo một số chuyên gia, nguồn nước sông Tiền còn bị ô nhiễm bởi nước thải của các doanh nghiệp, các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn nằm ngoài các khu-cụm công nghiệp. Cơ quan chức năng đã bắt quả tang nhiều doanh nghiệp lén lút xả nước thải chưa qua xử lý ra sông. Ngoài ra, nước sông ô nhiễm còn do người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, kể cả thuốc cấm nằm ngoài danh mục. Bên cạnh đó nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống quanh sông Tiền cũng là nguyên nhân góp phần làm ô nhiễm môi trường nước nơi đây.

Làm gì để nước sông bớt ô nhiễm?

 Hầu như tất cả các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường đều đã được quy định, chẳng hạn các khu - cụm công nghiệp phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các doanh nghiệp cũng phải có hệ thống xử lý nước thải. Ngay cả các đô thị bắt buộc cũng phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trước khi xả ra sông. Tuy nhiên, các quy định này chưa được các địa phương, doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc. Do xử lý nước thải rất tốn kém nên nhiều doanh nghiệp cố tình lén lút xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, khi nào bị bắt quả tang thì... nộp phạt. Cơ quan chức năng thì chưa thật sự vào cuộc và nghiêm khắc trong khâu xử lý các đơn vị vi phạm. Còn doanh nghiệp thì ứng phó khi bi phát hiện.

Theo ông Lưu Minh Mãnh, các đô thị loại II như TP Mỹ Tho (Tiền Giang) bắt buộc phải có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Thế nhưng, dự án này đã được xây dựng từ lâu nhưng hiện vẫn chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt. “Để kiểm soát ô nhiễm, trước mắt cần tăng cường công tác giáo dục để người dân không “góp phần” làm ô nhiễm môi trường, tự giác thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe của mình. Biện pháp cần làm ngay là xóa nhà lấn chiếm sông rạch để những hộ này không trực tiếp xả thải xuống sông”-ông Mãnh nói.

Theo ông Nguyễn Văn Hải - chánh Văn phòng Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Tháp, tỉnh cũng rất lo ngại tình trạng ô nhiễm nước sông ngày càng nghiêm trọng. Do đó năm nay Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh xem công tác kiểm soát ô nhiễm (trong đó có ô nhiễm từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản) là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm. Tỉnh đang rà soát, hoàn tất các quy định cụ thể để triển khai các biện pháp mạnh nhằm chấn chỉnh tình trạng xả thải ô nhiễm.

Khi xi măng Hà Tiên di dời về, quận 9 sẽ "thành cái gì "?


Phiên chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh tại kỳ họp lần thứ 18 vào ngày 30.7,  hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nóng với vấn đề 5 doanh nghiệp nhà nước gây ô nhiễm “ù lì” không chịu di dời.


Ảnh minh họa

Còn 5 doanh nghiệp “xương xẩu”

Đại biểu Nguyễn Thị Bích Thủy đề nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường mở đầu phiên chất vấn bằng số lượng doanh nghiệp gây ô nhiễm phải di dời, việc xử lý các doanh nghiệp vi phạm không khắc phục tình trạng ô nhiễm kéo dài cụ thể ra sao. Cũng về vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Hạnh cho biết bà thấy băn khoăn và lo lắng về các giải pháp di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm. Bà Hạnh cho rằng thành phố đã có chủ trương di dời và có giải pháp, lộ trình xử lý dứt điểm cơ sở gây ô nhiễm nhưng đến nay vẫn chưa làm được “Chúng tôi giám sát và thấy tác hại rất nghiêm trọng, nguy cơ gây cháy nổ rất lớn nhưng chủ cơ sở sản xuất vẫn rất nhởn nhơ trước việc mình gây hậu quả cho người dân. Tôi muốn hỏi các giải pháp tích cực hơn với 5 cơ sở doanh nghiệp nhà nước gây ô nhiễm?”

