Do xả trộm chất thải độc hại ngao, sò chết trắng bờ biển

Ngày 23.3, kết quả bước đầu của việc lấy mẫu phân tích, khảo sát thực địa của các đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT cho thấy, không loại trừ ngao, sò, ốc chết trắng ở nhiều vùng bờ biển Hà Tĩnh và Nghệ An thời gian qua là do việc xả trộm chất thải độc hại ra biển.


Sò lông chết phủ trắng bãi biển xã Kỳ Ninh (H.Kỳ Anh, Hà Tĩnh)Sò lông chết phủ trắng bãi biển xã Kỳ Ninh (H.Kỳ Anh, Hà Tĩnh)



Theo Cục Thú y, tại Hà Tĩnh, từ ngày 19.2 sau khi nước tại vùng nuôi có màu đỏ bất thường ngao bắt đầu chết. Tổng cộng đã có tới 90 ha ngao nuôi của 42 hộ dân ở 5 xã thuộc 3 huyện bị chết. Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hà Tĩnh ông Trần Xuân Hoàng, cho biết phủ trắng bờ biển tại 3 xã của H.Kỳ Anh là Kỳ Ninh, Kỳ Khang, Kỳ Phú không chỉ ngao mà sò, ốc cùng một số loài nhuyễn thể khác cũng bị chết hàng loạt. từ ngày 22.2, theo Cục Thú y, tại Nghệ An cũng xuất hiện tình trạng ngao chết hàng loạt tại 3 xã ven biển của H.Quỳnh Lưu, sau khi vùng nước nuôi có màu đỏ bất thường. Diện tích ngao bị chết được xác định đã lên tới trên 100 ha.


Cục Thú y đã thành lập 3 đoàn công tác để kiểm tra và lấy 28 mẫu bùn, nước, ngao xét nghiệm ở vùng biển của Hà Tĩnh. Kết quả phân tích các mẫu cho thấy không phát hiện ký sinh trùng gây bệnh trên ngao và sò lông; 3/6 mẫu ngao, 1/1 mẫu bùn và 1/1 mẫu sò có vi khuẩn gây bệnh cao hơn giới hạn cho phép... Các mẫu xét nghiệm lấy tại vùng ngao chết trên địa bàn Nghệ An chưa phát hiện dấu hiệu dịch bệnh, Cục Thú y đang tiếp tục phân tích các yếu tố môi trường liên quan.


Theo Cục Thú y, cả 6/6 mẫu ngao lấy tại vùng có ngao chết tại Hà Tĩnh nhiễm chì cao, lên tới 49 mg/lít, vượt giới hạn cho phép 980 lần (giới hạn cho phép chỉ là 0,05 mg/lít). Đặc biệt, có 1 mẫu nước lấy ở vũng nước còn lại khi thủy triều có màu đỏ rút đi tại thị trấn Thiên Cầm (H.Cẩm Xuyên) tồn dư chì là 183 mg/lít, cao gấp 3.660 lần so với giới hạn cho phép. Lãnh đạo Cục Thú y nhận định, có thể đã có người chở chất thải độc hại ra biển xả trộm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Chất thải sau đó tạo thành vệt, bị sóng đánh vào bờ, gây ô nhiễm nguồn nước.


Một lãnh đạo của Tổng cục Thủy sản cũng nghiêng về nhận định nêu trên. Theo ông, đoàn công tác của tổng cục đã xác định, tại vùng ngao chết không thấy tảo độc gây “thủy triều đỏ”, các mẫu xét nghiệm đều âm tính với dịch bệnh. Cá nhệch ngoài biển chết trôi vào bờ rồi mới xuất hiện sò lông chết đồng loạt trước khi ngao chết bất thường. Theo ông “Có thể là lợi dụng ngày tết, các đối tượng xả trộm chất thải trên biển, sau đó chất thải trôi vào bờ”.


Người dân Hà Nội khổ sở vì ô nhiễm môi trường

Gần 100 hộ dân đường Lý Tự Trọng khốn khổ khi ngày đêm phải sống chung với cảnh ô nhiễm môi trường do dòng nước đen kịt, luôn bốc mùi hôi thối của kênh La Khê gây ra suốt nhiều năm. Thời gian gần đây đơn vị quản lý tuyến kênh này tiến hành phát quang lòng kênh (chủ yếu chặt hạ cây) nhưng không chuyển các cành cây đã chặt đi xử lý, gây mất mỹ quan và ách tắc dòng chảy.


