Ngành hóa chất cần được kiểm soát và giảm ô nhiễm môi trường


Hình ảnh trung tâm điều hành dây chuyền sản xuất của công ty Phân Đạm và Hóa Chất Hà Bắc luôn chú trọng vấn đề ô nhiễm môi trường nên luôn đầu tư công nghệ thích đáng.


Vấn đề môi trường luôn đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp hóa chất. Tuy nhiên rất ít tập đoàn thực triệt để tinh thần của kế hoạch bảo vệ môi trường, tập đoàn công nghiệp hóa chất Việt Nam (Vinachem) là doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hóa chất đã có sự quan tâm đặc biệt cho công tác bảo vệ môi trường và được phát triển song hành cùng với hoạt động kinh tế.
Trong những năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, nhưng Vinachem vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao, nhiều sản phẩm đáp ứng được nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu. Cùng với việc mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, các nhà máy hóa chất của Tập đoàn đã và đang triển khai xây dựng mới, cải tạo hệ thống thu gom và xử lý nước, khí và rác thải, nhằm khắc phục ô nhiễm, bảo đảm đạt quy định các dạng chất thải trước khi ra môi trường. Ngoài ra, nhiều đơn vị còn trang bị thêm các thiết bị nhằm cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, thực hiện thường xuyên các hoạt động nhằm kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm theo yêu cầu của cơ quan bảo vệ môi trường. Công ty Xu-pe phốt-phát và Hóa chất Lâm Thao đã chuyển đổi công nghệ sản xuất a-xít sun-phurich (H 2SO4 ) từ đốt py-rit sang lưu huỳnh, chuyển từ phương pháp tiếp xúc đơn sang phương pháp tiếp xúc kép, hấp thụ kép.

Tổng Giám đốc Công ty Nguyễn Duy Khuyến đánh giá: Công nghệ mới này đã giúp loại bỏ các thiết bị cồng kềnh, gây ô nhiễm, giảm đáng kể hàm lượng khí đi-ô-xit lưu huỳnh (SO 2 ) và tri-ô-xit lưu huỳnh (SO 3 ) trong khí thải và hầu như không còn chất thải rắn. Ngoài ra, công ty còn đầu tư xây dựng xưởng sản xuất điện tận dụng hơi nhiệt thừa trong quá trình sản xuất.

Cụm công trình nghiên cứu cải tạo lò cao và cải tiến công nghệ của Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển, ngoài việc nâng công suất lò từ 10 nghìn tấn/năm lên 100 nghìn tấn/năm còn mang lại lợi nhuận lớn, tiết kiệm hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Hệ thống thu bụi xử lý khí thải, nước thải cũng giảm định mức tiêu hao than 24%, điện 20%, giải quyết triệt để bụi thải và các thành phần độc hại. Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc cũng đã nghiên cứu thiết kế hệ thống công nghệ xử lý xy-a-nua, H 2S (sun-phua hy-đrô) trong nước thải tuần hoàn rửa khí ở xưởng khí hóa than, hoàn thiện công nghệ chưng thu hồi a-mô-ni-ắc trong nước thải sản xuất. Ngoài ra, tại các công trình đầu tư xây dựng mới như Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP (Hải Phòng), Nhà máy sản xuất phân đạm u-rê từ than cám Ninh Bình, dự án mở rộng Nhà máy Đạm Hà Bắc... và các công trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng các đơn vị, đều được đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn công nghệ ít gây ô nhiễm, đáp ứng các yêu cầu về môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường của Việt Nam.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, công nghệ và thiết bị sản xuất trong lĩnh vực hóa chất, phân bón ở nước ta hiện nay mới đạt trình độ trung bình của khu vực (trừ một số nhà máy mới xây dựng); giá trị của nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng và công lao động thường chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm xuất xưởng. Nhiều dây chuyền sản xuất vẫn còn sử dụng công nghệ và thiết bị cũ, lạc hậu, khiến tỷ lệ sử dụng nhân công cao, hiệu suất sử dụng năng lượng thấp. Mặt khác, kỹ thuật xử lý môi trường ở Việt Nam đôi khi vẫn chưa theo kịp với nhu cầu phát triển của ngành hóa chất. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về công tác bảo vệ môi trường, Vinachem đang xúc tiến cùng các đơn vị triển khai một số giải pháp và kế hoạch thực hiện từng giai đoạn trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Theo đó, Tập đoàn sẽ kiện toàn hệ thống quản lý môi trường từ cấp Tập đoàn đến các đơn vị thành viên.