Khi trả lời câu hỏi của các đại biểu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh Đào Anh Kiệt cho biết việc di dời tất cả cơ sở gây ô nhiễm vào các khu công nghiệp ở ngoại thành, hội đồng nhân dân thành phố có nghị quyết từ năm 2002, sẽ kết thúc công tác di dời năm 2005 với tổng cộng 1.402 cơ sở. Chương trình di dời trước đây do Sở Công nghiệp (nay là Sở Công Thương) chủ trì nhưng cù cưa kéo dài đến năm 2007 chưa xong nên sau đó chuyển sang Sở Tài nguyên và Môi trường. Thời điểm chuyển giao còn 141 cơ sở và đến nay còn 6 cơ sở gây ô nhiễm. Ông Kiệt khẳng định rằng 6 cơ sở còn lại này là những cơ sở “xương xẩu”.


Các cơ sở sản xuất như: Công ty Nước mắm Việt Hương Hải, Xí nghiệp Đóng tàu Bình Triệu, Công ty Dệt may Gia Định - Phong Phú, Công ty Dệt Sài Gòn, Xí nghiệp Đóng tàu Petrolimex, Công ty Giấy bao bì Thăng Long. Trong đó, Công ty Giấy bao bì Thăng Long là doanh nghiệp tư nhân, còn lại là doanh nghiệp nhà nước (có vốn nhà nước) là sáu cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nằm trong danh sách buộc phải di dời. Các doanh nghiệp này bị cơ quan chức năng xử phạt nhiều lần nhưng vẫn chưa chịu di dời.

Ông Kiệt cho biết có 4 nguyên nhân các cơ sở “xương xẩu” này chậm di dời. Trong đó nhấn mạnh đến nguyên nhân các doanh nghiệp nhà nước ù lì. Ông Kiệt lý giải “Tại sao ù lì, vì trong 6 cơ sở gây ô nhiễm chỉ có một cơ sở tư nhân, còn lại 5 cơ sở nhà nước nên các anh này có tính ỷ lại”. Một nguyên nhân nữa khiến cho việc di dời chậm là vì các cơ sở này “không chốn dung thân” do không thể di dời đến nơi nào được như Công ty Nước mắm Việt Hương Hải. “Ủy ban nhất quyết không cho quy hoạch nước mắm nên doanh nghiệp này không có đường thoát nào nữa, đành xin ù lì ở lại và sản xuất” - ông Kiệt nói. Kể ra những nguyên nhân khách quan nhưng ông Kiệt cũng thừa nhận nguyên nhân chủ quan khi nhận trách nhiệm trước hội đồng nhân dân thành phố về việc thiếu cương quyết trong xử lý. Ông Kiệt cũng hứa sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian tới.

Về hướng xử lý, ông Kiệt cho biết đối với Công ty Nước mắm Việt Hương Hải sẽ di dời về khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3 nhưng chỉ được chiết rót nước mắm. Nơi của Xí nghiệp Đóng tàu Petrolimex sẽ chuyển đổi thành trường học, Xí nghiệp Đóng tàu Bình Triệu chuyển đổi thành công viên cây xanh. Đối với Công ty Giấy bao bì Thăng Long, hết năm nay sẽ giao đất cho khu công nghiệp vì công ty này nằm trong khu công nghiệp. “Tất cả cơ sở này chúng tôi đã có lộ trình, tức đến giữa năm 2016 là phải di dời dứt điểm” - ông Kiệt khẳng định.

Quận 9 sẽ “thành cái gì” khi xi măng Hà Tiên dời về?

Một cơ sở gây ô nhiễm cũng được các đại biểu rất quan tâm, đó là việc chậm di dời Công ty Xi măng Hà Tiên. đại biểu Cao Thanh Bình đề nghị cho biết lộ trình cụ thể di dời Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 ở quận Thủ Đức và quan điểm của giám đốc Sở về việc mở rộng nâng cấp trạm nghiền của công ty xi măng này ở khu công nghiệp Phú Hữu (quận 9), bởi vì cử tri ở đây đang rất bức xúc.

