Đóng cửa mỏ đá vì làm nứt nhà dân

Không cấp lại giấy phép khai thác mỏ đá vôi tại thôn Điền Giang (xã Điền Lư, huyện Bá Thước) cho doanh nghiệp tư nhân Anh Tuấn vì làm nứt nhà dân là quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa.



Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa),  ông Nguyễn Văn Dũng - cho biết, vì các sở ngành chức năng của tỉnh đã xác nhận thực trạng doanh nghiệp Anh Tuấn sử dụng mìn để khai thác đá làm nứt nhà dân nên Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định không cấp lại giấy phép khai thác cho doanh nghiệp.


Hiện tại, doanh nghiệp phải lập hồ sơ đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường, Công an tỉnh và Sở Công thương xử lý thuốc nổ, phụ kiện nổ (nếu còn) dưới sự hướng dẫn của Sở Tài nguyên-môi trường.

Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều khu vực sạt lở nguy hiểm


Dòng chảy các sông Nhà Bè, Sài Gòn, Đồng Nai đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và tình trạng san lấp, xây dựng trái phép lấn chiếm sông và hành lang sông đang làm gia tăng vấn đề sạt lở, mất an toàn cho người dân sống ven sông như đã từng xảy ra thời gian qua ở Thành phố Hồ Chí Minh. Vì dân cư sống ven sống khá lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh, nên vấn đề di dời nhà cửa, ổn định cuộc sống người dân trong vùng sạt lở đang là vấn đề bức xúc với chính quyền các địa phương.


* Nhiều điểm sạt lở nguy hiểm 


Toàn khu vực Thành phố Hồ Chí Minh tính từ đầu năm 2015 đến nay có 44 điểm sạt lở, trong đó có 31 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm, 11 điểm sạt lở nguy hiểm. Trong đó có 30 điểm tập trung dân cư, có điểm người dân chuẩn bị di dời nhưng cũng có điểm họ không đồng ý di dời.


Sạt lở xảy ra nhiều nhất tại huyện Nhà Bè, với 14 điểm. Riêng khu vực bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh) có nguy cơ sạt lở một đoạn dài hơn 4.000 mét và độ rộng 10 mét.


Theo anh Lê Kim Xông ở ấp 3, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè cho biết, khu vực này thường xảy ra sạt lở. Khu vực này sạt lở đã được một thời gian dài, mà ngày càng lấn vào đất nhà. Anh Xông chia sẻ: “đất bên dưới lòng sông thì cứ lở vào, làm đất bên trên sụt xuống. Vì vậy anh phải mua lưới chắn bên ngoài để giữ cát. Với điều kiện của gia đình anh, cả hai vợ chồng đều làm công nhân nên không thể di dời đi đâu mà ở lại thì ngày đêm lo sợ sạt lở bất chợt, nhất là những lúc đêm khuya”.



Ông Nguyễn Nam Hải, Trưởng Phòng Quản lý đô thị quận Thủ Đức chia sẻ, ở khu vực quận Thủ Đức với hai khu dân cư tập trung nằm trong báo động có nguy cơ sạt lở cao, một phần do tuyến bờ bao sông Sài Gòn chưa được đầu tư đồng bộ nên vụ sạt lở cuối tháng 7 vừa qua đã gây ảnh hưởng đến 7 hộ dân sinh sống ở khu vực phường Hiệp Bình Phước,.


Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh,ông Lê Hoàng Minh cho biết,  có nhiều nguyên nhân gây sạt lở khu vực ngoại thành thành phố. Đây cũng là một quá trình tất yếu vì con người sống hai bên bờ sông tác động vào dòng chảy. Thêm vào đó, hiện tượng biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng mạnh làm lưu lượng dòng chảy mạnh hơn, gây xói mòn, tạo hàm ếch và lỗ hổng phía dưới lòng sông. Khi thủy triều lên cao rồi rút sâu đã tạo áp lực lớn lên hai bên bờ, nhất là tại các khúc cong, dòng chảy đã tác động trực tiếp gây sạt lở mạnh.


Ngoài ra, tình trạng san lấp, xây dựng trái phép lấn chiếm sông và trên hành lang bờ sông, kênh, rạch vẫn còn tồn tại đã làm thu hẹp dòng chảy, gia tăng tải trọng tạo áp lực gây sạt lở, điển hình như trên tuyến rạch Xóm Củi, huyện Bình Chánh.


Hơn nữa, tập quán của người dân là khai thác mặt tiền sông , kênh rạch , xây cất nhà cửa phục vụ lợi ích kinh tế . Chính điều này gây ra tải trọng lớn trên nền đất yếu, nếu càng lấn chiếm thìsạt lở ngày càng nhiều. Các công trình ở thượng nguồn đã chặn hết bùn cát, khi sông đói bùn cát thì phải xói lở trả lại bùn cát nguyên thủy cho nó - Phó giáo sư, Tiến sỹ Đinh Công Sản, Phó Giám đốc Trung âm Nghiên cứu chỉnh trị sông và phòng chống thiên tai, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam cho biết.