Cành cây khô nằm ngay trên lòng kênh La Khê gây cản trở dòng chảy.

Cành cây khô nằm ngay trên lòng kênh La Khê gây cản trở dòng chảy.

Được biết, kênh chính La Khê có chiều dài gần 7km, tính từ cửa sông Nhuệ (phường Vạn Phúc) chảy qua các phường Yết Kiêu, Quang Trung đến cống Yên Nghĩa, phường Yên Nghĩa (Hà Đông) do Công ty TNHH MTV Đầu tư - phát triển thủy lợi sông Nhuệ quản lý. Kênh La Khê có nhiệm vụ tưới, tiêu nước cho các quận, huyện trong hệ thống sông Nhuệ và một số quận nội thành Hà Nội. Khoảng 6-7 năm gần đây, người dân, các cơ quan, đơn vị sống hai bên bờ kênh đổ đất, rác, phế thải xây dựng và xả nước thải sinh hoạt ra kênh. Đặc biệt, để kinh doanh dịch vụ, nhiều hộ dân đã đổ đất san nền dựng nhà, lều tạm, đổ bê tông bờ kênh, khiến nhiều đoạn kênh La Khê bị thu hẹp, ô nhiễm nghiêm trọng. Ông Nguyễn Thanh Toan, số nhà 100, đường Lý Tự Trọng cho biết: cuộc sống của chúng tôi rất khổ sở từ ngày nguồn nước của kênh La Khê bị ô nhiễm. sinh hoạt của người dân đảo lộn do mùi hôi thối từ dòng kênh bốc lên hằng ngày. Nhiều gia đình sống dọc đường Lý Tự Trọng nói riêng và dọc tuyến kênh này nói chung phải ngày đêm đóng cửa im ỉm để hạn chế mùi hôi thối, nhưng vẫn không tránh được. Đáng nói, cách đây 6-7 tháng, đơn vị quản lý tuyến kênh này đã tiến hành phát quang hai bên bờ sông. Những tưởng sau khi phát quang, dòng kênh sẽ được khơi thông thông thoáng, ô nhiễm môi trường theo đó giảm dần, thế nhưng ai ngờ chính đơn vị này lại để nguyên số cành cây đã chặt hạ tại bờ sông làm cản trở thêm dòng chảy, khiến môi trường còn ô nhiễm hơn…



Hai bên lòng kênh tồn tại rất nhiều cành cây khô nằm chềnh ềnh nối tiếp nhau, phía trên bờ kênh, nhiều gốc cây đã bị chặt hạ trơ ra là quan sát của phóng viên mới dọc tuyến kênh La Khê (đoạn từ đầu cầu Chùa Ngòi đến số nhà 107 đường Lý Tự Trọng). Một số đoạn, cành cây bị rơi xuống lòng kênh, không được vớt lên kịp thời nên rác thải mắc vào, gây cản trở dòng chảy. Trước thực trạng nêu trên, người dân trong tổ dân phố đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đề nghị có biện pháp vệ sinh môi trường, khơi thông dòng chảy tại kênh La Khê… nhưng đến nay vẫn chưa được quan tâm

Trắng tay vì lũ bất thường ở Quảng Nam



Hàng trăm hécta hoa màu của người dân dọc sông Vu Gia thuộc các xã Đại Hồng, Đại Nghĩa, Đại Quang… (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) bị ngập úng, thối nhũn...do lũ về bất ngờ.


[-]Quảng[-]Nam:Trắng[-]tay[-]vì[-]lũ[-]bất[-]thường

Ảnh minh họa



Hàng trăm hecta dưa vùi trong bùn lũ
Người dân cho biết, hiện tượng mưa kéo dài và xuất hiện lũ lớn từ thượng nguồn đổ về vài ngày qua là chuyện bất thường và chưa từng có trong vòng vài chục năm qua. Nơi hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất của xã Đại Nghĩa là thôn Mỹ Thuận. Nhiều người thậm chí còn không tin vào những gì vừa xảy ra với “nồi cơm manh áo” của mình. Hy vọng vào mùa dưa chính bao nhiêu, giờ người dân lại đứt ruột bấy nhiêu. Đứng giữa ruộng dưa đầy bùn lũ rộng gần 1ha bên sông Vu Gia, ông Phan Văn Sỹ (thôn Mỹ Thuận, xã Đại Nghĩa) bần thần, mếu máo: “Ôi trời ơi tôi không mót được một quả. Lũ xuống quá nhanh, tất cả đều bị ngấm nước thối lũn chỉ trong vài giờ. Bao công cán, giống má, phân thuốc đổ vào dưa giờ tan tành theo lũ cả”.