Từng đơn vị phải có phương án tổ chức sản xuất hợp lý, cải tiến quy trình vận hành, thường xuyên sửa chữa nhỏ và bảo dưỡng thiết bị; đồng thời lập kế hoạch bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố hóa chất và cách tổ chức thực hiện, diễn tập kế hoạch. Phương pháp sử dụng năng lượng hiệu quả trong các cơ sở hóa chất đang hoạt động và xây dựng các nhà máy mới được Tập đoàn đặc biệt khuyến khích, kết hợp tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức gìn giữ môi trường đối với người lao động. Ngoài ra, Tập đoàn cũng tập huấn đối với đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong sự phát triển bền vững. Lãnh đạo Vinachem đang xây dựng chính sách ưu tiên đầu tư xử lý môi trường ở các doanh nghiệp có lượng phát thải lớn, các doanh nghiệp nằm trong khu vực nhạy cảm, đông dân cư. Về lâu dài, Tập đoàn sẽ tiếp tục đổi mới sản phẩm, thay đổi nguyên liệu, thu hồi triệt để các loại phế liệu, chất thải để tái sử dụng và tạo ra sản phẩm có ích. Đồng thời, tiến tới áp dụng công nghệ, thiết bị theo hướng sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, đạt hiệu quả và thân thiện môi trường như công nghệ điều khiển tự động, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu trong hoạt động sản xuất. Giải pháp căn cơ, lâu dài này được Vinachem ưu tiên triển khai áp dụng rộng rãi tại các cơ sở đang hoạt động cũng như các dự án đầu tư xây dựng mới.

Việc gìn giữ, bảo vệ môi trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của mỗi con người, mỗi quốc gia và toàn nhân loại.

Trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ môi trường xanh - sạch - đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái là trách nhiệm của mọi thành phần xã hội. Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững chính là mục tiêu cuối cùng mà ngành hóa chất hướng tới. Là một bộ phận thiết yếu trong cơ cấu nền kinh tế, ngành hóa chất nói chung và Vinachem nói riêng đã thường xuyên áp dụng các biện pháp tổng thể bảo vệ môi trường trong sản xuất và kinh doanh, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngầm ở Băng Giã - Phú Thọ

Nguồn nước ngầm được hàng trăm hộ dẫn sinh sống nhiều năm nay tại xã Bằng Giã , huyện Hạ Hòa, Phú Thọ sử dụng hàng ngày đang trong tình trạng ô nhiễm, dù biết vậy nhưng nhiều hộ gia đình nơi đây vẫn đang sử dụng vì không còn nguôn nước nào khác, tâm lý hoang mang lo lắng vẫn chồng chất trong suy nghĩ của người dân.

Anh Nguyễn Trường Xuân, khu 10, xã Bằng Giã, cho biết: Nước giếng của gia đình khi bơm lên mặt đất có mùi thối, tanh, để lâu chuyển thành váng có màu vàng. Khi cho một lượng nhỏ nước chè vào, lập tức nước chuyển thành màu tím đen hoặc nếu sử dụng để luộc rau, nước chuyển thành màu xanh lá cây khiến gia đình anh rất lo lắng.


Trước đây, khi không biết nguồn nước giếng bị ô nhiễm, gia đình anh Xuân và nhiều hộ dân trong xã vẫn sử dụng để sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Nhưng từ khi phát hiện thấy hiện tượng bất thường, gia đình anh đã dừng không sử dụng nguồn nước này ăn uống mà chỉ để tắm giặt, vệ sinh chuồng trại. Không có nguồn nước đảm bảo hợp vệ sinh, gia đình anh Xuân và nhiều hộ dân gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt bởi hàng ngày phải vào các nhà dân tại khu vực đồi gò, cách nhà 3-4 km để xin nước về ăn uống.


Trước thực trạng này, Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ đã lấy 6 mẫu nước giếng khoan, giếng đào của các hộ dân tại khu 8, 10 xã Bằng Giã để phân tích đánh giá chất lượng nước ngầm. Kết quả tại khu 10, cả 3/3 mẫu nước ngầm đều có nồng độ amoni vượt giới hạn cho phép từ 27,3 - 33,9 lần; nồng độ manggan vượt giới hạn cho phép 1,26 lần. Tại khu 8, cả 2/2 mẫu nước có nồng độ amoni (NH4-) vượt giới hạn cho phép từ 5,15 - 18,4 lần.