Mặc dù biết rằng sạt lở sẽ còn xảy ra nhiều hơn và thường xuyên hơn trước do tác động của tự nhiên lẫn con người, nhưng vấn đề khắc phục đang còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, phải kể đến là nguồn kinh phí xây dựng các công trình chống xói lở cũng như giải phóng mặt bằng để thực hiện công trình này làm chậm tiến độ thực hiện của các dự án xây dựng kè chống sạt lở . Không những vậy, tập quán sinh sống của người dân lâu đời bên sông đã gây trở ngại trong việc di dời họ đi nơi khác.



Nhiều dự án chống sạt lở được triển khai 



Trước thực trạng trên , Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đưa ra 28 dự án để thực hiện phòng chống sạt lở toàn khu vực thành phố. Trong đó có 10 dự án đang thi công, 4 dự án chuẩn bị thực hiện và 14 dự án chuẩn bị đầu tư. Trong 10 dự án đang thi công thì có 1 dự án đã thi công xong là đê bao bờ hữu sông S ài Gòn tại phường An Phú Đông, quận 12 .


Khi thực hiện những dự án này, chính quyền địa phương cũng thực hiện di dời người dân đến nơi ở an toàn. Ông Bùi Hoài Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè cho biết, địa bàn huyện có 9 dự án đang triển khai với khoảng 13 km bờ kè, trong đó 3 bờ kè với hơn 2 km đã thi công xong, đoạn còn lại đang trong quá trình đầu tư và sẽ triển khai thi công trong thời gian sớm nhất. Toàn huyện có 295 hộ với trên 2 . 900 nhân khẩu cần phải bố trí tái định cư và di dời khỏi cáckhu vực có nguy cơ sạt lở. Với những hộ này, chính quyền địa phương đã hỗ trợ tiền tạm cư theo chính sách của thành phố. Thêm vào đó, huyện cũng hỗ trợ tiền di dời và tiền ăn hàng tháng cho họ. Sắp tới, huyện sẽ xây dựng 2 khu tái định cư với diện tích 2 , 5 ha để ổn định cuộc sống cho bà con trong thời gian sau này.


Khi nói về việc chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ di dời khỏi khu sạt lở, nhiều hộ dân mong muốn có được chỗ ở an toàn và có thể làm ăn, sinh sống. Chị Nguyễn Thị Hường ngụ tại ấp 3 , xã Hiệp Phước , huyện Nhà Bè cho biết, hiện nay gia đình chị mong muốn có chỗ ở ổn định và con chị được đi học như bao bạn bè khác. Có như vậy chị mới an tâm đi làm kiếm sống lo cho gia đình mình.


Bên cạnh huyện Nhà Bè thực hiện các dự án xây dựng khu tái định cư cho người dân trong vùng sạt lở, thì quận Thủ Đức cũng được bố trí nguồn vốn hằng năm để đắp cơi, chống tràn ở những điểm sạt lở, điển hình như dự án kè chống sạt lở khu phố 8 , phường Linh Đông, với tổng chiều dài 692 m, chống sạt lở, vỡ bờ bao gây úng ngập khu dân cư . Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân thành phố cũng đã chấp thuận đầu tư dự án 5 cống ngăn triều trên địa bàn này , tiến độ đạt trên 95% , ông Nguyễn Nam Hải cho biết.


Theo ông Lê Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh, đ ể việc thi công công trình kè, đê chống sạt lở cũng như công tác phòng chống sạt lở trên những khu vực ngoại thành thành phố được thuận lợi, Sở Giao thông Vận tải thành phố giao nhiệm vụ cho Khu quản lý đường thủy nội địa , thuộc Sở Giao thông Vận tải, Đội thanh tra đường thủy thuộc Thanh tra giao thông là những đơn vị thường xuyên tuần tra trên sông. Khi phát hiện đối tượng xâm phạm, lấn chiếm sông , kênh rạch, những đơn vị này phải xử lý ngay các vi phạm theo quy định.

3 mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường đã được Tp.Hồ Chí Minh hoàn thành

3 mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường hoàn thành đã được báo cáo tổng kết chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 - 2015 của UBND TP.HCM.



3/7 mục tiêu của chương trình giảm ô nhiễm môi trường đã được Hồ Chí Minh hoàn thành


Cụ thể, 3/7 mục tiêu của chương trình giảm ô nhiễm môi trường đã được thành phố hoàn thành gồm: 80-90% cơ sở sản xuất, dịch vụ, thương mại có lưu lượng nước thải từ 10m³/ngày đêm trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn; 100% khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp đã có đơn vị kinh doanh hạ tầng và đã đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 100% người dân được phổ biến, tuyên truyền về bảo vệ môi trường.

Trong khi đó, có những mục tiêu mà mức độ hoàn thành rất thấp như: giảm mức độ ô nhiễm không khí do sản xuất, do hoạt động giao thông vận tải; 90% khu đô thị mới và 50% khu đô thị hiện hữu có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Ngoài ra, báo cáo còn cho biết, trong giai đoạn 2011 – 2015, toàn thành phố chỉ có 24/39 chương trình nằm trong hạng mục giảm ô nhiễm môi trường đã hoàn thành, đạt 62%.