Hay tin một hội từ thiện tại Đà Nẵng ngỏ lời nhận bán dưa hấu giúp, nhiều người dân tại thôn Hòa Thạnh (xã Đại Quang), lật đật gom số dưa hấu vừa kịp giành giật với lũ cho lên xe tải chuyển đi. Ông Trịnh Văn Mười (thôn Hòa Thạnh, xã Đại Quang) thở dài: “Hội từ thiện họ đặt hàng 600 quả dưa, họ bảo chỉ bán giúp thôi chứ chưa nói sẽ bán được giá bao nhiêu, thôi thì cứ mừng đã, chứ chúng tôi cũng không biết bán cho ai vì thương lái chê lên chê xuống”. Lũ về không kịp trở tay, hơn 100 triệu đồng giống má, phân bón… đổ vào vụ dưa này coi như mất trắng. Theo lời ông Mười là người trồng dưa hấu nhiều nhất thôn Hoà Thạnh với hơn 1ha.


Ông Mẫn nói “Tổng diện tích lúa, hoa màu bị hư hại trong đợt lũ này trên địa bàn là hơn 736ha, ước khoảng 37 tỉ đồng. Chúng tôi đã có báo cáo và đề nghị tỉnh hỗ trợ để người dân ổn định mùa vụ mới” . Ngoài dưa hấu, hàng trăm hécta thuốc lá, đậu, bí, bắp... của người dân các xã Đại Hồng, Đại Quang, Đại Nghĩa… cũng bị bùn non vùi lấp, úng ngập. Theo Trưởng phòng NNPTNT huyện Đại Lộc ông Hồ Ngọc Mẫn cho biết: Nếu các năm trước 4 tiếng đồng hồ sau mưa, lũ mới về thì hôm lũ vừa qua nước về khá nhanh, nước lũ về nhanh là do lượng mưa ở thượng nguồn lớn và các thủy điện tích nước chứ chưa xả. Thêm nữa, chính tình trạng rừng đầu nguồn bị khai thác vô tội vạ gây xói mòn dòng chảy.

Mưa trái mùa tôm chết hàng loạt
Mưa lớn bất thường vài ngày qua khiến tôm thẻ chân trắng tại P. Điện Dương (thị xã Điện Bàn) chết rải rác dù chưa đến kỳ thu hoạch. Nhiều hộ dân thấp thỏm, lật đật thu hoạch trước vụ. Là một trong số những người nuôi tôm tại địa bàn Ông Lê Văn Danh lo lắng: “Mưa lớn mấy ngày qua, hồ tôm tôi chẳng hiểu vì sao lại chết và bỏ ăn mỗi lúc một nhiều. Dù tôm còn nhỏ, nhưng không thể kiên nhẫn thêm, vì cả gia tài mình đầu tư vào đây nên chúng tôi phải sớm thu hoạch thôi”. Ông Nguyễn Đức Chơi - Trưởng phòng NNPTNT thị xã Điện Bàn - cho biết: “Người dân quá lo lắng nên tranh thủ thu hoạch trước kỳ”. Tính đến ngày 29.3, đã có 5/17 hộ nuôi tôm của thị xã Điện Bàn thu hoạch vì xuất hiện tình trạng tôm bỏ ăn, chết.


Trong các ngày 24 - 28.3, theo Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Quảng Nam, trên địa bàn tỉnh có mưa lớn với lượng mưa phổ biến 100 - 200mm. Ước tính thiệt hại sơ bộ do lũ gây ra đến cuối ngày 28.3 tại các huyện Duy Xuyên, Phú Ninh, Tiên Phước, Hiệp Đức, Quế Sơn, Đại Lộc, Điện Bàn và Nông Sơn là hơn 81 tỉ đồng. Theo đó, 130ha lúa hư hỏng hoàn toàn, 2.781ha lúa bị ngập, ngã đổ và hơn 1.559ha hoa màu bị hư hại.

Đưa chất thải độc hại vào Việt Nam bằng cách nào?



Một vụ nhập khẩu “rác” do Cục Hải quan TP.HCM phát hiện

Lợi dụng kẽ hở của pháp luật, một số đối tượng hám lợi đã tìm cách đưa chất thải độc hại vào Việt Nam, sau đó vứt tại cảng hoặc mang đi chôn.