Ông Phạm Duy Công, Phó Chủ tịch UBND xã Bằng Giã cho biết: Toàn xã có 5 khu dân cư, với trên 400 hộ dân bị ảnh hưởng bởi nguồn nước ngầm ô nhiễm, trong đó nặng nhất là khu 8 và khu 10. Hầu hết các hộ ở đây đều phải đi xin hoặc mua nước từ nơi khác về phục vụ sinh hoạt. Xã đã khuyến cáo người dân không nên sử dụng nguồn nước này để sinh hoạt ăn uống hàng ngày.


Theo ông Công, hiện công trình cấp nước sạch duy nhất của xã được đầu tư từ nhiều năm trước, đến nay đã xuống cấp không sử dụng được. Hàng trăm hộ dân và các trường học, trạm xá trên địa bàn đang không có nước phục vụ sinh hoạt, cuộc sống rất khó khăn. Xã đã kiến nghị các cơ quan chức năng sớm có biện pháp hướng dẫn người dân xử lý nguồn nước, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe; đồng thời đề nghị chính quyền nhanh chóng quan tâm đầu tư hệ thống nước sạch để phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân xã Bằng Giã và một số xã lân cận.


Theo các nhà chuyên môn, nguyên nhân chủ yếu khiến nguồn nước bị nhiễm amoni là do các hợp chất chứa nitơ có trong chất thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất thải ra môi trường ngày càng nhiều. Dưới tác động của các vi sinh vật, chúng chuyển hóa thành amoni. Amoni nhờ nước mưa dần thẩm thấu qua đất, ngấm vào các mạch nước ngầm và nằm yên ở đó cho tới khi được khai thác lên.


Ở trong nước ngầm, amoni không thể chuyển hóa được do thiếu oxy. Khi khai thác lên, vi sinh vật trong nước nhờ oxy trong không khí chuyển amoni thành các nitrat (NO2-), nitrit (NO3-) tích tụ trong nước ăn. Nếu ăn uống nước có chứa nitrit, cơ thể sẽ hấp thu nitrit vào máu và chất này sẽ tranh oxy của hồng cầu làm hêmoglobin mất khả năng lấy oxy, dẫn đến tình trạng thiếu máu, xanh da. Vì vậy, nitrit đặc biệt nguy hiểm cho trẻ mới sinh dưới sáu tháng, vì có thể làm chậm sự phát triển, gây bệnh ở đường hô hấp của trẻ.


Đối với người lớn, nitrit kết hợp với các axit amin trong thực phẩm làm thành một hợp chất nitrosamin. Nitrosamin có thể gây tổn thương di truyền tế bào, nguyên nhân gây bệnh ung thư. Những thí nghiệm cho nitrit vào thức ăn, nước uống của chuột, thỏ... với hàm lượng vượt ngưỡng cho phép, sau một thời gian thấy những khối u sinh ra trong gan, phổi, vòm họng của chúng.

Nước thải ở những khu đô thị ô nhiễm hơn cả sông Tô Lịch

Mặc dù nhiều chủ đầu tư đã bỏ tiền xây dựng nhà máy xử lý nước thải để xử lý nước thải cho khu đô thị nhưng do vận hành quá tốn chi phí nên đành phải bỏ hoang khiến nhiều khu đô thị không còn đúng nghĩa của nó nữa .

Khu chung cư cao cấp The Manor (Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) do chi nhánh Công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh (nay là chi nhánh Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco) là chủ đầu tư. Đây là khu chung cư đi tiên phong xây khu xử lý nước thải hàng triệu đô la Mỹ.


Tuy nhiên, sau nhiều năm đi vào hoạt động, khu xử lý nước thải đô thị xuống cấp nghiêm trọng. Theo kết quả Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường – Công an TP Hà Nội năm 2014, nước thải tòa chung cư khi thải ra môi trường có 5 chỉ số vượt quy chuẩn kỹ thuật về nước thải, không đảm bảo tiêu chuẩn xả thải theo nội dung được cấp phép.