Trước yêu cầu này, ông Kiệt cho biết Xi măng Hà Tiên gây ô nhiễm đã rõ và bắt buộc phải di dời nhưng việc di dời vẫn phụ thuộc vào quy hoạch tại khu công nghiệp Phú Hữu. Ông Kiệt cho biết đây là vấn đề liên quan đến nhiều sở nên “xin nợ thời gian để trả lời bằng văn bản”. Tiếp lời, đại diện Sở Quy hoạch - Kiến trúc cho biết đang phối hợp cùng các đơn vị đánh giá tác động môi trường khi Công ty Xi măng Hà Tiên dời về khu công nghiệp Phú Hữu.

Không bằng lòng với câu trả lời của Giám đốc Đào Anh Kiệt, đại biểu Cao Thanh Bình chất vấn lại rằng trả lời như thế chưa làm ông an tâm và không biết chừng nào mới di dời được. “Vấn đề ở đây là quận 9 đang quy hoạch du lịch sinh thái và nếu như Xi măng Hà Tiên di dời về, dù cho khắc phục cỡ nào thì đối với xi măng không thể không gây ô nhiễm không khí được. Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri, ông Kiệt có trả lời rằng Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiến nghị ủy ban nhân dân thành phố không chấp nhận việc mở rộng nâng công suất đối với Xi măng Hà Tiên tại Phú Hữu, cơ quan chức năng phải lưu ý việc này. Nếu như tăng công suất nữa thì không biết quận 9 quy hoạch du lịch sinh thái sẽ thành cái gì?” - đại biểu Bình lo ngại.

Lãnh đạo ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nhận trách nhiệm

Giải trình thêm về những vấn đề đại biểu và cử tri quan tâm, Phó chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Hứa Ngọc Thuận nhận trách nhiệm về những hạn chế, yếu kém liên quan đến các vấn đề như ngập nước nội thị, trật tự mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch, đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn, nhất là trong việc để xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông. “Do ý thức của một bộ phận người dân chấp hành luật giao thông còn thấp, trong đó có trách nhiệm của tài xế xe trọng tải lớn, trách nhiệm của các cơ quan chức năng chưa thực hiện tốt công tác cấp giấy phép lái xe, kiểm định an toàn chất lượng của các phương tiện” - ông Thuận nói.


Những yếu kém trên, theo ông Thuận có nguyên nhân chủ quan về năng lực quản lý điều hành của chính quyền các cấp chưa đáp ứng yêu cầu, còn nặng giải quyết tình thế, chưa gắn kết với việc thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, lâu dài. Ngoài ra, sự phối hợp giữa các cơ quan chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ; một số cơ chế, chính sách được ban hành nhưng chậm triển khai thực hiện; công tác dự báo, phân tích, đánh giá tình hình chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức. Ông Thuận cho biết “ủy ban nhân dân thành phố và cá nhân tôi nghiêm túc tiếp thu, cầu thị những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu để tiếp tục nỗ lực khắc phục những yếu kém, phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành cao nhất các mục tiêu đề ra”.

Trong 6 tháng còn lại của năm, ông Thuận cho biết chính quyền thành phố tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường… Về công tác cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh phục vụ nhân dân thành phố, chính quyền và các sở ngành, địa phương phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu 100% hộ dân thành phố được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh trong năm 2015 và tiếp tục nâng chất, phát triển trong giai đoạn 2015 - 2019 theo 3 nhóm giải pháp: đưa mạng lưới cấp nước đến nhà dân, triển khai lắp đặt các bồn chứa nước phục vụ dân và lắp đặt các thiết bị lọc nước tại từng hộ dân. Ông Thuận cũng khẳng định sẽ công khai, minh bạch trong giá nước, lắp bồn và nhất là không có sự độc quyền trong lắp đặt thiết bị lọc nước cho hộ gia đình.