Đại úy Đỗ Văn Điệp - đội phòng chống tội phạm thương mại và xuất nhập khẩu Phòng cảnh sát môi trường, công an TP Hải Phòng cho biết “ đối với nước ngoài các loại chất thải phát sinh ra tốn rất nhiều chi phí để xử lý, nên họ có thể cho thêm tiền các chủ hàng trong nước đưa vào Việt Nam để giảm được chi phí xử lý”

Vào ngày 28/1, đội phòng chống tội phạm thương mại và xuất nhập khẩu Phòng cảnh sát môi trường, công an TP Hải Phòng phát hiện lô hàng theo tờ khai hải quan thì kho hàng được khai là thép phế liệu nhưng khi mở ra bên trong lại là dầu nhớt thải loại hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Khi bị cơ quan chức năng phát hiện, ngay lập tức doanh nghiệp liền từ chối nhận lô hàng đó và biến mất không liên lạc được. Đây chỉ là một trong nhiều các vụ nhập phế thải độc hại vào Việt Nam và thủ đoạn chung của các doanh nghiệp là từ chối nhận hàng khi bị phát hiện để tránh trách nhiệm và dễ dàng vứt bỏ hàng tại cảng. Lợi dụng lỗ hỏng của phát luật vì cho phép doanh nghiệp từ chối nhận hàng nếu phát hiện hàng chuyển về cảng không đúng chủng loại nhập. Nên bên ngoài, doanh nghiệp vẫn khai báo là loại hàng được phép nhập khẩu nhưng thực chất bên trong lại là các chất thải độc hại.

Việc chuyển phế thải vứt vào cảng Việt Nam các đối tượng đã nghiên cứu kỹ quy trình kiểm tra của cơ quan hải quan. Ví dụ như hàng hóa luồng đỏ chỉ kiểm tra sát xuất 10% nên các đối tượng đã tìm cách ngụy trang cho chất thải độc hại để tránh bị phát hiện.

Chỉ riêng Hải Phòng đã có hơn 5000 công hàng vứt tại cảng, trong đó phần lớn là lốp cao su, máy tính cũ nát đặc biệt là các vi mạch điện tử, acquy chì là loại hàng cấm vận chuyển qua biên giới các nước theo Công ước Basel. Quá trình điều tra cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp chuyển hàng hóa vào Việt Nam là các doanh nghiệp ma. Hiện phần lớn các vụ nhập khẩu phế thải vào Việt Nam hiện nay đều không liên lạc được với người nhập hàng và nhà nước đã phải bỏ tiền để tiêu hủy, còn nếu doanh nghiệp có nhận thì chỉ dừng lại ở mức độ phạt hành chính và buộc phải tiêu hủy.



Bộ luật hình sự đã quy định về tội đưa phế thải nguy hạo vào Việt Nam nhưng một thời gian dài vẫn chưa áp dụng được do chưa có hướng dẫn cụ thể

Người dân vùng ven biển có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt ở Tiền Giang


[-]Tiền[-]Giang:[-]Khô[-]hạn[-]khiến[-]người[-]dân[-]vùng[-]ven[-]biển[-]có[-]nguy[-]cơ[-]thiếu[-]nước[-]sinh[-]hoạt[-]

Ảnh minh họa
Hiện tại tỉnh Tiền Giang đang phải đối mặt với thời tiết khô hạn và xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, trong những ngày cao điểm sắp tới nhân dân huyện cù lao ven biển Tân Phú Đông đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông ông Nguyễn Văn Hải cho biết toàn huyện có 7 ao chứa nước ngọt phục vụ sinh hoạt nhân dân, tổng công suất 304.000 m3 nước; trong đó, ao 6 ha hiện đang bị mặn bao vây hoàn toàn tại xã Tân Thới nằm đầu cù lao Lợi Quan, phía thượng lưu sông Tiền đóng vai trò chính cung cấp nước sinh hoạt phục vụ nhân dân các xã giáp biển Đông: Phú Tân, Phú Đông, Phú Thạnh.... Tuy nhiên, ao ở Tân Thới cũng chỉ đảm bảo cấp nước đến cuối tháng 5/2015, nếu không có nguồn bổ cấp nước ngọt từ sông Tiền vào. Các ao chứa còn lại chỉ đủ cấp nước cho nhân dân trong thời gian từ 10 - 15 ngày nữa đã được các nhà chức năng khảo sát đánh giá. Khi ấy, phải nhờ nguồn nước bổ cấp từ ao Tân Thới đưa về để phục vụ nhân dân.