TS. Lê Trường Giang (Viện Hóa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đơn vị phân tích mẫu nước thải của chung cư The Manor) cho biết: “Nhìn vào kết quả phân tích mẫu nước thải mà Ban quản lý mang đến Viện năm 2013 cho thấy một số chỉ tiêu vượt quá mức độ cho phép khá lớn chứng tỏ mức độ ô nhiễm tương đối trầm trọng. Nếu so với nước sông Tô Lịch thì nước thải ở chung cư này ô nhiễm hơn rất nhiều”.

Theo ông Giang, việc đầu tư khu xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tốn kém nhưng hóa chất xử lý nước thải, công nghệ xử lý còn tốn hơn gấp nhiều lần. “Có thể do chủ đầu tư không có tiền vận hành nên các thiết bị xử lý nước thải bị bỏ không nhiều năm và hoen gỉ”, ông Giang nói.

Theo Luật Môi trường có hiệu lực (từ ngày 1/7/2006), trên địa bàn Hà Nội, các dự án khu đô thị mới khi phê duyệt quy hoạch và phê duyệt dự án hầu hết các dự án đều có trạm xử lý nước thải riêng.

Quy định là vậy nhưng hiện Hà Nội mới chỉ có một số dự án khu đô thị trong quy hoạch có trạm xử lý nước thải đô thị và đã được đầu tư xây dựng như: trạm xử lý nước thải khu đô thị Mỹ Đình II (công suất thiết kế 1.300 m3/ngày - đêm) do Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) đầu tư xây dựng và đang quản lý, vận hành.

Lý giải về việc chấp nhận đầu tư trạm xử lý, ông Nghiêm Văn Bang - Chủ tịch HUD chia sẻ: Việc đầu tư xây dựng khu xử lý nước thải đúng là tốn kém nhưng rất cần thiết cho người dân và môi trường. Để vận hành tốt khu xử lý quan trọng là công nghệ. Có nhiều loại công nghệ cao chi phí gấp hàng chục lần máy móc nhưng có những công nghệ rẻ có thể áp dụng.

“Một khu đô thị có đủ chi phí vận hành bởi tiền đóng phí bảo trì, dịch vụ của cư dân. Về đầu tư khu xử lý, chủ đầu tư có thể tính trong giá bán”- ông Bang nói.

Vốn đầu tư nước ngoài đổ vào dệt nhuộm...Việt Nam nơm nớp lo ô nhiễm

Để đón đầu Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương thì các doanh nghiệp dệt nhuộm, sợi, may mặc nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc...đang vội vã đầu tư vào Việt Nam . Đáng lẽ các dự án này được xếp vào danh mục khuyến khích đầu tư nhưng vì lo ngại ô nhiễm nhiều địa phương đã không xếp vào các dự án.


Sản xuất sợi hóa học XK của một DN Trung Quốc tại Việt Nam. (Ảnh: Danh Lam)

Từ chối cả dự án vài trăm triệu USD

Mới đây, dư luận xôn xao trước thông tin Đà Nẵng từ chối một dự án dệt nhuộm và may mặc của DN Trung Quốc với mức vốn lên tới 200 triệu USD vì lo ngại ô nhiễm môi trường từ nước thải dệt nhuộm. Trước đó, hàng loạt địa phương khác như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu đã xếp dự án dệt nhuộm, may mặc vào diện không khuyến khích đầu tư. Gần đây, báo chí đưa tin, trước đề nghị mở rộng sản xuất của Công ty TNHH dệt J.M ở khu công nghiệp Long Thành (huyện Long Thành), Đồng Nai đã không đồng ý sau khi xem xét nhiều khía cạnh, do đây là ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Cụ thể, hệ thống xử lý nước thải tại khu công nghiệp Long Thành hiện đã hoạt động gần hết công suất, trong khi nước thải từ dệt nhuộm rất lớn và việc xử lý đạt chuẩn trước khi đưa ra môi trường không đơn giản. Vì vậy, tỉnh đã từ chối để bảo vệ môi trường nước cho các suối và sông Đồng Nai.

Từ năm 2013, Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã “siết chặt” các dự án đầu tư vào dệt – nhuộm. Cụ thể khi phê duyệt Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp giai đoạn 2013-2020, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã nêu rõ: Riêng ngành dệt, nhuộm chỉ phát triển ở cụm công nghiệp Ngãi Giao do UBND tỉnh cấp phép; các cụm công nghiệp còn lại chỉ được thu hút ngành dệt, đối với ngành nhuộm chỉ được thu hút khi UBND tỉnh cho phép.