Thành phố Huế được JICA tài trợ 4.200 tỉ đồng để cải thiện môi trường nước

Gói thầu 8A-H/ICB/1A bao gồm việc thi công xây dựng nhà máy xử lý nước thải, trạm bơm, ống truyền tải và công tác vận hành đã được khởi công vào ngày 15/8 tại thành phố Huế.



JICA tài trợ 4.200 tỷ đồng cải thiện môi trường nước thành phố Huế



Đây là gói thầu thuộc dự án cải thiện môi trường nước thành phố, do JICA hỗ trợ đầu tư tại Huế với tổng mức đầu tư 24.008 triệu yên Nhật (tương đương khoảng 4.200 tỷ đồng). Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và ông Mori Mutsuya - Trưởng đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam tham dự lễ khởi công.

Theo Ban Quản lý dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế, gói thầu gồm các hạng mục xây dựng nhà máy xử lý nước thải trên tổng diện tích 9,6 ha, với công suất giai đoạn 1 là 30.000 m3/ngày đêm, tại phường An Đông, thời gian thi công khoảng 33 tháng (kể từ ngày khởi công) và 24 tháng vận hành bảo dưỡng. Ngoài ra, dự án còn có 7 trạm bơm với công suất 112.263 m3/ngày đêm, được bố trí xây dựng ở các lưu vực trên địa bàn thành phố; lưu lượng nước thải nước sinh hoạt sẽ được thu gom về các trạm bơm lưu vực và sau đó sẽ bơm nước thải về trạm bơm chính.

Từ trạm bơm chính, dự án sẽ xây dựng một tuyến ống truyền tải sử dụng ống gang dẻo, đường kính DN900, dài 2,6 km dẫn toàn bộ nước thải về nhà máy xử lý. Đáng chú ý, quy trình vận hành các trạm bơm của dự án được thực hiện theo công nghệ điều hành Scada bảo đảm an toàn về mùi, tiếng ồn và các yếu tố kỹ thuật khác.

Dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế làm chủ tư. Dự án được chia làm 2 giai đoạn; trong đó, giai đoạn 1 được thực hiện từ nay đến năm 2018 với phạm vi thực hiện bao gồm 10 phường ở khu vực phía Nam sông Hương, thành phố Huế.

Giai đoạn 2 của dự án sẽ được tiếp tục với việc lập dự án nghiên cứu khả thi, thiết kế chi tiết phát triển hoàn chỉnh hệ thống thoát nước toàn thành phố Huế. Mục tiêu dự án hướng đến xây dựng cải tạo và mở rộng hệ thống thoát nước mưa, nhằm nâng cao khả năng tiêu thoát nướcmưa của hệ thống thoát nước khu vực Nam sông Hương giai đoạn đến năm 2020; xây dựng mới và cải tạo phát triển hệ thống thu gom, xử lý khoảng 70% lượng nước thải sinh hoạt khu vực nội thị Nam sông Hương giai đoạn đến năm 2020; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải không được kiểm soát và không được xử lý hiện nay ở thành phố Huế, hướng tới việc xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp, thân thiện và bền vững với môi trường.

Cá chết trắng sông, nhà máy chế biến hải sản bị thanh tra


Trước tình trạng cá chết hàng loạt tỉnh  Bà Rịa – Vũng Tàu đã kiểm tra toàn diện các cơ sở chế biến hải sản để tìm ra nguyên nhân.


Các nhà máy chế biến hải sản tại xã Tân Hải, huyện Tân Thành đã được đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thanh tra toàn diện vào ngày 14-9 vừa qua. Ngay khi người dân phản ánh nguồn nước thải từ các cơ sở sản xuất hải sản đã xả trực tiếp ra sông khiến hàng trăm lồng bè cá tại xã Long Sơn, TP Vũng Tàu chết hàng loạt, gây thiệt hại hàng tỉ đồng.

Vào ngày 22-3 trước đó cơ sở bị đình chỉ hoạt động do hệ thống xử lý nước thải không đạt chuẩn, 16 cơ sở bị đình chỉ có thời hạn 3-6 tháng nhưng sau đó khắc phục tốt nên được hoạt động trở lại.

Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, ông Nguyễn Thái Sinh cho biết: “Các cơ sở hoạt động trở lại phải cam kết tuyệt đối đảm bảo an toàn về môi trường. Tuy nhiên, có thể có một số cơ sở đã lén lút xả thải trực tiếp vào ban đêm hoặc thứ 7, chủ nhật mà không qua hệ thống xử lý nước thải”.

Ông Sinh cho biết việc quy hoạch các nhà máy chế biến hải sản từ 20 năm trước nay không phù hợp nữa do ở gần trung tâm hành chính của tỉnh, nơi đông dân cư nhưng thường bốc lên mùi hôi thối. Tỉnh đã chủ trương di dời các cơ sở chế biến hải sản nhưng mới triển khai được một số cơ sở, còn lại đang chờ do thiếu kinh phí. Sau vụ việc cá chết hàng loạt, tỉnh sẽ kiên quyết xử lý triệt để.