Đối mặt với tình hình trên, địa phương đang thường xuyên cập nhật tình hình diễn biến độ mặn trên sông trước khi độ mặn giảm xuống dưới mức 2 g/lít sẽ chủ động bơm bổ cấp vào các ao chứa, nhằm phục vụ nhu cầu nhân dân trong mùa khô hạn 2015 hết sức gay gắt và có thể còn kéo dài. Ông Nguyễn Văn Hải cho biết, đúc kết kinh nghiệm đối phó với thiên tai, ngay từ đầu mùa khô 2015, Tiền Giang đã có kế hoạch khẩn cấp để cấp nước sinh hoạt cho nhân dân ven biển của huyện Tân Phú Đông; trong đó, mở lại 17 vòi cấp nước công cộng phục vụ miễn phí cho bà con trong thời gian 3 tháng cao điểm (từ tháng 3 - 6/2015). Để khắc phục tình trạng khô hạng, chủ động bơm trữ nước ngọt trong ao chứa, nạo vét kênh mương nội đồng để tăng lượng trữ nước ngọt, dự phòng máy phát điện để xử lý khi có sự cố, không để nguồn nước bị ách tắc hoặc ngưng trệ... Tổng kinh phí tỉnh đầu tư để giải quyết nước sinh hoạt phục vụ nhân dân ven biển Tân Phú Đông trong năm 2015 trên 15,3 tỉ đồng.



Gần 1 triệu dân ĐBSCL mất chỗ ở do biến đổi khí hậu sau 35 năm nữa

Dự báo vào năm 2050, gần 1 triệu cư dân sống đang ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ phải thay đổi chỗ ở do lũ, lụt hoặc hạn hán do biến đổi khí hậu .
bien doi khi hau

Người dân vùng sông nước Cửu Long thường xuyên chịu cảnh lũ, lụt

Một hội nghị quốc tế về khí hậu quy mô lớn, hưởng ứng sự kiện này tại Việt Nam, Đại sứ quán Pháp đã tổ chức tuần lễ “Khí hậu thay đổi… còn chúng ta?”diễn ra từ ngày 10 đến 20.11.2014. Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21) tại Pháp, sẽ diễn ra tại Paris từ 30.11 đến 11.12.2015.

Việt Nam là một trong những nước có khả năng bị tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu. Sự biến đổi này đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Là thông tin do Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Noël Poirier cung cấp trong buổi họp báo

Gia tăng các hiện tượng thời tiết bất thường như bão lũ, hạn hán, nước biển dâng cao, làm cho các khu vực đồng bằng màu mỡ như đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị ngập mặn; làm giảm diện tích trồng lúa, trồng cây lương thực là biểu hiện rõ nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu.

Gần 1 triệu cư dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ phải thay đổi nơi ở do lũ, lụt hoặc hạn hán vào năm 2050.

Ông Poirier cho rằng tất cả cơ quan nhà nước phải thay đổi, điều chỉnh hoạt động bằng các chương trình cụ thể, như điều hòa lượng nước của các con sông Mê Kông, sông Hồng hay phòng ngừa vài hiện tượng xảy ra do nước biển xâm thực gây ảnh hưởng đến diện tích trồng trọt để thích nghi với môi trường.

Ông Poirier cho biết sẽ có một số dự án khác là hỗ trợ tái tạo vùng cây ngập mặn nhằm hướng tới mục tiêu đa dạng sinh học đồng thời tạo ra những vùng đất ngăn nước biển vào sâu trong đất liền. Và ở Việt Nam, họ có những cơ quan phụ trách về hợp tác nông nghiệp hướng đến việc tạo ra những cây trồng mới, phù hợp với những vùng ngập mặn.

Ông nhấn mạnh thời gian tới, tại khu vực châu Á, ông sẽ phân bổ khoảng 60% ngân sách dành cho những việc có liên quan đến ứng phó với sự biến đổi của khí hậu. Tại Việt Nam, mỗi năm ông ấy tài trợ khoảng 100 triệu euro cho các dự án để hạn chế sự biến đổi khí hậu đã được.

Những ý tưởng, kinh nghiệm của các bạn trẻ về vấn đề làm sao thích ứng với môi trường biến đổi khí hậu; đồng thời cử đại diện Việt Nam tham dự COP21 năm 2015 sẽ được chia sẽ trong tuần lễ “Khí hậu thay đổi… còn chúng ta?” vào ngày 15.11 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền, Hà Nội - một hoạt động hoàn toàn bằng tiếng Việt.