Tiếp tục thu phí xe máy

Tại phiên bế mạc, các đại biểu hội đồng nhân dân thành phố đã biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - văn hóa - xã hội 6 tháng cuối năm 2015. Để đạt được những chỉ tiêu đề ra, hội đồng nhân dân thành phố đề nghị ủy ban nhân dân thành phố tập trung nguồn lực thực hiện quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả các giải pháp nhằm đạt kết quả cao nhất các mục tiêu kinh tế - văn hóa - xã hội, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và an sinh xã hội; huy động các nguồn lực tập trung chỉ đạo điều hành, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu 100% hộ dân thành phố được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh trong năm 2015; đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các chương trình đột phá về giảm ngập nước, giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường…

Nghị quyết của hội đồng nhân dân thành phố cũng đề nghị ủy ban nhân dân thành phố tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 31 ngày 30..12.2014 của hội đồng nhân dân thành phố về tổ chức thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô trên địa bàn thành phố theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Quy định quy hoạch bảo vệ môi trường


Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường vào Ngày 14/02/2015.

Theo đó, nghị định này áp dụng với đối tượng là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nghị định quy định, quy hoạch bảo vệ môi trường được lập phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với kỳ đầu cho giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2040 theo 2 cấp độ là quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

Nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia.
Ảnh minh họa
Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia bao gồm nội dung chính sau:

Diễn biến, mục tiêu quản lý môi trường rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; Thực trạng môi trường biển, hải đảo, lưu vực sông; mục tiêu và các giải pháp bảo tồn, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, lưu vực sông; Thực trạng phát thải khí và chất lượng môi trường không khí; mục tiêu và giải pháp quy hoạch đối với các hoạt động phát triển có nguồn phát thải khí lớn; Thực trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường đất; mục tiêu và các giải pháp phòng ngừa suy thoái, ô nhiễm môi trường đất, phục hồi các vùng đất đã bị ô nhiễm, suy thoái;...

Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh được lập dưới hình thức báo cáo riêng hoặc lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

Điều kiện của cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tổ chức dịch vụ thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, thực hiện đánh giá môi trường chiến lược phải bảo đảm các điều kiện cụ thể như: Có cán bộ thực hiện đánh giá môi trường chiến lược đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này; có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn được xác nhận đủ điều kiện thực hiện đo đạc, lấy mẫu, xử lý, phân tích mẫu về môi trường phục vụ việc đánh giá môi trường chiến lược; trường hợp không có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn đáp ứng yêu cầu, phải có hợp đồng thuê đơn vị có đủ năng lực.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định rõ, cán bộ thực hiện đánh giá môi trường chiến lược phải có trình độ đại học trở lên và phải có chứng chỉ tư vấn đánh giá môi trường chiến lược.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2015

Năm 2050, 3 tỷ người sống cùng cực vì rác

Người dân đang phải chịu đựng cảnh sống chung với rác

Theo Liên Hợp Quốc dự báo, đến năm 2050, số người sống cùng cực (dưới mức nghèo khổ) có thể tăng lên tới ba tỷ người, trừ khi các nước có hành động khẩn cấp giải quyết những thách thức về môi trường.

Theo báo cáo phát triển con người 2013, hàng chục quốc gia đang phát triển có sự tiến bộ hơn dự kiến về sức khỏe, thu nhập và giáo dục, nhưng sự thiếu hành động về biến đổi khí hậu, phá rừng, ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước có thể hủy hoại thành quả phát triển đó ở các cộng đồng, quốc gia nghèo nhất thế giới.
“Mối đe dọa môi trường là một trong những trở ngại nghiêm trọng nhất gây cản trở sự phát triển con người...Càng trì hoãn hành động, càng gia tăng chi phí”, theo lời cảnh báo từ báo cáo phát triển bền vững năm 2011.
Do đó, cần quan tâm, chú ý nhiều hơn nữa tới các tác động của con người tới môi trường. Biến đổi khí hậu gây trầm trọng thêm các vấn đề môi trường đã có từ lâu, và thiệt hại của hệ sinh thái lại hạn chế cơ hội sinh kế, đặc biệt đối với người nghèo. Một môi trường sạch và an toàn cần được coi là quyền thay vì đặc quyền cho một nhóm người nào đó.