Tăng hợp tác nghiên cứu lĩnh vực xử lý nước thải giữa Đức và Việt Nam

Hội thảo "Nghiên cứu về nước và phát triển bền vững trong hợp tác KH & CN Việt Nam - cộng hòa liên bang Đức năm 2014" được Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức cùng Văn phòng hợp tác nghiên cứu nước và phát triển bền vững Việt Nam - Cộng hòa liên bang Đức tổ chức tại Hà Nội vào ngày 19/3.

Hội thảo nhằm phổ biến những kinh nghiệm và kết quả khoa học giữa các nhà nghiên cứu và các bên liên quan, đồng thời nâng cao sự phối hợp giữa các dự án nghiên cứu chung trong hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam - Cộng hòa liên bang Đức.

Hơn 100 đại biểu tham dự trong đó có nhiều chuyên gia của hai nước đã cùng thảo luận nhiều chủ đề xoay quanh các vấn đề về nước và môi trường; Chương trình hợp tác quốc tế cho các công nghệ và dịch vụ bền vững nhằm bảo vệ khí hậu và môi trường - CLIENT do Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Cộng hòa liên bang Đức đồng tài trợ.

Nội dung và kết quả triển khai của một số dự án hợp tác nghiên cứu trọng điểm như dự án thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm tại Việt Nam dùng công nghệ oxy hóa tiên tiến dùng xúc tác quang nano titan điô xít - Navitex; Dự án giám sát giao thông đô thị trực tuyến - giải pháp quản lý giao thông và phát triển đo thị Hà Nội - Remon; Chiến lược quản lý nước thải tổng hợp cho Khu công nghiệp - Akiz.

Một số đại biểu cũng đưa ra những kiến nghị về những ý tưởng, công nghệ, giải pháp phát triển trong thời gian tới.

Ông Steffen John, đại diện Dự án xử lý nước thải dệt nhuộm tại Việt Nam dùng công nghệ oxy hóa tiên tiến dùng xúc tác quang nano titan điô xít - Navitex cho biết hàng năm, nước thải dệt nhuộm từ ngành công nghiệp này lên tới 25-30 triệu m3 những chỉ có 20% lượng nước thải dệt nhuộm được xử lý.

Các chuyên gia thuộc dự án đã tiếp xúc với trên 70 công ty Việt Nam trong các lĩnh vực dệt nhuộm; thực phẩm và dược; bệnh viện; khách sạn và giới thiệu về công nghệ UV và AOP, hai công nghệ tiên tiến trong xử lý nước công nghiệp.

Bên cạnh đó, dự án cũng thực hiện trao đổi và hợp tác với các viện chuyên ngành khác nhau tại Đại học Bách khoa Hà Nội, trao đổi sinh viên và nghiên cứu sinh.

Dự án cũng bắt đầu tiến hành thực nghiệm với nước thải thực từ các nhà máy dệt nhuộm tại Đà Nẵng, mở rộng các ứng dụng của công nghệ nano trong xử lý nước thải dệt nhuộm, mô hình hóa hệ thống xử lý…

Tiến sỹ Andreas Suthof, phòng Châu Âu và Quan hệ quốc tế - Viện Quản lý Châu Á cho rằng, để các dự án hợp tác Việt Nam và Đức triển khai thành công cần có sự định hướng ban đầu hệ thống các dự án hướng tới thực hiện và phổ biến các giải pháp sáng tạo. Sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan chính phủ và giữa các tổ chức sẽ tạo lợi ích chung cho các bên.

Mỗi năm 8.4 triệu người dân toàn cầu chết vì ô nhiễm

Mới đây một bản báo cáo của tổ chức Liên minh toàn cầu về sức khỏe & ô nhiễm (GAHP) cho biết hằng năm 8.4 triệu người tử vong vì ô nhiễm môi trường.



Mức tử vong do ô nhiễm cao gấp 14 lần số người chết vì HIV/AIDS và gấp 3 lần mức tử vong.

Theo nhà khoa học Richard Fuller, người tham gia công trình khảo sát trên, tình trạng ô nhiễm nước và không khí đang đặt một gánh nặng lớn lên hệ thống y tế của các nước đang phát triển.

Hai hình thức ô nhiễm môi trường này đang lan nhanh trong khu vực. Trong khi các nước phát triển đã giải quyết có hiệu quả vấn đề này thì phần còn lại của thế giới đang rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Điều đáng lo ngại là vấn đề đã không được đề cập đến trong dự thảo các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) sau năm 2015.

Fuller xác định: “Đôi khi sự ô nhiễm môi trường còn được gọi là sát thủ vô hình khó tìm ra tác động của nó. Nguyên nhân vì những số liệu thống kê báo cáo toàn cầu về sức khỏe chỉ nói về bệnh tật mà không đề cập đến sự ô nhiễm”.

Kết quả phân tích của GAHP đã tích hợp các dữ liệu mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với nhiều tổ chức khác nhằm xác định rằng đã có hàng triệu cái chết gây ra bởi sự ô nhiễm không khí, nước và tình trạng vệ sinh không đảm bảo.

Bên cạnh đó, còn có thêm 1 triệu trường hợp tử vong do các hóa chất độc hại và chất thải công nghiệp, xuất phát từ các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ ở những nước nghèo, lan tỏa trong không khí, trong nước, trong thực phẩm và cả đất. Tuy nhiên, rất khó ước tính được những tác động lên sức khỏe con người của hàng ngàn khu vực đang bị nhiễm độc bởi chì, thủy ngân, chromium 6 và thuốc trừ sâu đã quá hạn sử dụng.

Những hóa chất này không ở yên một chỗ, chúng được nước mưa làm cho thẩm thấu trong đất và các nguồn nước sạch, được gió thổi tung trong không khí, đưa đi xa, và thâm nhập lên thực phẩm và mùa màng.

Năm 2012, một kết quả nghiên cứu của Viện Blacksmith cho thấy những chất thải của việc khai khoáng, chì nấu chảy, chất thải công nghiệp và nhiều hóa chất độc hại khác đã ảnh hưởng đến sức khỏe của 125 triệu người ở 49 nước đang phát triển.

Các nhà khoa học ở các nước phát triển cũng phát hiện nhiều căn bệnh như bệnh ung thư, tim, tiểu đường, béo phì, Alzheimer, trầm cảm… do sự tích tụ các độc chất trong cơ thể người.

Theo Julian Cribb, tác giả một quyển sách viết về đề tài này, có ít nhất 143 ngàn hóa chất do con người tạo ra cùng một lượng hóa chất khác được vô ý thải ra môi trường trong quá trình khai khoáng, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, các chất thải trong đời sống.

Mỗi năm có khoảng 1.000 hóa chất công nghiệp mới thải ra chưa được thử nghiệm về hậu quả của chúng lên sức khỏe con người hay sự an toàn của môi trường.

Các thành viên của GAHP trên khắp thế giới đang thúc giục Liên Hiệp Quốc đưa vấn đề ô nhiễm tác động lên sức khỏe con người vào dự thảo các Mục tiêu Phát triển Bền vững sau năm 2015.

Kim loại quí có thể được chiết từ phân con người


Mới đây các nhà khoa học Mỹ đã có 1 sự đột phá đáng kinh ngạc khi có thể chắt lọc các kim loại quí như vàng, bạc... từ chất thải con người. Phát hiện này không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn đóng vai trò to lơn trong công cuộc bảo vệ môi trường toàn cầu.

Theo nhà nghiên cứu Kathleen Smith thuộc Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), trong hầu hết các mẫu chất thải hữu cơ rắn thu được sau khi xử lí phân người từ các nhà máy xử lí chất thải của Mỹ đều tìm thấy vàng và các kim loại quý như platinum và bạc. Lượng kim loại quý trong các mẫu chỉ ở mức độ cặn khoáng rất nhỏ; trong 1 kg phân người chứa khoảng 0,4 mg vàng, 28 mg bạc và 638 mg đồng và 49 mg vanadium. Tuy nhiên, với lượng rất lớn chất thải hữu cơ rắn thải ra mỗi năm, con người đang vứt đi cả một kho báu. Ngoài các kim loại quý hiếm, trong chất thải này còn tìm thấy lượng lớn các kim loại nặng như chì, thạch tín, những chất không tốt cho môi trường.

Hiện vấn đề làm đau đầu các nhà khoa học là phương pháp để có thể thu lại được "kho báu" này. Theo đó, nhóm nghiên cứu đang tìm cách thay đổi quy trình chiết xuất kim loại từ các mỏ khoáng sản đang được sử dụng trong ngành công nghiệp mỏ để áp dụng tách kim loại khỏi chất thải hữu cơ rắn. Hai mục đích được đưa ra là loại bỏ một số kim loại nặng thông thường làm giảm hiệu quả loại phân bón làm từ phân người và thu thập các kim loại giá trị, các kim loại này có một số có giá trị công nghệ cao như vanadium và đồng - được sử dụng trong việc chế tạo linh kiện điện thoại, máy tính và hợp kim. Việc này không chỉ mang lại giá trị vật chất mà còn có giá trị bảo vệ môi trường do giúp cắt giảm nhu cầu khai thác mỏ cũng như giảm lượng kim loại nặng vô tình thải ra môi trường.

Các nhà khoa học cho biết các kim loại hiếm thâm nhập vào cơ thể chúng ta thông qua các sản phẩm hóa mĩ phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày như dầu gội đầu, chất tẩy rửa, và thậm chí quần áo - nơi những hạt nano đôi khi được sử dụng để khử mùi cơ thể. Theo thống kê, mỗi năm tại Mỹ, thu được hơn 7 triệu tấn phân hữu cơ rắn được xử lí từ phân người tại các cơ sở xử lí nước thải của Mỹ; khoảng 60% lượng chất thải rắn được sử dụng làm phân bón cho các cánh đồng và rừng, nửa còn lại bị đốt hoặc chôn.



Phát hiện trên được công bố tại Hội nghị và triển lãm quốc gia lần thứ 249 của Hội hóa học Mỹ (ACS) - tổ chức khoa học lớn nhất thế giới, diễn ra tại Denver, bang Colorado, từ nay cho đến hết ngày 26/3.

Dự án sông Đồng Nai : Ngăn cản dòng chảy thoát lũ là nguy hiểm


Dự án sông Đồng Nai không chỉ riêng của tỉnh Đồng Nai mà còn ảnh hưởng nhiều địa phương khác theo lời ông Đỗ Đức Dũng, phó viện trưởng Viện qui hoạch thủy lợi miền Nam.Sông Đồng Nai ngoài nhiệm vụ cung cấp nước cho công nghiệp, giao thông đường thủy , sinh hoạt mà còn đảm nhận nhiệm vụ quan trọng khác đó la thoát lũ.
 Theo tính toán lưu lượng thoát lũ trên hệ thống sông này rất lớn, với khoảng 18.000 - 20.000 m3/giây, nếu có bất kỳ tác động nào làm ảnh hưởng đến dòng chảy thì phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Đoạn sông đang có dự án bị cong và kèm theo xói lở bờ. Nếu việc can thiệp tác động mà có thể ngăn chặn được hiện tượng xói lở nhưng không ảnh hưởng đến lưu lượng thoát lũ thì có lẽ không có gì phải bàn cãi, đó là việc phải làm, đáng làm. Nhưng cũng phải đặt ra tình huống ngược lại, hành động can thiệp đến dòng chảy có thể làm thay đổi đến chức năng truyền tải thoát lũ, cản trở dòng chảy là rất nguy hiểm, chắc chắn sẽ gây ngập lụt hoặc phát sinh thêm các điểm sạt lở trong hệ thống. Còn mức độ cụ thể ra sao thì cần phải có nghiên cứu thực tế và có tính toán cụ thể hơn.

Người dân chưa được tôn trọng

Luật sư Trần Cao Đại Kỳ Quân, Trưởng văn phòng luật sư Tri Ân (Đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai), nhận định: “Việc tỉnh có một dự án giúp nâng cao cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị là điều tốt. Lúc lập dự án và được cấp phép thì chắc chắn chủ đầu tư đã có đánh giá tác động môi trường. Về mặt khoa học, dự án có làm thay đổi dòng chảy, sạt lở... như thế nào, tôi không phải cơ quan chuyên môn nên không thể đánh giá. Song tôi thấy việc ảnh hưởng đến dân cư ven sông là rất lớn. Cần phải xem lại chủ đầu tư đã làm đến nơi, đến chốn hay chưa, hay là chỉ quan tâm đến lợi ích của mình”.

Th.S Lê Tuấn Đạt - Trưởng khoa Ngoại ngữ, Trường ĐH Đồng Nai, thì cho biết ông không thể hình dung sẽ thế nào nếu Cù lao Phố biến mất. Th.S Đạt nói: “Là một người dân của TP.Biên Hòa yêu mến nơi mình sinh sống, tôi rất ngạc nhiên khi biết tin đoạn sông này đang bị lấn. Tôi, cũng như nhiều người dân quan tâm đến vấn đề này, đã ra bờ sông xem thử, và những gì tôi thấy đã gợi nên những cảm giác khó tả và khó chịu.

Mấy chục năm trước đây, gần khúc sông này non một cây số, có một cù lao nhỏ có người sinh sống hẳn hoi, gọi là Cồn Gáo. Việc xây dựng cầu Đồng Nai những năm xưa ấy đã khiến cho cái cù lao nhỏ này biến mất không để lại dấu vết. Việc lấn sông lần này có quy mô lớn hơn việc xây cầu năm xưa rất nhiều lần”.