Trên thực tế, để đón đầu TPP, các công ty Trung Quốc, Hàn Quốc… đang đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất sợi, dệt nhuộm và may mặc tại Việt Nam. Vài ngày trước, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái đã chính thức trao Giấy chứng nhận đầu tư cho Dự án Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai với tổng vốn đầu tư 660 triệu USD để sản xuất và gia công các loại sợi, vải… Hyosung thực tế là DN của Hàn Quốc, lấy tư cách pháp nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ để đầu tư dự án này. Trước đó, TP.HCM cũng cấp phép cho Dự án Công ty TNHH Worldon (Việt Nam) với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD để sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp. Đây cũng là 2 dự án có số vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm.

Không kể các dự án vài triệu USD, nhiều dự án “khủng” khác trong lĩnh vực dệt may cũng đang khởi động ở Việt Nam. Để mở rộng đầu tư kinh doanh sau 10 năm đưa nhà máy tại tỉnh Thái Bình vào hoạt động, Tập đoàn TAL (Hồng Kông – Trung Quốc) cũng đang lặn lội khảo sát ở một loạt địa phương như Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Quảng Nam… để đầu tư dự án nhà máy dệt vải, nhuộm và may mặc. Tổng vốn đầu tư của dự án dự kiến hơn 200 triệu USD.

Kiểm soát chặt “đầu vào”

Trong Bản tin kinh tế vĩ mô số 10 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phát hành năm ngoái, cơ quan này đã sớm lên tiếng cảnh báo: Sự hiện diện của các DN FDI trong ngành dệt may đón đầu TPP cũng tạo ra những thách thức đến môi trường mà Việt Nam sẽ phải đối mặt, cho nên cần xử lý kịp thời và hiệu quả để tránh lặp lại những vấn đề lớn về môi trường mà hiện nay Trung Quốc đang gặp phải.

Đánh giá về tác động của TPP với ngành dệt nhuộm, may mặc, ông Phạm Minh Đức, cán bộ của Ngân hàng Thế giới trong tham luận ở một hội thảo hồi năm ngoái đã chỉ rõ: Tăng cường chuỗi cung ứng trong nước cho ngành dệt may đòi hỏi đầu tư vào dệt và nhuộm. Song nhuộm rất ô nhiễm, đòi hỏi chi phí rất lớn để xử lý nước thải dệt nhuộm và không phải tất cả các nhà đầu tư có vốn để làm. Vai trò quan trọng của FDI đòi hỏi các chính sách khuyến khích phù hợp, nhưng cần khắt khe trong lựa chọn các dự án FDI theo hướng chuẩn công nghệ và môi trường cao. Không hạ thấp chỉ tiêu môi trường, đồng thời Chính phủ cần hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý nước thải trong ngành nhuộm.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, TS Nguyễn Khắc Kinh, Chủ tịch Hội Đánh giá tác động môi trường Việt Nam cho rằng: Ngành dệt nhuộm thực sự là ngành ô nhiễm môi trường vì thuốc nhuộm rất độc hại. Mức độ kiểm soát ô nhiễm đến đâu phụ thuộc nhiều vào công nghệ các DN sử dụng. Nếu chúng ta có thể tránh việc tiếp nhận các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm là tốt, nhưng nếu không tránh được thì chúng ta cũng phải chấp nhận các dự án đó. Bởi lẽ trong xu thế hội nhập hiện nay, chúng ta không thể chỉ tiếp nhận những dự án “ngon nghẻ” mà từ chối các dự án “xương xẩu”. Điều quan trọng là chúng ta phải có cách chơi hợp lý trong cuộc chơi này.

“Chúng ta phải kiểm soát công nghệ các DN này sử dụng ngay từ khâu xét duyệt hồ sơ cấp phép để hạn chế thấp nhất nguy cơ có thể xảy ra cho môi trường. Để khâu này được thực hiện nghiêm túc, cần thiết phải ngăn chặn việc các DN đi “cổng sau”, tức “lobby”, đút lót để được thông qua dự án. Điều này nói dễ nhưng làm được rất khó, không phải ai cũng thực hiện được” – TS Nguyễn Khắc Kinh nhấn mạnh.

Tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường được bộ yêu cầu báo cáo

Các Sở GD&ĐT , các trường cao đẳng và đại học , các viện và trung tâm nghiên cứu trực thuộc bộ vừa được bộ GD&ĐT hướng dẫn báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2014 , ước chừng năm 2015 và xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường trước cho năm 2016.