Đụng vào những giá trị linh thiêng

Nhà báo Mai Quốc Ấn, ngụ TP.Biên Hòa, đã thốt lên như vậy. Ông Ấn nói: “Khi biết tin Công ty Toàn Thịnh Phát định thực hiện dự án lấn sông Đồng Nai cách đây mấy năm, tôi đã khá lo lắng. Cách họ làm có thể được khoác bằng nhiều mỹ từ nhưng tôi coi đó là dự án không chỉ xâm hại các giá trị văn hóa mà còn đụng đến những điều linh thiêng của lịch sử, con người và của dòng sông”.

Ông Ấn nói thêm: “Biên Hòa là vùng đất tứ linh, là trung tâm của vùng Đồng Nai xưa, bao gồm cả Đồng Nai thượng (cao nguyên Lâm Viên) và Đồng Nai hạ (gần như cả khu vực Đông Nam bộ bây giờ). Như đa phần các trung tâm tâm linh, văn hóa, thương mại khác trên thế giới được hình thành từ các dòng sông, đất Biên Hòa trở nên linh thiêng, bồi đắp thêm các giá trị văn hóa, thành điểm giao thương tấp nập hơn 300 năm nay là nhờ dòng sông Đồng Nai. Những ngôi chùa, mái đình, bãi chợ, nhà dân, cây cối... bên bờ sông là chứng nhân lịch sử cho các giá trị ấy.

Cho đến thời điểm này Công ty Toàn Thịnh Phát cũng như chính quyền tỉnh Đồng Nai chưa hề công bố các nghiên cứu về việc những di sản văn hóa bên bờ sông có thể bị tác động bởi thi công. Chưa kể phía bờ bên kia sông Đồng Nai có thể sẽ bị xói mòn vì dòng chảy bị thay đổi.

Nhà báo Ấn kể thêm: “Tôi từng gặp ông Huỳnh Phú Kiệt, Chủ tịch HĐQT Công ty Toàn Thịnh Phát, và nghe ông này nói về dự án lấn sông Đồng Nai. Khi được hỏi rằng công ty đã khảo sát ý kiến các hộ dân ở khu vực ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án hay chưa thì ông Kiệt trả lời tôi rằng đã thực hiện và nhận được ý kiến ủng hộ của nhiều người dân. Chỉ bằng vài cuộc điện thoại, mấy câu hỏi bâng quơ, 1 hoặc 2 lần ghé xuống thăm người quen là tôi xác định được chủ đầu tư dự án chưa hề cung cấp thông tin một cách chính xác trung thực cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án”.

Bộ TN-MT yêu cầu tỉnh Đồng Nai báo cáo việc lấp sông VRN sẽ phản biện

Chiều 19.3, ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ TN-MT, cho biết bộ này đã yêu cầu Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai báo cáo tất cả các thông tin liên quan đến dự án xây dựng khu đô thị ven sông Đồng Nai. Thứ trưởng Tuyến nói rằng, ông đã yêu cầu Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai gửi báo cáo qua email ngay trong ngày 19.3. Chiều tối cùng ngày, ông Tuyến cho biết ông đã nhận được báo cáo, hồ sơ của dự án.

* TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam - đại diện khu vực phía nam của Mạng lưới sông ngòi VN (VRN), cho biết: “Chúng tôi đang có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án lấp sông Đồng Nai trong tay. Ngay trong ngày 19.3, VRN chuyển bản ĐTM này đến các nhà khoa học có quan tâm trong và ngoài mạng lưới của VRN để họ đọc và đánh giá góp ý về ĐTM này. Một dòng sông nếu chỉ bị lấn ra 5 m thôi thì đã làm thay đổi dòng chảy của nó rồi. Dự kiến vào đầu tháng 4 tới, thông qua một đơn vị khoa học, VRN sẽ tổ chức một cuộc họp có sự tham gia của các nhà khoa học và những người có quan tâm để lắng nghe ý kiến của các bên góp ý cho ĐTM của dự án này. Mục đích của cuộc họp là giúp cho tỉnh Đồng Nai cũng như người dân có cái nhìn tổng quan và thấu đáo hơn về dự án.

Dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai, quy mô 8,4 ha do Công ty cổ phần ĐT - KT - XD Toàn Thịnh Phát làm chủ đầu tư. Cơ quan tư vấn là Viện Môi trường và tài nguyên (Đại học Quốc gia TP.HCM) - đơn vị tham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.

Những khu đô thị bốc mùi của Hà Nội sẽ được thanh tra, kiểm tra

Trước hiện trạng quá đỗi ô nhiễm của thủ đô Hà Nội và thực trạng xả nước thải không qua xử lý ra môi trường - Trung tâm văn hóa của Việt Nam , phó tổng cục trưởng cục Môi trường ông Hoàng Dương Tùng cho biết sẽ có kế hoạch thanh tra, kiểm tra các khu đô thị vi phạm.


Hệ thống xử lý nước thải tập trung quanh khu đô thị Ciputra chưa được xây dựng


Thưa ông, mới đây báo Tiền Phong có phản ánh thực tế xả thải không qua xử lý của nhiều khu đô thị ở Hà Nội như Ciputra, khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, khu đô thị Văn Khê, Bộ Tài nguyên và Môi trường có nắm bắt được thực trạng trên?

Nước thải ở các thành phố là vấn đề nan giải nhiều năm nay. Chúng tôi có chỉ ra trong báo cáo môi trường quốc gia về lưu vực sông. Nhiều lưu vực sông bị ô nhiễm nặng, 60-70% là do nước thải sinh hoạt gây nên.

Theo quy định, khi chuẩn bị báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án khu đô thị, chủ đầu tư phải xây dựng các phương án xử lý nước thải, đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) ban hành, trong đó có việc xây dựng khu xử lý nước thải tập trung. Được biết có nhiều khu đô thị chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung hoặc có xây dựng nhưng vận hành không đầy đủ. Nước thải ra môi trường không đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Chúng tôi đã gióng lên hồi chuông báo động về việc này, cũng có văn bản gửi đến các địa phương nhắc nhở. Năm nay sẽ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra.


Chúng tôi đã gióng lên hồi chuông báo động về việc này, cũng có văn bản gửi đến các địa phương nhắc nhở. Năm nay sẽ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng Ngoài ra, theo quy định, hằng năm chủ đầu tư phải gửi báo cáo giám sát môi trường. Nhiều đơn vị đã làm tốt nhưng nhiều đơn vị chưa làm. Có đơn vị làm rồi nhưng chất lượng báo cáo chưa tốt nên chưa phản ánh trung thực bức tranh môi trường nước thải khu đô thị. Thống kê cụ thể về khu đô thị có hệ thống xử lý nước thải, khu đô thị chưa có hay có mà không hoạt động đang được cập nhật.

Theo ông đâu là nguyên nhân khiến cho các chủ đầu tư vi phạm? Có ý kiến cho rằng hiện nay mức xử phạt quá thấp. Ví dụ khu đô thị Ciputra, chủ đầu tư chấp nhận chịu phạt mỗi năm chưa đến 50 triệu đồng thay vì xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuât tốn kém. Trong trường hợp chủ đầu tư nhiều lần vi phạm, có cơ chế xử phạt mạnh tay hơn không?

Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, theo Nghị định 179 năm 2013 thì mức phạt khá cao (cao nhất với tổ chức là 2 tỷ đồng, với cá nhân là một tỷ đồng). Ngoài ra có những biện pháp bổ sung. Tuy nhiên, hiện nay Nghị định 179 đang được sửa đổi cho phù hợp với Luật Bảo vệ Môi trường (có hiệu lực 1/1/2015). Trong đó sẽ bổ sung nhiều quy định cương quyết và rõ ràng hơn như vi phạm nhiều lần sẽ bị đóng cửa, ràng buộc trách nhiệm
cá nhân.

Vậy trước mắt việc xử lý các khu đô thị xả thải không qua xử lý mà Tiền Phong nêu phải thực hiện như thế nào?

Thứ nhất, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phải thanh tra, giám sát việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết, kế hoạch bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư đến đâu. Tùy trên tình hình thực tế mà đưa ra giải pháp, có thể có chế tài buộc họ phải xây hệ thống xử lý nước thải, đưa ra thời gian hạn định phải hoàn thành. Nói chung, phải nắm bắt thông tin rất cụ thể.
Ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường.

Bộ Xây dựng quản lý nước thải đô thị

Theo ông, việc để xảy ra tình trạng nhiều khu đô thị ở Hà Nội xả thải trực tiếp ra môi trường trách nhiệm thuộc về ai. Bộ Tài nguyên và Môi trường với vai trò là cơ quan quản lý thống nhất về môi trường có giải pháp gì để hạn chế tình trạng trên?

Theo quy định của Nghị định 80 về thoát nước và xử lý nước thải ban hành 6/8/2014 thì trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thoát nước và xử lý nước thải đô thị thuộc Bộ Xây dựng. Hiện nay, nước thải các khu đô thị mới đa phần là nước thải phi tập trung. Nghị định 80 cũng quy định Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý xử lý nước thải phi tập trung. Như vậy việc quản lý nước thải đô thị giao rất nhiều trách nhiệm quản lý cho ngành xây dựng.

Ngành TNMT có trách nhiệm phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường , xem xét cam kết kế hoạch bảo vệ môi trường. Với các khu đô thị từ 5-200ha sẽ do Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, dự án trên 200ha do Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hiện nay, hầu hết các dự án khu đô thị mới đều do địa phương phê duyệt. Theo quy định đơn vị nào phê duyệt, đơn vị ấy phải thực hiện giám sát. Với các khu đô thị xả thải thẳng mà Tiền Phongnêu, việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường  do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
thực hiện.

Liên quan đến các dự án cụ thể mà Tiền Phong nêu thì trách nhiệm trước hết thuộc về chủ đầu tư và đơn vị giám sát thi công. Tiếp đó là cơ quan được giao thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm nay sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường  và cam kết bảo vệ môi trường các khu đô thị. Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng xúc tiến hoàn thiện các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường để tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, vững chắc cho các đơn vị thực thi việc bảo vệ môi trường nói chung trong đó có việc bảo vệ nguồn nước.

Bãi rác ở Kiên Giang gây ô nhiễm nặng

Một bãi rác lộ thiên gây ô nhiễm trầm trọng trong phạm vi rộng ở khu phố Quang Mẫn, thị trấn Giồng Riềng , huyện Kiên Giang .





Hàng trăm mét bán kính bị ô nhiễm bởi bãi rác lộ thiên



Bãi rác lộ thiên lớn nhất tại thị trấn Giồng Riềng, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang gây ô nhiễm trầm trọng với bán kính hàng trăm mét ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt nơi đây.

Bên trong bãi rác này là hàng chục tấn rác thải được xe ủi vun thành từng đống cao chạy dài hàng chục mét. Mùa nắng mức độ ô nhiễm còn đỡ, vào mùa mưa ngoài chuyện bốc mùi hôi thối, nước thải từ rác còn tràn xuống các kênh xung quanh gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của bà con.


Bà Phạm Thị Ba (78 tuổi, ngụ thị trấn Giồng Riềng) cho hay gần 15 năm nay gia đình bà và nhiều hộ dân khác phải sống trong tình trạng ô nhiễm nặng nề. Gần như quanh năm bà con ở đây phải chịu đựng núi rác bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng nhiều vô kể, phải ăn cơm trong mùng.


“Những lúc xe vào đổ rác tôi trùm mền kín người cũng không hết hôi. Nước từ bãi rác còn chảy tràn xuống dòng kênh mà bà con lấy nước sinh hoạt khiến cả người lớn và trẻ em sống ở đây thường mắc bệnh tiêu chảy và viêm mũi” - bà Ba kể.


Ông Lý Thành Giỏi - chủ tịch UBND huyện Giồng Riềng - thừa nhận chính quyền biết bà con sống gần bãi rác rất bức xúc, nhưng huyện cũng đã nhiều lần kiến nghị với tỉnh xin kinh phí xử lý  rác thải mà chưa có kết quả.




“UBND tỉnh đã quy hoạch bãi rác khác tại xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng để phục vụ cho cả ba huyện Giồng Riềng, Châu Thành và Gò Quao nhưng chưa có nhà đầu tư. Vì vậy địa phương không thể di dời mấy chục hộ dân sống xung quanh bãi rác. Trước mắt, mỗi lần bà con phản ảnh hôi thối thì UBND huyện chỉ đạo cơ quan chức năng cho đổ rác sâu vào bên trong, phun hóa chất khử mùi. Nhưng giải pháp này chỉ là tạm thời và cũng không giảm mùi hôi được bao nhiêu” - ông Giỏi nói.

Biển đất nước thành bãi rác quốc tê đó là điều người dân Việt Nam nên làm ?

Hiện nay đang có tình trạng các container chứa rác nhập khẩu từ nước ngoài , nhiều doanh nghiệp vì hám lợi mà chấp nhận nhập khẩu, vô tình biến đất nước mình sinh ra thành bãi rác quốc tế . Nhà nước cần phải có chế tài , luật pháp để nghiêm trị các trường hợp này.

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, tại các cảng biển cả nước, đặc biệt tại Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng, Quảng Ninh, hiện đang tồn đọng gần 10.000 container, phần nhiều là vô chủ và 90% số container này chứa phế liệu - có thể nói gọn là rác thải nhập về từ nước khác.







Đáng lo ngại, số rác thải này rất độc hại, khó phân hủy, có loại 50 năm sau mới phân hủy hoặc rất tốn kém mới xây dựng được hệ thống xử lý các chất thải như phế thải đồ điện (thủy tinh, bóng đèn, dây điện, ắc quy, đồ nhựa…), phế thải điện tử (bàn phím, máy tính, linh kiện máy tính, đồ nhựa), máy móc, đồ gia dụng...


Điển hình, ở cảng Hải Phòng hiện có 5.000 container vô chủ, trong đó trên 1.000 container từ 20 đến 40 tấn chứa rác thải để đã chục năm nhưng không có chủ hàng đến nhận cũng không có cơ quan nào tiếp nhận xử lý những chất thải này, nhiều container đã gỉ mục trơ cả hàng bên trong. Mỗi khi trời mưa, rác ngấm nước chảy ra bãi chứa thành vũng. Ngày nắng, hơi a xít, đồ nhựa, mực in… bốc lên nồng nặc.


Nguyên nhân của tình trạng trên là doanh nghiệp hám lợi, mua phế liệu giá rẻ dưới dạng tạm nhập tái xuất. Trong khi đó, với doanh nghiệp xuất khẩu sẵn sàng bán rẻ danh dự, đất nước để trở thành bãi rác quốc tế vì ở các nước sở tại chi phí tiêu hủy rất cao.


Sau khi chúng ta thay đổi chính sách, tiến hành kiểm soát chặt chẽ, không cho nhập khẩu (kể cả tạm nhập) loại hàng nguy hiểm này, các doanh nghiệp "bỏ của", không nhận hàng (bởi đứng ra nhận hàng, trả lại thì bên bán không nhận chưa kể cước vận tải đắt, tiêu hủy rất tốn kém, hơn cả giá trị hàng hóa). Thế là hàng nghìn tấn rác thải độc hại chồng chất tại cảng cả chục năm vô thừa nhận.


Để giải quyết vấn đề trên, về lâu dài cần tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường để các doanh nghiệp không vì lợi nhuận cục bộ mà biến nước ta thành bãi rác của các nước phát triển. Mặt khác, cần bằng các giải pháp hành chính để giải tỏa "hàng… rác" tồn đọng. Nếu chỉ cảng hay ngành GTVT không thôi thì không thể giải tỏa triệt để mà cần có sự tham gia của nhiều ngành, đặc biệt là các ngành tài chính (thuế), kho bạc (vốn ngân sách), ngân hàng (tín dụng).


Thêm nữa, những điều này rất quan trọng: Phải bằng giải pháp kỹ thuật để ngăn chặn container chứa… rác nhập khẩu; đồng thời phải có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với hoạt động này. Nếu không, nguy cơ các doanh nghiệp vì hám lợi mà biến đất nước thành bãi rác sẽ hiển hiện.

Mở rộng Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây với tổng vốn đầu tư 310 tỷ đồng



Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chấp thuận bổ sung các hạng mục đầu tư xây dựng mở rộng hệ thống thu gom nước thải giai đoạn hai, đáp ứng công suất cho Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây (thuộc Dự án Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây) theo hình thức hợp đồng nhằm góp phần đảm bảo về sinh môi trườn cho toàn khu vựt xung quanh Hồ Tây.


Ảnh minh họa

Dự án do liên danh giữa Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Phú Điền và Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Môi trường SFC Việt Nam làm chủ đầu tư.

Với tổng kinh phí đầu tư các hạng mục bổ sung khoảng hơn 312 tỷ đồng, dự án sẽ xây dựng các tuyến cống, trạm bơm thu gom nước thải từ các lưu vực thuộc phạm vi thu gom nước thải cảu Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây theo quy hoạch (không bao gồm hệ thống thu gom nước thải do Ban quản lý dự án Hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây thực hiện); lưu vực bổ sung là khu vực phía Tây Nam và một phần phía Nam thuộc lưu vực Hồ Tây (có diện tích khoảng 154,5ha) và nước thải từ một số cống thoát nước liên quan. Thời gian thực hiện dự án từ quý 1/2015 đến quý 3/2015.

Thành phố yêu cầu chủ đầu tư chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về tính chuẩn xác (khối lượng và kinh phí) và tính hợp pháp của các thông tin, số liệu, tài liệu trình bày trong hồ sơ dự án; tổ chức quản lý, thực hiện dự án theo đúng các quy định của Nhà nước và Ủy ban Nhân dân thành phố về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, đầu tư theo hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT); bảo đảm tiến độ và chất lượng công trình. Theo đó, quỹ đất bổ sung để tạo nguồn vốn thanh toán là quỹ đất 20% tại lô đất I.A.23 có diện tích 42.187m2 thuộc quy hoạch chi tiết Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn hai.

Cũng theo chỉ đạo của thành phố, Sở Quy hoạch-Kiến trúc tiếp tục khẩn trương thực hiện các thủ tục để đảm bảo phù hợp theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và các quy hoạch khác có liên quan đối với lưu vực thu gom nước thải của Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây.



Nhà máy xử lý rác là nguyên nhân của ô nhiễm dioxin



Hàng loạt nhà máy xử lý rác thải có hàm lượng dioxin trong khí thải và nước thải vượt nhiều lần mức cho phép, thậm chí có nhà máy xử lý rác thải có hàm lượng dioxin trong nước thải cao gấp 5.000 lần mức cho phép, là cảnh báo của một nghiên cứu tại nhiều nhà máy xử lý rác thải ở Việt Nam.

a

Việc đốt rác thải y tế là một trong những nguồn phát thải dioxin


Vượt từ vài lần đến 5.000 lần

Nghiên cứu được thực hiện bởi dự án "Xử lý dioxin tại các vùng ô nhiễm nặng ở Việt Nam", cơ quan chủ trì Bộ Tài nguyên và Môi trường, chủ dự án là Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất da cam/dioxin ở Việt Nam (văn phòng 33). Kết quả nghiên cứu được trình bày ở báo cáo hiện trạng ô nhiễm dioxin trong môi trường Việt Nam xuất bản tháng 11/2014.

"Ở báo cáo này, lần đầu Việt Nam thừa nhận ngoài dioxin có nguồn gốc chiến tranh còn có dioxin phát thải từ hoạt động công nghiệp", ông Lê Kế Sơn, Giám đốc dự án, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói.

Trong đó, hoạt động thiêu đốt rác thải gồm các lò đốt rác thải công nghiệp, lò đốt xử lý rác thải y tế là hoạt động phát sinh dioxin nhiều nhất, thể hiện qua hàm lượng dioxin và hợp chất có độc tính giống dioxin (gọi tắt là DRCs) trong khí thải và nước thải của các nhà máy này. Hàm lượng dùng để đo nồng độ DRCs là Hàm lượng TEQ.

Tại Hà Nội, nhóm nghiên cứu của dự án lấy ba mẫu khí thải của một lò đốt rác thải công nghiệp và bốn mẫu khí thải của một lò đốt công nghiệp và y tế. Kết quả 3/7 mẫu khí thải có nồng độ DRCs vượt mức cho phép theo QCVN 30:2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về lò đốt công nghiệp.

Mẫu cao nhất có hàm lượng TEQ 9800 pg/Nm3, vượt 16 lần mức cho phép (600 pg/Nm3). Ở TPHCM, ba mẫu khí thải của một lò đốt rác công nghiệp và sinh hoạt và ba mẫu của một trạm xử lý chất thải nguy hại được phân tích, trong đó một mẫu xấp xỉ nồng độ cho phép, một mẫu vượt nồng độ cho phép khoảng năm lần.

Cá biệt ở Hải Dương trong số ba mẫu khí thải được phân tích của một lò đốt rác thải công nghiệp và một lò đốt rác thải bệnh viện thì có hai mẫu (đều của lò đốt rác thải công nghiệp) có hàm lượng TEQ vượt mức cho phép hàng chục lần, mẫu cao nhất lên tới 46.800 pg/Nm3, vượt 81 lần.

Như vậy, trong số 18 mẫu khí thải của các nhà máy xử lý rác thải công nghiệp, rác thải đô thị, y tế đều có chứa DRCs. Trong đó 7/18 mẫu có nồng độ vượt quy chuẩn cho phép từ vài lần đến hàng chục lần.

Bên cạnh khí thải, nước thải của các cơ sở xử lý rác thải cũng chứa hàm lượng DRCs cao gấp nhiều lần mức cho phép, nhất là ở TPHCM, có 9/15 mẫu nước thải vượt ngưỡng cho phép từ vài chục, vài trăm đến vài nghìn lần. Việt Nam chưa có QCVN về nồng độ DRCs trong nước thải.

Tuy nhiên nếu áp theo Luật dioxin và tiêu chuẩn phát thải của Nhật Bản là 10 pg/Nm3 thì ở Hà Nội có hai trong số năm mẫu nước thải vượt tiêu chuẩn, một mẫu vượt khoảng 5 lần, một mẫu vượt xấp xỉ 23 lần.

Tại Hải Dương bốn mẫu nước thải của hai công ty xử lý môi trường ở thành phố Hải Dương và huyện Thanh Hà đều có nồng độ vượt mức từ 3 đến 129 lần. Riêng ở TPHCM, trong số năm mẫu lấy từ hai trạm xử lý chất thải nguy hại và một công ty môi trường thì có ba mẫu vượt mức, trong đó một mẫu vượt tới 5.000 lần.

Lo ngại ảnh hưởng sức khỏe

Theo các chuyên gia, nồng độ DRCs cao bất thường trong mẫu khí thải của các nhà máy xử lý nước thải cho thấy đây là hoạt động phát thải chủ yếu dioxin và các hợp chất có độc tính giống dioxin vào môi trường. Nguồn nước thải của các cơ sở xử lý rác thải là một nguồn phát thải dioxin đáng quan tâm. Vì vậy, môi trường xung quanh khu vực lò đốt rác thải có nguy cơ nhiễm dioxin cao.

Hai con đường tác động lớn nhất của dioxin đến sức khỏe là khí thở và thức ăn. Việc khí thải có chứa dioxin ra môi trường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người và các loài sinh vật trong khi việc xả trực tiếp nguồn nước thải nhiễm dioxin ra môi trường mang lại những nguy cơ ô nhiễm dioxin trong nhiều đối tượng như đất, nước, trầm tích, sinh vật. Từ đó thông qua chuỗi thức ăn đến với con người.

Dioxin là một trong những hợp chất độc nhất mà con người biết đến, có khả năng gây ảnh hưởng ở cả các liều tiếp xúc rất nhỏ và ảnh hưởng kéo dài từ thế hệ này qua thế hệ khác, thuộc nhóm độc loại một có khả năng gây ung thư cho con người như ung thư phổi, phế quản, ung thư tuyến tiền liệt và các bệnh về di truyền. Dioxin có tính bền vững, khó phân hủy và tính lan truyền xa trong môi trường.



Xây dựng nhà máy xử lý nước thải cho 400.000 dân ở Bình Dương


Khởi công xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tại thị xã Thuận An.

Tỉnh Bình Dương đã động thổ xây dựng Nhà máy thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt cho hơn 400.000 người dân tại thị xã Thuận An vào sáng ngày 6.3.

Nằm trong chuỗi Dự án cải thiện môi trường nước Nam Bình Dương đây là nhà máy xử lý nước thải thứ hai, có công suất xử lý 17.000m3 nước thải/ngày đêm, với tổng mức đầu tư 2.300 tỷ đồng.

Đến giai đoạn 2, nhà máy sẽ đạt công suất xử lý nước thải 54.000m3 nước thải/ngày đêm (dự án chia thành 3 giai đoạn) với tổng mức đầu tư theo kế hoạch lên đến 6.800 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư gồm 85% vốn ODA của Nhật Bản và 15% vốn đối ứng do Công ty Cấp thoát nước và Môi trường Bình Dương (Biwase) làm chủ đầu tư.

Mục tiêu của giai đoạn 1 này sẽ tiến hành xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung và triển khai xây dựng hệ thống đường ống thu gom nước thải có chiều dài gần 200km với nhiệm vụ thu gom nước nước thải sinh hoạt cho hơn 400.000 người dân, tập trung nhất là các khu dân cư nằm trong vùng ô nhiễm khu vực Kênh Ba Bò.

Công trình còn đáp ứng thu gom nước thải cho Kênh Ba Bò và xử lý ô nhiễm nguồn nước các tuyến kênh trên địa bàn thị xã Thuận An…

Trước đó, tỉnh Bình Dương đã đưa Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị đầu tiên đi vào vận hành tại địa bàn thành phố Thủ Dầu Một. Dự án này đạt công suất xử lý 17.650m3 nước thải/ngày đêm.

Sau khi đưa vào hoạt động hồi tháng 5/2013, đến nay đã nhà máy đã thu gom nước thải của hàng chục nghìn hộ dân với công suất đạt được hơn 6.000m3 nước thải/ngày đêm.


Sơ đồ nhà máy xử lý nước sau khi hoàn thành xây dựng.

Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tại thành phố Thủ Dầu Một đã thành công vượt kế hoạch dự kiến hơn 2 năm là đánh giá của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA (đơn vị tài trợ vốn ODA).

Đến nay, nhà máy đã đấu nối thu gom nước thải sinh hoạt cho hàng nghìn hộ gia đình, cải thiện rõ rệt môi trường sống cho người dân Thủ Dầu Một.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương ông Trần Thanh Liêm cho biết với lợi ích mà dự án mang lại, việc đầu tư dự án cải thiện môi trường nước Nam Bình Dương là rất cần thiết và đạt lợi ích lâu dài hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm.

Do đó, đòi hỏi công trình thực hiện cải thiện môi trường nước phải đầu tư nhanh chóng, mang lại cuộc sống ngày càng văn minh ở một đô thị hiện đại như Bình Dương.

Đã hoang thành nhưng hệ thống xử lý nước thải vẫn " đắp chiếu"



Nhà máy xử lý nước thải thị trấn Me (huyện Gia Viễn, Ninh Bình) hoàn thành đã 4 năm nay, nhưng gần như không hoạt động, rất lãng phí.

Nhà máy nước thải thị trấn Me đang bị “đắp chiếu”

Nhà máy nước thải thị trấn Me đang bị “đắp chiếu

Nhà máy này thuộc dự án xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ thấm lọc cho các khu dân cư và đô thị, ở thị trấn Me, được xây dựng với mục đích xử lý nước thải và khôi phục cảnh quan môi trường. Dự án được triển khai từ năm 2008, do Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) làm chủ đầu tư, hoàn thành và bàn giao cho UBND huyện Gia Viễn quản lý từ năm 2010.

Người dân thị trấn Me cho rằng, nhà máy xử lý nước thải hoạt động sẽ góp phần cải tạo môi trường vì trong nhiều năm qua, nước thải sinh hoạt trên địa bàn đều xả trực tiếp ra kênh mương, ruộng đồng, ao hồ. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay, nhà máy xử lý nước thải này hoạt động rất cầm chừng, gần như bị “đắp chiếu”.

Theo quan sát của chúng tôi, khuôn viên của nhà máy xử lý nước thải đang bị bao vây bởi cỏ dại, lau sậy, trong khi tất cả các cánh cửa, hệ thống điện, nước bên trong công trình đã bị tháo dỡ nham nhở.

Ông Đinh Hữu Đương (ngụ tại phố Tiến Yết, thị trấn Me) cho biết: “Khi khởi công xây dựng, chúng tôi đều biết nhưng đến nay công trình đã bàn giao cho thị trấn chưa thì chúng tôi không nắm được, vì mấy năm không thấy nhà máy hoạt động gì cả. Nếu xong rồi mà không đưa vào sử dụng thì đó là một sự lãng phí lớn”, ông Đương nói.

Trưởng phòng TN-MT huyện Gia Viễn  ông Hoàng Văn Lượng  thừa nhận, các hạng mục chính của công trình nhà máy xử lý nước thải thị trấn Me đã hoàn thành nhưng đến nay vẫn chưa có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư đến nhà máy. Hạng mục này không nằm trong dự án mà địa phương phải đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, do gặp khó khăn về tài chính nên UBND huyện chưa bố trí được vốn để hoàn thiện. Hiện tại, mới chỉ có phố Tiến Yết đã xây dựng được hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt về nhà máy xử lý nên nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng, gây lãng phí.

Theo ông Đoàn Thanh Hà, Chủ tịch UBND thị trấn Me, người dân phản ánh Nhà máy xử lý nước thải thị trấn Me bị “đắp chiếu” là đúng. UBND thị trấn đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên nhưng chưa có kết quả. Phó chủ tịch UBND huyện Gia Viễn ông Bùi Quang Hưng tuy khẳng định việc hoàn thiện hệ thống thu gom nước thải để nhà máy hoạt động là rất cần thiết, nhưng theo ông Hưng, “việc này cần một nguồn vốn rất lớn, trong khi ngân sách của huyện lại đang khó khăn nên thời điểm này chúng tôi chưa thể làm gì hơn”.



Nhà máy An Hòa vượt mức nồng độ nước thải


Trung tâm quan trắc và chi cục bảo vệ tài nguyên môi trường vừa thực hiện đợt kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý nước thải, chất thải, bảo vệ môi trường tại công ty CP giấy An Hòa theo lời ông Phạm Văn Lương , Phó GĐ sở Tài nguyên và môi trường cho biết. Đợt kiểm tra này đã phát hiện nước thải xả ra môi trường của đơn vị này vượt quá mức nồng độ chất thải cho phép.



Công ty CP giấy An Hoà.



Theo kết quả kiểm tra, từ ngày 1 - 26/3, Công ty giấy An Hòa dừng sản xuất để bảo dưỡng máy móc. Nhưng tại khu vực cửa xả sông Lô vẫn có nước thải từ hồ sinh học của nhà máy chảy ra. Để xác định nồng độ chất ô nhiễm trong hệ thống xử lý nước thải, cơ quan chức năng đã cùng với công ty lấy 2 mẫu nước thải, gửi Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng I (thuộc Tổng công ty Đo lường chất lượng) thử nghiệm. Kết quả cho thấy 2 mẫu thử đều vượt quá giới hạn quy định. Trong đó, độ màu vượt từ 2,13 đến 2,2 lần, BOD5 (lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết các chất hữu cơ và sinh hóa do vi khuẩn gây ra, với thời gian xử lý nước thải là 5 ngày ở điều kiện nhiệt độ 20°C) vượt từ 1,06 - 1,12 lần.

Do vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh yêu cầu Công ty giấy An Hòa khẩn trương xây dựng hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo tiêu chuẩn cho phép, báo cáo UBND tỉnh Tuyên Quang trước ngày 31/5/2015. Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang tiếp tục phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời khi có hành vi vi phạm.

Nhà máy giấy An Hòa hoạt động từ năm 2011, nhưng đã nhiều lần bị xử phạt vì gây ô nhiễm môi trường. Năm 2013, UBND tỉnh Tuyên Quang xử phạt hành chính nhà máy 230 triệu đồng, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường xử phạt 225 triệu đồng. Tháng 8/2014, UBND tỉnh Tuyên Quang tiếp tục xử phạt đơn vị này 150 triệu đồng vì không thực hiện đúng nội dung về hệ thông xử lý nước thải.

Sai phạm của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Minh Long và những kết luật ban đầu

Cơ quan thanh tra tỉnh Quảng Ngãi đã có kết luận bước đầu những sai phạm chi tiền sai nguyên tắc của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Minh Long (Quảng Ngãi) khi mua, cấp cây giống cho người dân bằng nguồn vốn chương trình 30a vào ngày 14 - 4.
Ông Lê Chí Khanh không được bổ nhiệm lại chức danh giám đốc do sai phạm nêu trên nên giám đốc BQL rừng phòng hộ huyện Minh Long.
Ông Nguyễn Văn Thuần, Chủ tịch UBND huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Từ năm 2012-2014, BQL rừng phòng hộ Minh Long được giao nhiệm vụ mua và cấp giống cây trồng, gồm: mây nước, sa nhân, bời lời… cho người dân thiểu số trên địa bàn huyện, với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng.
Ảnh minh họa
Vì thời điểm cấp cây giống cho dân trồng rơi vào mùa nắng nên BQL rừng chỉ cấp chủ yếu là cây mây nước, với giá trị chưa đến 1 tỷ đồng. Số cây giống còn lại BQL vẫn để tại vườn ươm của Công ty tư nhân Tài Nguyên mà chưa nhận cấp cho dân. Cây cấp chưa xong (chưa có sản phẩm), nhưng ông Lê Chí Khanh, giám đốc BQL rừng phòng hộ huyện Minh Long vẫn chỉ đạo hoàn tất thủ tục và đã chuyển đủ số tiền trên cho Công ty tư nhân Tài Nguyên dẫn đến chi tiền sai nguyên tắc tài chính.
Ông Châu Thiên Long Phó giám đốc Công ty tư nhân Tài Nguyên, đơn vị cung ứng cây giống cho biết: “Số lượng, chủng loại cây giống đã ký hợp đồng với huyện Minh Long được cung ứng đủ, thì bên mua phải thanh toán tiền. Còn việc cấp hay không là do bên mua chứ chúng tôi làm sao can thiệp được. Và bên mua cũng chưa nhận hết cây giống nên chúng tôi phải tốn nhiều công sức để bảo quản và chăm sóc.Hiện BQL rừng phòng hộ huyện Minh Long đã chuyển tiền đủ cho Công ty nên bất cứ khi nào có yêu cầu, chúng tôi sẽ cho phương tiện chở số cây trên để giao cho dân trồng rừng”.
Qua báo cáo của các cơ quan chức năng của huyện Minh Long thì số cây giống đã mua nhưng chưa cấp phát cho dân hiện vẫn còn nằm tại vườn ươm của doanh nghiệp Tài Nguyên (ở xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi).


Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè cá tiếp tục chết



Cá chết hàng loạt, nổi lềnh bềnh trên mặt nước tiếp tục tái diễn trong nhiều ngày qua trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TP.HCM).

Cá chết hàng loạt trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè - ảnh 1


Cá chết hàng loạt trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè - ảnh 3

Cá chết vào ngày 15.4

Khu vực cá chết hàng loạt là đoạn từ cầu Điện Biên Phủ (Q.Bình Thạnh) đến cầu Trần Khánh Dư (Q.1). Điều đáng chú ý là cá chết nổi trên mặt nước hầu hết là cá lớn đủ các loại.

Người dân sống ở khu vực này cho biết, hiện tượng cá chết lác đác từ nhiều ngày qua và mỗi ngày một nhiều. Từ chiều 14.4 đến sáng nay 15.4 thì xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt.

Anh Lê Huy Dũng (ngụ Q.Bình Thạnh), cho biết: “Hiện tượng cá chết nổi trên mặt kênh xảy ra cũng nhiều ngày rồi. Cá chết toàn là cá lớn”.

Đặc biệt, nhiều người cũng cho biết dù cá chết hàng loạt, trôi rải rác khắp mặt kênh nhưng những ngày qua, vẫn có rất nhiều người vô tư đứng câu cá hai bên bờ..

Nguồn nước bị ô nhiễm?

Chi cục phó Chi cục quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở NN - PTNT TP.HCM) ông Trần Văn Sơn, cho biết nguyên nhân cá chết là do ô nhiễm cục bộ.

Đầu nguồn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (các quận Tân Bình, Q.3, Phú Nhuận) không liên thông với sông hay kênh rạch tự nhiên nào mà toàn là cống thoát nước thải. Những cơn mưa đầu mùa trút nước xuống lòng kênh, mang theo các chất độc hại, ô nhiễm tích tụ trong suốt mùa khô ở các ngóc ngách của cống thoát nước thải.

Trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè có hệ thống bơm, xử lý nước thải để đảm bảo chất lượng nguồn nước. Tuy nhiên, theo ông Sơn, do lượng nước thải nhiều quá nên có thể hệ thống xử lý không xuể khiến nguồn nước bị ô nhiễm.

Những năm trước, tình trạng cá chết hàng loạt cũng xảy ra trên dòng kênh này, cũng với lý do ô nhiễm nguồn nước cục bộ đầu mùa mưa.

Ông Sơn cho rằng Sở GTVT cần kiểm tra lại hệ thống xử lý nước thải kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè để tăng cường xử lý đảm bảo chất lượng nguồn nước trên kênh. Nếu việc xử lý không đảm bảo thì chu kỳ cá chết sẽ còn lặp lại.



Thử thách về bài toán xử lý nước thải y tế

Nguồn nước thải y tế vượt mức qui định tiêu chuẩn cho phép gây ô nhiễm môi trường xung quanh đang là vấn đề không còn xa lạ đối với các bệnh viên ở thành phố Hồ Chí Minh. Điều này bắt buộc bệnh viện phải có trách nhiệm bảo đảm nguồn nước đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường tuy nhiên công tác này gặp không ít khó khăn vì phải thực hiện triệt để, lâu dài cho 1 hệ thống xử lý nước thải y tế chất lượng.


Nhiều bệnh viện gây ô nhiễm môi trường

Theo thông tin của Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh), quá trình kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong năm 2013 và 2014 đã phát hiện nhiều BV có nguồn nước thải vượt quy chuẩn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đối tượng vi phạm tương đối đa dạng gồm: BV công lập, tư nhân, BV nằm ở khu vực ngoại thành và cả ở trung tâm; với nhiều mức độ vi phạm khác nhau so với Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 28:2010/BTNMT). Trong đó, nặng nhất là BV Tai Mũi Họng (quận 3) gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Không vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế (HTXLNTYT), nước thải của BV này có chỉ số COD vượt 47,8 lần; BOD vượt 53,8 lần...

Là BV tư nhân, Công ty TNHH BV Đức Khang (quận 5) có mức độ vi phạm gây ô nhiễm môi trường, nước thải sau hệ thống xử lý nước thải y tế: COD vượt 3,5 lần, BOD vượt 3,75 lần, NH 4 + vượt 8,05 lần. Nằm ở khu vực ngoại thành, BV Đa khoa khu vực Thủ Đức có mức độ vi phạm gây ô nhiễm môi trường; nước thải sau HTXL: Amoni = 22,96 mg/L, vượt 2,3 lần. BV Truyền máu Huyết học (quận 5) nguồn nước thải sau HTXL: NH 4 + vượt 2,1 lần cho phép, gây ô nhiễm môi trường. Công ty CP thương mại dịch vụ BV Cao Thắng (BV Mắt Cao Thắng, quận 5) nước thải sau hệ thống xử lý nước thải y tế: NH 4 + vượt 1,05 lần. Ngoài ra, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh còn có một số BV công lập trực thuộc các bộ, ngành trung ương có tỷ lệ quản lý và vận hành xử lý nước thải y tế chưa đạt quy chuẩn môi trường.

Điều đáng nói, trong số các BV vi phạm có BV đã được cơ quan chức năng cấp quyết định phê duyệt đề án Bảo vệ môi trường như BV Đức Khang. Hay như BV Truyền máu Huyết học đã có bản cam kết bảo vệ môi trường với UBND quận 5 từ năm 2008. Và hầu hết các BV này đều đã có hệ thống xử lý nước thải y tế.Vậy nguyên nhân từ đâu khiến cho các BV có nguồn nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép?

Khó khăn trong xử lý

Khắc phục tình trạng ô nhiễm, xử lý nước thải y tế, trước tiên đó là trách nhiệm, ý thức của chính đội ngũ lãnh đạo điều hành hoạt động của BV.BV Tai Mũi Họng mặc dù có hệ thống xử lý nước thải y tế nhưng không vận hành, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là điều rất đáng lên án. Đã có những BV để có được HTXLNT, đã phải đôn đáo tìm nguồn kinh phí đầu tư xây lắp, chi phí vận hành thường xuyên. Để xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế, BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP Hồ Chí Minh (CHVPHCN TP Hồ Chí Minh) đã nỗ lực "thắt hầu bao" và còn có cả sự hỗ trợ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đơn vị chủ quản. BV CHVPHCN TP Hồ Chí Minh được thành lập vào năm 2011 trên cơ sở tổ chức lại trung tâm CHVPHCN trẻ tàn tật vận động. Cơ sở hạ tầng của trung tâm này chủ yếu đã có từ trước năm 1975. Sau khi chuyển đổi lên BV, cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện BV CHVPHCN TP Hồ Chí Minh không có HTXLNT và bị phạt hơn 100 triệu đồng. Bác sĩ Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc BV trăn trở, với khoản tiền phạt đó, BV không biết lấy từ nguồn nào. Năm 2012, BV đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đồng ý cho xây lắp HTXLNT theo công nghệ AAO, công suất 50 m 3 /ngày đêm, với kinh phí hơn 6 tỷ đồng, thanh toán theo hình thức trả dần. Bác sĩ Ánh cho biết thêm, hằng năm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ có hơn một tỷ đồng chi cho công tác bảo vệ môi trường, do vậy, lúc bấy giờ, việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải y tế với khoản tiền lớn như vậy là một quyết định táo bạo.

Những năm gần đây, tại TP Hồ Chí Minh đã có nhiều BV ứng dụng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải y tế theo công nghệ AAO. Tiến sĩ Lê Quốc Tuấn, Trưởng Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh cho biết: Với nước thải y tế, việc sử dụng công nghệ AAO của Nhật Bản được coi là giải pháp tối ưu, nó không chỉ xử lý các chất thải trong nước thải mà còn xử lý được cả mầm bệnh lây nhiễm. Công nghệ này thuận tiện trong di dời, khi cần tăng công suất chỉ bổ sung các hợp phần cần thiết của quy trình. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Lê Quốc Tuấn, hiện nay công nghệ này khá đắt tiền, cho nên rất cần sự đồng thuận chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản. Sau đó chúng ta có thể chế tạo, xây dựng và vận hành phù hợp với điều kiện nguyên vật liệu, kinh phí của Việt Nam.

Có công nghệ tối ưu nhưng không phải BV nào cũng tìm được nguồn kinh phí xây lắp; hay có được sự đồng thuận từ cơ quan chủ quản như BV CHVPHCN TP Hồ Chí Minh. Sau khi biết nguồn nước thải của đơn vị vượt tiêu chuẩn cho phép, bác sĩ Trịnh Đình Thắng, Giám đốc BV Đa khoa khu vực Thủ Đức đã cho kiểm tra lại HTXLNT.Nhưng khâu kiểm tra, xử lý cũng gặp nhiều khó khăn. Bởi theo bác sĩ Thắng, hệ thống xử lý nước thải y tế của BV đã cũ kỹ, BV lại đang rơi vào tình trạng quá tải bệnh nhân. Việc khắc phục triệt để ô nhiễm do nguồn nước thải đang chờ vào dự án xây dựng mới BV sớm được triển khai. Theo thiết kế của dự án BV mới thì hệ thống xử lý môi trường nói chung, nguồn nước y tế nói riêng rất được coi trọng và xây lắp theo công nghệ hiện đại.

Ông Cao Trung Sơn, Chi cục Phó Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh) cho rằng, công tác xử lý, khắc phục nước thải y tế hiện nay đang gặp nhiều khó khăn như: HTXLNT cũ kỹ, chưa có đội ngũ chuyên môn hóa trong vận hành, bảo dưỡng HTXLNT..., nhưng trở ngại lớn nhất vẫn là tình trạng BV quá tải, điều này đã làm phá vỡ quy hoạch của BV, chèn ép các công trình phụ trợ, trong đó có cả hệ thống xử lý nước thải y tế. Đối với việc tạo nguồn kinh phí phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường, vận hành HTXLNT có tính thường xuyên, chuyên sâu, nhiều ý kiến cho rằng, đối với BV công lập nên cho phép đưa chi phí bảo vệ môi trường nói trên vào chi phí khám, chữa bệnh.

Thời gian qua, nhiều BV đã chọn cách ký hợp đồng thực hiện công tác xử lý môi trường, bao gồm cả vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế.Nhưng không phải lúc nào cũng tìm được đối tác tin cậy, nắm bắt vững chuyên môn. Giám đốc Công ty CP thương mại, dịch vụ BV Cao Thắng Nguyễn Bảo Hiên cho biết, khi xây mới BV, công ty đã ký hợp đồng xây lắp, vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế với một đơn vị trung gian. Nhưng khi để xảy ra tình trạng nguồn nước thải vượt tiêu chuẩn, công ty đã phải ngừng hợp đồng và tìm đối tác khác. Đành rằng, công tác xử lý khắc phục nước thải y tế gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nguy hại của nguồn nước thải gây ô nhiễm đến môi trường sống thì các BV cần phải nỗ lực, quyết liệt hơn trong việc đề xuất, thực hiện các biện pháp giải quyết triệt để.

Đồng Nai: nước ngầm nhiễm nặng amoni, coliform



Từ đầu năm 2013 đến nay, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Đồng Nai, đã tiến hành quan trắc nước dưới đất tại 16 công trình thuộc hai huyện Định Quán, Nhơn Trạch và thị xã Long Khánh. Kết quả cho biết, tại nhiều nơi nước có hàm lượng amoni, coliform vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể, nguồn nước ngầm tại xã Đại Phước (huyện Nhơn Trạch) có hàm lượng amoni giá trị 2,8 mg, vượt 28 lần so với quy chuẩn. Ở các xã Phú Thạnh, Hiệp Phước, Vĩnh Thanh (Nhơn Trạch) hàm lượng coliform có giá trị 9 MPN/100ml đến 23 MPN/100ml, vượt từ 3 đến 7,7 lần quy chuẩn cho phép.



Ảnh minh họa

Ở huyện Định Quán, thị xã Long Khánh, đa số nguồn nước ngầm ở những vị trí quan trắc đều có chất lượng tốt. Tuy nhiên, những xã như La Ngà, Phú Lợi, Phú Ngọc, Phú Túc (Định Quán) và Bảo Vinh (Long Khánh) hàm lượng amoni, coliform, Fe vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn Việt Nam.

Những vùng nước có hàm lượng chất độc hại nêu trên, đa số người dân vẫn dùng nước giếng đào để sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Từ thực tế này, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Đồng Nai khuyến cáo người dân các địa phương nên có các biện pháp xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng.

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết, lượng amoni trong nước ngầm tại các địa điểm vượt quy chuẩn là do người dân sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu, hóa chất thực vật. Amoni thực ra không quá độc đối với cơ thể người (tiêu chuẩn là 3 mg/l). Nhưng trong quá trình khai thác và lưu trữ nước, chất này chuyển hóa thành nitrit và nitrat.

Nitrit là chất độc rất có hại cho cơ thể, khi người uống phải, nó sẽ chuyển hóa thành một chất có tiềm năng gây ung thư.

Riêng coliform, đây là một loại vi khuẩn, người dân khi sử dụng nước có chứa vi khuẩn này có thể bị chứng mệt mỏi, đau khớp xương, bắp thịt nhức nhối, lên cơn sốt, đau đầu. Hiện tiêu chuẩn nước uống và nước sạch ở Việt Nam đều quy định hàm lượng coliform bằng 0.

Cũng theo Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Đồng Nai, mực nước ngầm tại 10 vị trí quan trắc ở huyện Định Quán và thị xã Long Khánh đều thấp hơn so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân của tình trạng trên là do mùa khô năm 2013 kéo dài, lượng mưa ít.



Mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á vấp phải sai phạm hàng loạt

Theo kết luận thanh tra đã liệt kê các sai phạm cụ thể tại mỏ sắt Thạch Khê về vấn đề chấp hành pháp luật về khoảng sản trong các hoạt động khai thác tại mỏ sắt huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh.
Theo đó, mỏ sắt Thạch Khê bắt đầu thực hiện công tác thử nghiệm công nghệ thi công trên nền cát và sét giai đoạn I là 1,5 triệu m3 từ tháng 12/2007 đến ngày 23/2/2009 khi chưa được các cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền cho phép. Theo Kết luận Thanh tra, điều này là chưa phù hợp với quy định của pháp luật về khoáng sản.

Ngoài ra, dự án mỏ sắt Thach Khê vẫn chưa hoàn thành việc lập, phê duyệt và nộp thiết kế mỏ cũng như chưa bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ, gửi hồ sơ và quyết định bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ về Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản.

 

Tính đến năm 2013, số tiền hơn 8 tỉ đồng kí quỹ cải tạo phục hồi môi trường cũng chưa được Công ty CP Sắt Thạch Khê nộp. Nhà đầu tư cũng chưa có dự án cải tạo phục hồi môi trường được phê duyệt; chưa hoàn thành việc xin cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; chưa có văn bản xác nhận về việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án.

Năm 2009 và 2011 Công ty CP Sắt Thạch Khê quan trắc không đúng tần suất theo cam kết trong bản báo cáo ĐTM (Báo cáo đánh giá tác động môi trường). Một số chỉ tiêu quan trắc nước thải tại khu vực mỏ vượt quá giới hạn theo Tiêu chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp. Năm 2012, Công ty không thực hiện việc quan trắc môi trường.

Bên cạnh đó, hiện tại mỏ sắt Thạch Khê đang tạm dừng khai thác, khai trường bị ngập nước khoảng 20m, đất đá bờ moong không ổn định, dễ gây tai nạn nhưng chưa có đầy đủ các biển cảnh báo nguy hiểm.

Trong kết luận Thanh tra, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản yêu cầu Công ty CP Sắt Thạch Khê phải hoàn thành đầy đủ việc khắc phục các vi phạm, tồn tại nêu trên và báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện về Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, UBND tỉnh Hà Tĩnh. Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản sẽ xem xét, xử lí theo quy định của pháp luật.

Hàng nghìn hộ dân ở Đồng Nai phải mua nước để sử dụng



Nắng hạn kéo dài hơn 1 tháng nay làm cho hàng nghìn hộ dân ở vùng nông thôn thuộc huyện miền núi Đinh Quán (Đồng Nai) đang rơi vào hoàn cảnh thiếu nước sạch sinh hoạt ngày càng nghiêm trọng.




Người dân phải mua nước sạch để sử dụng

Xã La Ngà (huyện Định Quán) là nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất . Toàn xã có 3.000 hộ thì hiện có hơn 2.000 hộ phải mua nước để sinh hoạt. Ngay tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, hai giếng khoan sâu hơn 60m cũng không có nước.

Gia đình ông Thái Văn Hùng ở ấp 5, xã La Ngà, huyện Định Quán hơn một tháng nay phải mua nước để sử dụng, nguyên nhân là cả giếng đào và giếng khoan của gia đình đã bị cạn. Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, hơn sáu sào xoài của gia đình ông bị cháy lá và có nguy cơ mất trắng do thiếu nước.

Chính quyền địa phương cho biết, trong khi các dự án đầu tư cấp nước trên địa bàn vẫn chưa được triển khai, thì vào mùa khô những năm gần đây việc người dân phải mua nước để phục vụ sinh hoạt đã trở thành quen thuộc.

Nhưng điều đáng nói là cùng với hàng nghìn hộ dân tại các xã La Ngà, Phú Ngọc, Ngọc Định đang thiếu nước do chưa được đầu tư các công trình nước sạch, thì tại các xã đã có một số công trình nước sạch đã được đầu tư nhưng lại không phát huy hiệu quả, gây bức xúc trong nhân dân.

Điển hình như tại ấp 1, xã Thanh Sơn, mặc dù đã được đầu tư công trình nước sạch nhưng người dân vẫn phải đi mua nước sạch về sử dụng. Nguyên nhân là do trạm nước sạch được đầu tư xây dựng cách đây khoảng 10 năm đã bị xuống cấp nghiêm trọng.

Cán bộ quản lý trạm bơm này khẳng định, trạm vẫn hoạt động bình thường, tuy nhiên theo tìm hiểu của phóng viên thì cách đó chưa đầy 200m nhiều hộ dân rất bức xúc vì không có nước sạch để sử dụng, buộc họ phải khoan giếng để lấy nước, nhưng nguồn nước lại không sử dụng được do nhiễm phèn nặng.

Theo Ủy ban nhân dân huyện Định Quán, việc giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân các xã quản lý, vận hành các công trình nước sạch như tại xã Thanh Sơn, không những không phát huy hiệu quả mà còn dẫn đến công trình xuống cấp, do ít được đầu tư duy tu, bảo dưỡng.



Giải pháp trước mắt của Ủy ban nhân dân huyện chỉ là yêu cầu rà soát tất cả các công trình nước sạch trên địa bàn để có biện pháp sửa chữa, tránh lãng phí kéo dài.

Trẻ em thiệt thòi đối mặt với cuộc sống



Theo báo cáo mới ra của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã khẳng định trẻ em người Kinh có khả năng sống xót cao hơn gấp 3,5 lần so với trẻ em dân tộc khác.

 

   Ảnh minh họa

Mặc dù Việt Nam đạt được những tiến bộ vượt bậc trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi trong vòng hai thập kỉ qua nhưng còn có rất nhiểu trẻ em đang bị bỏ lại phía sau chỉ vì các em sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn hoặc ở những vùng sâu vùng xa đó là nhận xét của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em .

Dựa trên những phân tích ban đầu các số liệu thu thập từ 87 quốc gia có thu nhập trung bình và thấp trên thế giới báo cáo với tiêu đề The Lottery of Birth (Canh bạc của Sự Sống) cho biết ¾ trong số các nước này, sự bất bình đẳng trong tỷ lệ sống ở trẻ em đang ngày một xấu hơn, khiến một số nhóm trẻ đang thụt lùi so với các bạn khác.

Có rất ít các ông bố bà mẹ người dân tộc thiểu số ở Việt Nam nắm được các chương y tế của chính phủ chủ yếu do những cản trở về ngôn ngữ, và cũng ít tiếp cận với các thông tin về điều kiện và các phương thức điều trị do những thói quen cũ trong chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh hoặc do chất lượng của các dịch vụ sẵn có còn chưa đáp ứng được cho các gia đình ở những vùng sâu vùng xa... Phần lớn các nguyên nhân dẫn đến tử vong ở trẻ đưới 5 tuổi là do những. Theo thống kê số trẻ tử vong trong giai đoạn sơ sinh chiếm tới 54% số trẻ tử vong tại Việt Nam.

Theo phân tích của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, nếu không có những hành động thực sự nhằm thay đổi, sự sống sẽ tiếp tục điễn ra trong thời gian tới và sẽ làm chậm tiến trình hướng tới mục tiêu chấm dứt tình trạng tử vong vì những nguyên nhân có thể can thiệp được ở trẻ em đối với các thế hệ sau.

Tuy nhiên, vấn đề bất bình đẳng này có thể giải quyết được. Thực tế, gần 1/5 các quốc gia trong nghiên cứu này bao gồm Ru-wan-da, Ma-la-wi, Mê-hi-cô, và Băng-la-đét đã rất thành công trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em kết hợp nhanh và chuyên biệt, đạt được những tiến bộ nhanh hơn so với phần lớn các nước khác mà vẫn đảm bảo không có nhóm trẻ nào bị bỏ lại phía sau.

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em kêu gọi cộng đồng quốc tế cam kết chấm dứt tử vong vì những nguyên nhân có thể can thiệp được ở trẻ em vào năm 2030.

Hiệp định khung về phát triển, thay thế “Mục Tiêu Thiên Niên Kỷ” sẽ được thông qua tại Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9 năm 2015. Hiệp định khung này sẽ đưa ra những mục tiêu về sự sống bà mẹ và trẻ em và cam kết hành động hướng tới việc bao phủ sức khỏe toàn cầu.

Hiệp định này bao gồm các mục tiêu nhằm đảm bảo những nhóm trẻ nghèo và thiệt thòi nhất phải thuộc công cuộc toàn cầu về cải thiện sự sống cho trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2030.

‘Thật là đáng hổ thẹn khi mà ngay trong ngày hôm này, trong kỷ nguyên này còn có quá nhiều trẻ em trên thế giới mà cơ hội sống xót của các em chỉ là vấn đề là các em có may mắn được sinh ra trong một gia đình đủ khá giả để có thể tiếp cận với việc chăm sóc sức khỏe,’ông Gunnar Andersen, Giám Đốc Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam phát biểu.

‘Chúng ta biết là có thể thay đổi. Chúng ra có cơ hội để thay đổi; các nhà lãnh đạo trên thế giới phải làm làm mọi thứ với quyền hành của mình để đảm bảo họ nắm được cơ hội này bằng đôi tay của họ.’

Thu gom gần 8 tấn dầu tràn trên bờ biển Quảng Trị


Sau khi nhận được thông tin về sự cố dầu tràn vào bờ biển một số xã thuộc hai huyện Gio Linh, Vĩnh Linh. Ngày 7/4 Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành thu gom được gần 8 tấn dầu vón cục, làm sạch trên 50% diện tích bờ biển bị ô nhiễm.



Lực lượng thanh niên thu gom dầu vón cục tại bờ biển huyện Vĩnh Linh.

Trước đó, ngày 3/4 một lượng dầu thô khá lớn theo sóng biển trôi dạt vào bờ cát các xã ven biển 2 huyện Vĩnh Linh và Gio Linh với tổng chiều dài khoảng 7,5km. Dầu vón cục bám trên đá, lẫn vào trong cát sau khi thủy triều rút, trôi dạt dọc theo bờ biển với kích thước từ 3-5cm.Ngay sau đó, phương án khắc phục và xử lý sự cố tràn dầu được gấp rút tiến hành trên diện tích bị ô nhiễm.

Các lực lượng thanh niên phải dùng phương pháp thủ công như xúc bằng xẻng, thu nhặt bằng tay, dùng sàng để tách cát ra khỏi dầu đã vón cục… và vận chuyển về xử lý tại Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu miền Trung…

Hiện tại, đã tổ chức thu gom trên trên bờ biển dài hơn 2km từ Mũi Ròng đến Mũi Lay trên tổng số 3,5km bờ biển bị ô nhiễm tại xã Vĩnh Thạch và Vĩnh Kim của (huyện Vĩnh Linh) với khoảng 6 tấn dầu vón cục làm sạch được trên 50% số lượng dầu thô bị trôi dạt vào bờ biển.

Xã Trung Giang (huyện Gio Linh) lực lượng thanh niên đã thu gom được 2 tấn dầu vón cục làm sạch được hơn 80% diện tích bờ biển bị nhiễm dầu.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường ông Nguyễn Trường Khoa,  cho biết dầu tràn ven biển nếu không kịp thời xử lý sẽ có tác động xấu đến môi trường biển, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nuôi trồng thủy sản, đánh bắt ven biển, làm mất mĩ quan các bãi tắm.

Trong những năm gần đây, các sự cố tràn dầu liên tiếp xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, điển hình vào năm 2007, 2009 với khối lượng thu gom được ước tính trên 20 tấn…

Xử lý nước thải nhà hàng - khách sạn



Nước thải nhà hàng – khách sạn có thành phần đặc trưng cơ bản là chưa nhiều chất hữu cơ, nồng độ vi sinh cao, và chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Ngoài ra nước thải nhà hàng – khách sạn không ổn định về lưu lượng, tùy thuộc vào thời điểm trong ngày.


Quy trình công nghệ


Thiết bị tách rác: loại bỏ các chất thải gây tắt nghẽn đường ống ,cống rãnh…. sau đó lọc ra từng loại rác thải, loại thô hoặc không thô để các giai đoạn xử lý sau xử lý dược dể dàng và nhanh hơn.

Bể tách dầu mỡ:

Do trong quá trình phục vụ nhà hàng từ các khu vực nhà bếp có dư đọng một lượng mỡ tương đối lớn cho nên cần tách dầu ra khỏi hệ thống để tránh các sự cố tắt nghẽn các hệ thống bơm.

Bể điều hòa:

Bộ phận này là bộ phận hoạt động liên tục cho nên nó không thể thiếu ở bất cứ công trình xử lý nước thải nào. Nó có chức năng điều hòa khi các hệ thống hoạt động vược quá định mức cho phép. Trong bể điều hòa nước sẽ được sục khí để tránh tình trạng yếm khí dưới đáy. Sau đó được đưa tới các bể sinh học hiếu khí có vật dính bám.

Công nghệ Xử lý nước thải nhà hàng khách sạn xu ly nuoc thai nha hang khach san

– Bể sinh học hiếu khí có vật liệu dính bám

Theo chúng ta biết thì phần lớn các chất thải có thể tự phân hủy sinh học, cho nên quy trình này chủ yếu sử dụng bùn hoạt tính và các công nghệ sinh học. Nộng đọ sẽ được giảm đáng kể sau khi qua quy trinh này.

Bể Lắng 2:

Các quá trình xử lý từ bể điều hòa sẽ lắng các chất bùn vi sinh. Các bùn lắng này sẽ bám vào các ống dẫn, sau khi đi qua ống dẫn thì sẽ lắng xuống đáy. Nước trong ống khi ra ngoài sẽ chảy với mức rât chậm để không cho bùn thoát ra. xu ly nuoc thai nha hang khach sanNồng độ nước thải có nồng độ COD,BOD khoảng 70-80%. Bùn trong bể sẽ được bơm vào bể sinh học hiếu khí dính bám và tiêu hủy theo quy định. Sau đó đến quy trình khử trùng tại bể khử trùng.

Bể Khử trùng:

Sau khi xử lý xong trong bể bây giờ chỉ còn lượng vi khuẩn nhỏ nhưng thường không gây hại( Đa số thôi). Chúng ta có thể dùng Clo để khử trùng nước nhằm loại bỏ hết các vi khuẩn.

Bể Chứa Bùn:

Sau khi xử lý xong chúng ta có thể xử lý bình thường, còn lại lượng nước chúng ta sẽ tiếp tục xử lý lại tại bể điều hòa.

Mọi chi tiết xin liên hệ công ty TNHH KHKT & Môi trường Minh Việt số điện thoại 08.6273.1380 địa chỉ 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

Xử lý nước thải dệt nhuộm



Nước thải dệt nhuộm có tính chất đặc trưng như tỷ lệ COD/BOD cao, nhiệt độ cao, tính chất nước thay đổi liên tục, ngoài ra nước thải dêt nhuộm còn có độ màu rất cao, kèm theo đó là hàm lượng chất độc như sunfit, kim loại nặng, hợp chất halogen hữu cơ cao.



Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải ngành dệt nhuộm:

Nước thải dệt nhuộm sau khi qua song chắn rác thô nhằm loại bỏ các chất rắn lơ lửng và chất rắn có kích thước lớn được thu gom về bể điều hòa 1.

Trong bể điều hòa 1 có lắp đặt bơm tuần hoàn, nước bơm lên hệ thống ống phân phối nước nhằm làm giảm nhiệt độ của nước thải dệt nhuộm. Đồng thời máy thổi khí cấp khí vào bể điều hòa 1 nhằm xáo trộn ổn định nồng độ chất thải trong nước và làm giảm 1 phần nhiệt độ nước thải dệt nhuộm. Từ bể điều hòa 1, nước thải được bể điều hòa 2 nhằm ổn định nồng độ và lưu lượng lần nữa trước khi đứa vào xử lý ở các công trình tiếp theo.

Nước thải dệt nhuộm từ bể điều hòa 2 được bơm lên bể keo tụ, tại bể keo tụ các hóa chất như phèn nhôm, polymer được châm vào nhằm để tăng hiệu suất của quá trình keo tụ. Từ bể keo tụ nước thải dệt nhuộm tự chảy qua bể tạo bông. Quá trình keo tụ tạo bông diễn ra đồng thời nhằm tạo các nhân tố có khả năng kết dính các chất bẩn trong nước ở dạng lơ lửng thành các bông cặn có khả năng lắng trong các bể lắng và dính kết trên bề mặt hạt của lớp vật liệu lọc ở quá trình lọc nước với tốc độ nhanh và kinh tế nhất. Tại đây hóa chất polymer được châm vào đồng thời nhằm tăng hiệu suất quá trình tạo bông cặn. Nước thải dệt nhuộm từ bể tạo bông trước khi tự chảy qua bể lắng 1 nhằm tách các bông cặn hình thành ở bể tạo bông. Quá trình này được thiết kế để loại bỏ SS, độ màu, một phần chất hữu cơ hoà tan, và kim loại nặng

Nước thải dệt nhuộm sau khi được tách SS được dẫn sang bể trung gian nhằm ổn định lưu lượng trước khi được bơm vào bể thổi khí. Tại bể MBBR diễn quá trình sinh học hiếu khí, không khí cấp từ các máy thổi khí thông qua hệ thống phân phối khí dưới bể sẽ giúp vi sinh vật ở dạng hiếu khí (bùn hoạt tính) phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản như : CO2, H2O…Theo phản ứng sau :

Chất hữu cơ + Vi sinh vật hiếu khí —> H2O + CO2 + sinh khối mới +…

Hiệu suất xử lý của bể thổi khí tính theo COD, BOD đạt khoảng 90-95%. Từ bể thổi khí, nước thải được dẫn sang bể lắng đợt 2. Tại đây diễn ra quá trình phân tách giữa nước và bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính lắng xuống đáy và được dẫn ra bể chứa bùn thông qua hệ thống thu bùn dưới đáy, còn nước thải ở phía trên mặt sẽ chảy tràn sang bể khử trùng, Trong bể khử trùng, dung dịch Ca(Ocl)2 được bơm bể để xử lý triệt để các vi trùng gây bệnh như E.Coli, Coliform,… Nước thải sau khi qua bể khử trùng đạt quy chuẩn QCVN 13:2008/BTNMT, cột B.

Trong một số trường hợp, nếu cần xử lý nước thải đầu ra đạt QCVN 13:2008/BTNMT Cột A thì nước thải đẹt nhuộm sau khi qua bể khử trùng sẽ không xả trực tiếp và nguồn tiếp nhận mà được bơm cao áp lên bể lọc áp lực, qua cơ chế lọc áp lực phần cặn lơ lững còn lại trong nước thải sẽ được xử lý triệt để. Sau đó nước thải dệt nhuộm tiếp tục được dẫn qua thiết bị trộn tĩnh nhằm khử trùng lần nữa trước khi thải xả thải ra môi trường.

Bùn hóa lý ở đáy bể lắng đợt 1 và bùn sinh học từ bể lắng 2 được bơm về bể chứa bùn. Tại bể chứa bùn, lượng bùn lắng dưới bể sẽ tiếp tục được bơm qua bể nén bùn nhằm làm giảm thêm độ ẩm. Tiếp tục, phần bùn sau khi nén ở phía dưới được bơm máy ép bùn để ép bùn thải thành các bùn khô và nước, phần bùn khô được thải bỏ như chất thải rắn công nghiệp, còn phần nước bùn trên bề mặt bể chứa bùn, bề nén bùn, và sau khi ép bùn được dẫn trở lại bể điều hòa 1.



xử lý nước thải nhà máy in



Nước thải nhà máy in có nồng độ COD cao, độ màu vượt tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần. Ngoài ra, nước thải nhà máy in có nhiều hợp chất hữu cơ dạng phân táng cần được xử lý.


SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ


THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:

Vì đặc trưng của nguồn nước thải nhà máy in có lưu lượng ngày.đêm không lớn, như vậy hệ thống xử lý nước thải nhà máy in này sẽ thiết kế hoạt động gián đoạn.

Nước thải nhà máy in sản xuất từ trong nhà máy sẽ theo hệ thống mương dẫn đi vào bể gom. Trên mương dẫn có bố trí các song chắn rác để ngăn các loại rác như bao bì, vỏ hộp, cành lá cây… nhằm tránh gây hư hỏng cho máy bơm và các thiết bị phía sau.

Tiếp theo nước thải nhà máy in được bơm vào thiết bị keo tụ – lắng. Dưới tác dụng của PAC trong điều kiện pH trung tính cùng với tốc độ khuấy thích hợp của Motor, các bông cặn sẽ hình thành. Thành phần lơ lửng và hòa tan trong nước thải sẽ hấp phụ lên bề mặt hạt keo. Để quá trình tạo bông xảy ra thuận lợi, polimer sẽ được cấp vào bể. Khi các bông cặn lớn hình thành lúc này Motor sẽ dừng lại, các bông cặn sẽ lắng xuống đáy bể, nước trong sẽ được tháo ra bồn trung gian bởi các van bố trí trên thiết bị keo tụ. Và trong bồn trung gian sẽ được thêm clonrine kể khử trùng nước thải.

Cuối cùng từ bồn chứa trung gian nước thải được bơm qua thiết bị lọc áp lực để tách loại hoàn toàn các chất lơ lửng trước khi thải ra môi trường.



Nước sau xử lý nước thải nhà máy in sẽ đạt mức B theo TCVN 5945 – 2005. Bùn thải tách ra từ bể lắng cũng được tập trung về bể chứa bùn và được định kỳ hút bỏ theo qui định. Nước được tách ra và tuần hoàn trở lại bể gom lắng cặn để xử lý.

Công ty TNHH KhKT & môi trường Minh Việt số điện thoại 08.6273.1380 địa chỉ 347/23 Lê Văn Thọ, P9, Q.Gò Vấp, TP HCM

Hàng chục loài động vật, thực vật cần được bảo vệ nguồn gen ở Khánh Hòa



Vào ngày 25/12, Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa tổ chức Hội thảo khoa học Bảo tồn nguồn gen giai đoạn 2013 – 2020.




Gõ biển – một loại cây quý hiếm ở bán đảo Cam Ranh đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng


Tại Hội thảo, các nhà khoa học đã thảo luận những đề tài nghiên cứu xung quanh việc bảo tồn nguồn gen nhiều loài động vật, thực vật quý, hiếm tại khu vực Khánh Hòa, trong đó đáng chú ý nhất là những đề tài về bảo tồn đa dạng sinh học vùng biển Khánh Hòa; hiện trạng lưu giữ nguồn gen các loài thủy sản; bảo tồn nguồn gen các loài thực vật rừng bị đe dọa và đặc hữu, các loài cây dược liệu, thực vật hạt trần, động vật rừng…


Sau buổi hội thảo Sở Khoa học và Công nghệ đã có đầy đủ cơ sở khoa học, thực tiễn để xây dựng đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ, bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh từ nay đến năm 2020. Trên cơ sở đó, triển khai việc bảo tồn nguồn gen các loài động vật, thực vật trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.


Khánh Hòa là nơi có đa dạng sinh học rất cao. Hiện nay, Khánh Hòa có hơn 40 loài thực vật, 22 loài động vật rừng quan trọng, quý hiếm cần được bảo tồn. Vùng biển Khánh Hòa có 3 loài thú, 5 loài bò sát, 14 loài cá, 10 loài không xương sống… được xếp vào loài rất nguy cấp, và đangvbị đe dọa…






Tại Hội thảo, các nhà khoa học đã thảo luận những đề tài nghiên cứu xung quanh việc bảo tồn nguồn gen nhiều loài động vật, thực vật quý, hiếm tại khu vực Khánh Hòa, trong đó đáng chú ý nhất là những đề tài về bảo tồn đa dạng sinh học vùng biển Khánh Hòa; hiện trạng lưu giữ nguồn gen các loài thủy sản; bảo tồn nguồn gen các loài thực vật rừng bị đe dọa và đặc hữu, các loài cây dược liệu, thực vật hạt trần, động vật rừng…


Sau buổi hội thảo Sở Khoa học và Công nghệ đã có đầy đủ cơ sở khoa học, thực tiễn để xây dựng đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ, bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh từ nay đến năm 2020. Trên cơ sở đó, triển khai việc bảo tồn nguồn gen các loài động vật, thực vật trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.


Khánh Hòa là nơi có đa dạng sinh học rất cao. Hiện nay, Khánh Hòa có hơn 40 loài thực vật, 22 loài động vật rừng quan trọng, quý hiếm cần được bảo tồn. Vùng biển Khánh Hòa có 3 loài thú, 5 loài bò sát, 14 loài cá, 10 loài không xương sống… được xếp vào loài rất nguy cấp, và đangvbị đe dọa…


Có tới 58 loài động vật không xương sống trong hang động tại Phong Nha – Kẻ Bàng



Ngày 9/9, công trình nghiên cứu về các loài động vật xương sống trong hang động do TS. Phạm Đình Sắc (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Việt Nam) chủ trì thực hiện đã được ban Quản lý Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) tổ chức công bố.



Động Phong Nha


TS. Phạm Đình Sắc và nhóm nghiên cứu đã tìm thấy 58 loài động vật không xương sống thuộc 7 lớp, 22 bộ được ghi nhận tại 21 hang động. Đây là kết quả bước đầu minh chứng sự đa dạng sinh học của các loài sinh vật hang động tại Phong Nha – Kẻ Bàng, mở ra hướng nghiên cứu quan trọng cho hệ sinh thái hang động .

Công bố cho biết, trong 58 loài này, có nhiều loài mới lần đầu được công bố, gây bất ngờ đối với giới nghiên cứu động vật không xương sống.

Trước đó vào ngày 7/9, tại Đồng Hới (Quảng Bình) cũng diễn ra Hội nghị Báo cáo luận chứng khoa học mở rộng Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Theo thông tin từ Viện Điều tra quy hoạch rừng, đơn vị tư vấn, khu vực mở rộng dự kiến sẽ có diện tích hơn 30.000 ha nằm trên địa phận 2 xã Thượng Hóa và Hóa Sơn thuộc huyện Minh Hóa, được che phủ gần như tuyệt đối bởi rừng nguyên sinh và có nhiều giá trị đa dạng sinh học.



Dân Quảng Nam lên núi xây chòi "né" lũ

Là một trong những địa bàn bị chia cắt Thôn Đại Bình, xã Quế Trung, Nông Sơn, Quảng Nam bị cô lập trong đợt lũ bất thường vừa qua với hàng chục hécta hoa màu của người dân bị tàn phá, con đường bộ duy nhất dẫn vào thôn cũng bị sạt lở nghiêm trọng.

Quảng[-]Nam:[-]Dân[-]lên[-]núi[-]xây[-]chòi[-]"né"[-]lũ

Nguồn thực phẩm tiêu dùng của người dân nơi đây phụ thuộc vào những chuyến đò chở hàng ngược sông Thu Bồn lên núi của tiểu thương.

Trưởng thôn Đại Bình ông Trần Kim Hùng cho biết: ”Rút kinh nghiệm từ trận lũ lịch sử năm 1964, khiến hơn 80 người dân địa bàn bị chết. Người dân nơi đây, xây nhà trú lũ trên đỉnh đồi đã hàng chục năm nay. Và cũng nhờ đó, suốt nhiều năm qua, mỗi khi bị cô lập, thì lúc đó người dân địa phương lại leo lên đồi, mang theo mắm muối, trú ẩn qua ngày, đợi lũ rút”.


Thôn Đại Bình nằm ven sông Thu Bồn, có tất cả 1.360 khẩu nằm ven dãy núi Gò Trãy, nhiều năm qua, nơi đây hễ xảy ra mưa lũ là bị cô lập. Từ thực tiễn “thói quen” bị cô lập, người dân nơi đây đã chủ động sáng kiến tìm ra cách… để trốn lũ. Cụ thể, người dân tập trung chọn những đỉnh cao trên ngọn núi này, xây dựng thành từng căn nhà nhỏ dùng để trú ẩn và chứa lương thực phục vụ cho những ngày trốn lũ.


Hiệu trưởng Trường THCS Quế Trung thầy Nguyễn Xuân Thu, cho biết: Tại trường có hơn 60 em học sinh đang theo học.Ở trường có thành lập đội phòng, chống lụt bão, cứ mỗi khi lũ đến bất ngờ, nhà trường sẽ cử người trong đội đưa học sinh dọc theo đường núi, trở về nhà, tại cổng làng đường vào thôn, các phụ huynh sẽ ra nhận con em họ, đưa về nhà.

ĐBSCL và khung chính sách tái định cư vùng nông thôn

Khung chính sách tái định cư của Dự án “Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


Ảnh minh họa

Dự án “Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn đồng bằng sông Cửu Long” nhằm tăng khả năng tiếp cận nước sạch cho khoảng 80.000 hộ

Theo dõi giám sát việc thực hiện Khung chính sách tái định cư theo đúng nội dung được phê duyệt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch hành động tái định cư (RAP) của các tiểu dự án có phạm vi liên tỉnh.

Dự án “Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn đồng bằng sông Cửu Long” có 4 hợp phần: Hợp phần A: Hỗ trợ quy hoạch và xây dựng năng lực tài nguyên nước; Hợp phần B: Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu; Hợp phần C: Hỗ trợ cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn; hợp phần D: Hỗ trợ thực hiện và quản lý dự án.

Dự án được thực hiện tại 7 tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng.

Mục tiêu chung của dự án là bảo vệ và tăng cường việc sử dụng tài nguyên nước một cách tổng hợp tại 7 tỉnh ở phía tây vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhằm gia tăng lợi ích từ sản xuất nông nghiệp, nâng cao mức sống và tăng tốc các biện pháp thích nghi với biến đổi khí hậu.


Theo đó, sẽ duy trì và cải thiện điều kiện sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cho 120.000 ha; cải thiện giao thông đường thủy và đường bộ thông qua việc khôi phục và cải tạo một số con kênh, cống và đường giao thông nông thôn; tăng khả năng tiếp cận nguồn nước sạch đến khoảng 80.000 hộ; và giảm nguy cơ gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp do sự xâm nhập mặn của nguồn nước;…

Hệ sinh thái sẽ ra sao khi ong chết hàng loạt ?

Các nhà khoa học ở Anh cho biết tình trạng ong chết hàng loạt tại châu Âu và các khu vực khác trên thế giới sẽ kéo theo hệ quả rất xấu đối với hệ sinh thái trên Trái Đất và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực đang diễn ra.

Năm 1998, lần đầu tiên Mỹ ghi nhận trường hợp đàn ong nhiễm dịch từ loài bọ cánh cứng và đây cũng chính là nguyên nhân gây bệnh cho đàn ông . Trước đó, dịch bệnh này chỉ có ở Nam Phi, sau đó lan rộng sang cả Mỹ, Mexico, Australia và trở thành thảm họa đối với người nuôi ong. Ngoài ra còn có một nguyên nhân khac hai đó là ve và ruồi ký sinh. Chúng ký sinh vào cơ thể của ong và ăn từ bên trong ruột ong ra ngoài khiến con ong bị yếu dần, sinh ra ong con tàn tật, mất khả năng điều hướng trong không gian và cuối cùng chết vì đói. Bên cạnh đó, những loại bệnh của ong nhà có thể lây lan sang ong nghệ, ong vò vẽ và các loài côn trùng thụ phấn tự nhiên cho cây do hút mật trên bông hoa mà ong bị nấm hay virus đã đậu lên trước đó lây lang dịch bệnh.

040314_ongchet

Ảnh minh họa

Con người đã gây ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của loài ong do việc thuần hóa ong để khai thác sản phẩm từ ong (mật ong, sáp ong…) đó là ý kiến của các nhà khoa học. Điều đó đã khiến chúng quên đi bản năng tự tồn tại, thích nghi với tự nhiên và khả năng miễn dịch với ký sinh trùng và virus như tổ tiên của chúng 50 triệu năm về trước. Ngoài ra, sóng điện thoại di động hay những đường dây tải điện cũng phá vỡ hệ sinh thái, gây tác động tiêu cực đối với loài ong.



Thống kê trong 10 năm qua, 90% ong hoang dã và ong nuôi ở Mỹ đã chết, và con số này ở Anh là hơn 50%. Ong chết hàng loạt khiến sản lượng cây ăn quả tại Mỹ giảm mạnh, đặc biệt là táo và hạnh nhân. Không những vậy tình trạng ong chết hàng loạt còn gây tác động tiêu cực đến hành tinh của chúng ta do 80% thực vật cỏ hoa trên thế giới được thụ phấn bởi côn trùng. Hiện tại, nhiều chủ trang trại của các quốc gia trên thế giới phải thuê công nhân dùng bàn chải thụ phấn nhân tạo. Tuy nhiên, không thể có đủ nhân công để thụ phấn cho tất cả mọi bông hoa.

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè các chết nổi trắng mặt kênh

Cá chết trải rộng khắp chiều dài mặt kênh, bốc lên mùi hôi tanh nồng nặc…

Mặc cá chết, người câu vẫn cứ câu
Trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè suốt mấy ngày qua, cá chết hàng loạt. Xác cá nổi lềnh đềnh trên mặt nước từ cầu Thị Nghè đến cuối con kênh ở điểm giao với đường Lê Bình.

Cá nổi dày trên kênh (Ảnh: VietNamNet)

Cá nổi dày trên mặt kênh
Mặc dù tình trạng cá chết dọc bờ kênh, nhưng vẫn có rất nhiều người buông câu. Những người câu cá ở bờ kênh có lẽ không quan tâm đến những con cá chết nổi lên giữa dòng. Họ đến từ sáng sớm mang theo những dụng cụ cần thiết và túi mồi đầy ắp…

Giao tiếp với một “cần thủ” trung niên. “Cá chết còn đâu nữa mà anh câu?” Chúng tôi hỏi anh. Anh cho biết chỉ câu loại cá da trơn như cá trê cá tra, nên loại cá chết giữa dòng không ảnh hưởng gì…

Theo người này, con kênh này trước đây ô nhiễm, không có sinh vật nào sống được. Từ khi được cải tạo, nước cũng sạch hơn nhưng không phải hết ô nhiễm. Những người thả câu nhắm vào loài cá từ cửa sông Sài Gòn theo dòng nước đi vào. Thỉnh thoảng cũng câu được cá tra lên đến 3 – 4kg có thể từ các ao nuôi thoát ra sông, mỗi lần nước cạn chúng lội ngược dòng đi sâu bên trong.

Cá chết trên sông (Ảnh: VietNamNet)

Cá chết trên sông

Người đi câu giải thích “Chuyện cá chết, hôm nay không phải lần đầu tiên. Đã xảy ra nhiều lần nhưng thường nhất là cứ mỗi lần lễ lạt hay sau ngày rằm hoặc mồng 1. Đó là những con cá được phóng sinh đổ thẳng xuống kênh. Anh nghĩ xem, chúng đang sống trong môi trường trong sạch giờ phải ngụp lặn trong dòng nước quá nhiều tanh hôi làm sao chúng sống được…” .

Việc cá chết hàng loạt không làm những người câu cá thối chí. Dưới kênh còn nhiều loại cá khác đang sinh sống. Do tiếp xúc với thiên nhiên nhiều và đã từng qua nhiều môi trường khác nhau những con cá này vẫn sống, vẫn bơi lượn.

Người dân câu cá dọc theo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đa số không vì cuộc mưu sinh. Có ngày họ vác cần không trở về nhưng hôm sau họ cũng quay lại đến để ngồi hàng giờ chờ mặt nước. Có người bỏ ra hàng trăm ngàn mỗi ngày để sắm mồi để rồi khi câu được, họ lại gỡ ra thả cá về với con kênh…

Dọc theo hai bên bờ biển cấm câu cá được giăng đầy. Mới đây, 700 người câu đã được chính quyền các địa phương mời lên nhắc nhở nhưng rồi mật độ người câu cá dọc bờ kênh vẫn không có dấu hiệu suy giảm.

Cá còn chết nếu tiếp tục thả…
Quay lại chuyện cá chết, chúng tôi quan sát xác những con cá nổi trên mặt nước đa số là cá nhỏ. Có nhiều loại như cá chép, cá tai tượng, cá điêu hồng thậm chí có cả cá cảnh thường gặp ở những cửa hàng trên phố…

Trò chuyện với PGS.TS Vũ Cẩm Lương – khoa Thủy sản trường đại học Nông Lâm, ông cho biết: “cá giống nhỏ bị chết trong kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè có thể là cá mới được phóng thả. Nguyên nhân cá chết, ngoài khả năng kênh bị ô nhiễm cục bộ, phải kể đến khâu kỹ thuật thả và lựa chọn thành phần loài cá thả cho phù hợp.

Để tránh tình trạng cá chết, cá giống nhỏ cần được nuôi đến cỡ phù hợp và phải trải qua khâu luyện cá thích nghi với môi trường mới, điều này đặc biệt có ý nghĩa với những môi trường mới có tính khác biệt cao như ở kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.

Sau khi cá đã được chăm luyện bằng nguồn nước tại chỗ của kênh, kỹ thuật phóng thả cá cũng phải lưu ý về thời điểm và kỹ thuật thả, tránh thả cá vào lúc nắng nóng, khi thả phải mở túi ni lông từ từ cho cá quen với nguồn nước mới và tự bơi ra, thay vì mở túi thả thẳng xuống kênh…

Hiện nay, theo TS Lương, một nhóm nghiên cứu của trường đại học Nông Lâm đã nghiên cứu và chuẩn bị thử nghiệm khả năng thả cá ở kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè. Sức tải thủy vực của kênh cho phép thả bao nhiêu cá, thả cá gì, nguồn thức ăn ra sao và kỹ thuật thả thế nào sẽ được nhóm nghiên cứu này thực hiện trong thời gian 2 năm. Sau đó sẽ tuyên truyền khuyến cáo thả cá nhằm tái tạo nguồn lợi cá trong kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè theo hướng bền vững.


Như vậy, nếu không quan tâm đến những yếu tố cần thiết để con cá có thể sống được trong môi trường ô nhiễm thì cá trên kênh sẽ còn tiếp tục chết.

Sông Đồng Nai kêu cứu vì ô nhiễm môi trường


Sông Đồng Nai đang “lở loét” bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) và đổ vào sông Sài Gòn để ra biển Đông, ô nhiễm và cạn dòng vì các công trình xung quanh.

Sức ép đối với môi trường nước, đặc biệt là các hoạt động khai thác khoáng sản, phát triển đô thị, công nghiệp…đang ngày càng đè nặng lên sông Đồng Nai


Những dòng suối ô nhiễm như thế này ở Lâm Đồng đang đe dọa sông Đồng Nai.



Lâm Đồng là nơi đầu nguồn của 2 hệ thống sông suối chính: sông Krông Nô (một chi lưu của sông Srêpok – Mê Kông) và sông Đồng Nai – La Ngà với diện tích lưu vực 8.524 km2, gồm các sông Đa Dâng, Đa Nhim, Đại Nga, Đạ Huoai cùng với một số phụ lưu phía tả ngạn sông Đồng Nai Thượng, chảy về Đông Nam Bộ. Ở vị trí này, Lâm Đồng có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Krông Nô.

“Gánh” hàng trăm ngàn tấn phân bón, hóa chất

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế đã tạo ra nhiều sức ép đối với môi trường nước trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, nhất là các hoạt động khai thác khoáng sản, phát triển đô thị, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp… gây ô nhiễm cục bộ tại nhiều nơi. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có rất nhiều công trình thủy điện như Đa Nhim; Đại Ninh; Đồng Nai 2, 3, 4, 5… cùng nhiều công trình khai thác cát cũng tác động đến nguồn nước trên lưu vực.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng ông Lương Văn Ngự cho biết, hằng năm địa phương sử dụng hơn 500.000 tấn phân bón, 3.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật… và dư lượng các hóa chất này đều đổ vào các hồ chứa, sông suối. Theo dòng chảy, tất cả những chất nguy hại trên sẽ đổ ra sông Đồng Nai. Vì vậy, nếu không sớm giải quyết các hiểm họa gây ô nhiễm sông Đồng Nai thì 3 địa phương gánh chịu hậu quả nặng nề nhất là TP HCM, Đồng Nai và Bình Dương.

Theo khảo sát của phóng viên Báo Người Lao Động, địa bàn TP Bảo Lộc (một số nhà máy dệt nhuộm); huyện Đức Trọng, Lâm Hà (chế biến cà phê); huyện Đạ Tẻh và Cát Tiên (khai thác cát) là những địa phương trong số nhiều địa phương khác có doanh nghiệp sản xuất phát sinh nước thải ra sông Đồng Nai đang âm thầm “giết” sông Đồng Nai từng ngày.

Hàng triệu người bị ảnh hưởng

Hệ thống sông Đồng Nai có tầm quan trọng đặc biệt, trong đó quan trọng nhất là chức năng cung cấp nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân sinh sống trong vùng. Tuy nhiên, do sức ép của các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội tác động lên môi trường nước của lưu vực hệ thống sông Đồng Nai ngày càng lớn, khiến nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng. Theo Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, hiện nay có hơn 1.000 cơ sở thuộc danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng về nước thải với lưu lượng xả ra lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trên 50 m3/ngày đêm.

Trước thực trạng này, cuối năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020” và vào năm 2008 thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Theo đánh giá của ủy ban này, thời gian qua, các địa phương trong lưu vực đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải thiện chất lượng nước nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường diễn biến ngày càng nhanh và phức tạp, gây bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong lưu vực. Một số điểm nóng như kênh Ba Bò, Thầy Cai, tiến độ khắc phục còn chậm, chất lượng nước sông Thị Vải tuy được cải thiện nhưng hiện tại dấu hiệu xấu lạ.


Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai cho biết, hiện nay trên sông và hệ thống kênh rạch thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đang có tình trạng lục bình sinh sôi phát triển mạnh, cùng với cỏ dại và rác thải tích tụ qua nhiều năm gây tắc nghẽn dòng chảy, trở ngại trong hoạt động giao thông đường thủy và khả năng tiêu thoát nước, tác động tiêu cực đến chất lượng nước sông. Mặc dù trong thời gian qua, một số tỉnh, thành đã tiến hành nhiều dự án cải tạo, nạo vét, khai thông dòng chảy, tổ chức thu gom, xử lý lục bình, cỏ dại, rác thải nhưng kết quả không đạt hiệu quả như mong muốn.

Cá chết hàng loạt do sông Vàm Cỏ Đông bất ngờ ô nhiễm

Tại Tây Ninh ngư dân nuôi cá nước ngọt luôn sống trong phập phồng lo âu trước nạn cá chết do xả nước thải bẩn ra sông.Người dân xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh hơn 2 tuần qua, đứng ngồi không yên trước việc nước sông Vàm Cỏ Đông đột ngột ô nhiễm nặng, khiến cá chết hàng loạt.

Ảnh minh họa

Khu vực Bến Đá, tại ấp Phước Trung nhiều bè nuôi cá nước ngọt nằm cập bến sông, nhà nhiều thì 5-6 bè, nhà ít cũng 1-2 bè.Gia đình bà Lưu Ngọc Huệ có 3 bè nuôi cá rô phi và cá điêu hồng. Do nước sông ô nhiễm khiến 2/3 bè nuôi cá của bà Huệ thoi thóp.Bà Huệ đã tìm đủ mọi cách để cứu cá nhưng bất thành. Cuối cùng, bà đành chạy ngược xuôi tìm mối lái bán đỗ bán tháo gỡ gạc lại vốn.

Cùng như bà Huệ là gia đình ông Nguyễn Văn Lộc. Suốt 20 năm nay, ông Lộc sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi cá nước ngọt trên sông Vàm Cỏ Đông. Mỗi năm đến kỳ thu hoạch, mỗi ký cá bống tượng nhà ông đang nuôi, bán ra từ 200.000 đồng-250.000 đồng. Vụ cá năm nay, do nước đột ngột bị ô nhiễm ông Lộc thua lỗ nặng vì cá chết.

Ông Nguyễn Văn Đạt, nuôi cá tại ấp Phước Trung, xã Phước Vinh, là gia đình bi đát nhất, có hoàn cảnh khó khăn, hàng ngày vợ chồng ông Đạt phải đi bán vé số, dành dụm tiền nuôi cá trắm cỏ và điêu hồng. Hai vợ chồng nghèo bàn tính, nếu bán hết cá có thể thu lời trên 200 triệu đồng và có tiền đầu tư mở rộng bè nuôi cá, hết cảnh đi bán vé số và lên bờ cất nhà ở ổn định. Thế nhưng nay mọi dự tính đều tan theo mây khói khi cá trong bè nhà ông Đạt chết gần hết do nước sông ô nhiễm. Ông Nguyễn Văn Đạt bức xúc: Tình trạng này do nhà máy mì xả thải ra, không tự nhiên nước sông lại bị độc hại.Theo ông Đạt, ông nuôi gần 5.000 con cá nay thì đã chết gần 98%.

Ngày 3/3 là thời điểm cá bắt đầu chết . Các cán bộ chuyên trách ở xã Phước Vinh và huyện Châu Thành có đến khu vực nuôi cá tại Bến Đá để khảo sát thực tế sao khi nhận được tin.

Sở Tài Nguyên-Môi trường tỉnh Tây Ninh cũng đã lấy mẫu nước sông và bước đầu đưa ra kết luận: Các thông số đều vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép từ 2- 5 lần; ôxi hòa tan thấp, dẫn đến cá chết.

Tuy nhiên, đến nay, các nhà chức năng vẫn không đưa ra công bố chính thức nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm dòng nước có phải do hai doanh nghiệp Sầm Nhất và Hồng Cúc thải ra hay không và ai sẽ chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại cho các hộ nuôi cá.