Cụ thể, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường năm 2014 và ước thực hiện năm 2015 gồm

Công tác quản lý, chỉ đạo triển khai đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp/lồng ghép vào các môn học và tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong các cấp học thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.

Công tác bồi dưỡng giáo viên, giảng viên về phương pháp tích hợp/lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường vào trong các môn học của các cấp học và các trình độ đào tạo (số lượng giáo viên các cấp học được tập huấn ở địa phương, số lượng tài liệu được cung cấp, số lượng các trường triển khai nội dung giáo dục bảo vệ môi trường).

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chương trình, tài liệu, bài giảng phục vụ công tác giảng dạy - học tập về môi trường.

Tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, các hoạt động xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Môi trường thế giới, tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam, ngày Đa dạng sinh học quốc tế, tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn.

Phân tích, đánh giá các mặt được, chưa được, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ trên. Kiến nghị và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong đơn vị...

Về kế hoạch BVMT năm 2016 gồm: Các hoạt động triển khai nhiệm vụ “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”, cụ thể:

Xây dựng chương trình, tài liệu, bài giảng, băng hình về BVMT cho các cấp học và các trình độ đào tạo.

Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn (phương pháp tích hợp/lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường vào các môn học) cho giáo viên, giảng viên.

Hội thảo và các hình thức tổ chức các hoạt động như tổ chức các cuộc thi, tổ chức sáng tác tranh cổ động về chủ đề bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường; tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam, ngày Đa dạng sinh học quốc tế, Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn.

Bộ GD&ĐT yêu cầu các đơn vị gửi báo cáo về tình hình hoạt động triển khai các nhiệm vụ bảo vệ môi trường năm 2014, ước thực hiện năm 2015, kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2016 về Bộ trước ngày 30/6.

Người dân đua nhau đào giếng lớn tìm nước ngọt

Để tìm ra nguồn nước ngọt giải hạn cho cây trồng tránh thời tiết nắng nóng kéo dài gay gắt người dân huyện đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi đổ xô nhau đào giếng lớn rộng như cái ao làng.

Anh Nguyễn Quảng (ngụ xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn) thuê người chở đá, đào đắp làm giếng lớn giữa cánh đồng, giữa mùa khô hạn. "Đây là giếng thứ tư của gia đình tôi để có nước tưới cho 10 sào hành tỏi", anh Quảng nói. Giếng lớn nhất của nhà anh Quảng có đường kính gần 6 m sâu khoảng 8 m, với chi phí khoảng 150 triệu đồng.



Theo anh Quảng, phong trào đào, khoan giếng rộ lên từ sau khi có điện lưới quốc gia kéo về huyện đảo Lý Sơn. Giếng phải đào to như ao làng thì mới gom được nhiều nước, mùa nắng thì nhờ nước mạch ngầm còn mùa mưa thì thành bể chứa dự trữ nước mới tạm đủ tưới tiêu.




Khác với đất liền, đào giếng ở đảo Lý Sơn giữa trùng khơi tốn nhiều công sức và tiền bạc. Ngoài tiền thuê một nhân công với giá mỗi ngày 200.000 đồng, gia chủ còn phải mua cả trăm khối đá vận chuyển về.




Khó nhất trong việc đào giếng ở đảo Lý Sơn là nghệ thuật xếp đá làm tường thành đảm bảo vững chãi.




Từng có thâm niên hơn 10 năm đào giếng ở huyện đảo này, ông Trương Đình Sơn cho biết, làm giếng ở đảo càng lớn thì việc xếp đá kè làm bờ thành càng phải công phu, tỉ mỉ. Nếu không tính toán kĩ thì thành giếng đổ sụp, công sức bỏ ra hàng tháng trời, tiền của đầu tư sẽ vô nghĩa.




Thống kê của huyện đảo Lý Sơn, năm ngoái địa phương chỉ khoảng 550 giếng nước thì đến nay đã tăng đến 1.300 giếng, trong đó có 913 giếng khoan và 414 giếng đào. Trước tình hình này, huyện đảo Lý Sơn chỉ đạo các xã khuyến cáo người dân sử dụng nước tiết kiệm và chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp; tăng cường giám sát, kiểm tra, tránh tình trạng người dân đổ xô đào giếng tràn lan có nguy cơ gây cạn kiệt nước ngầm.




Giếng nước nhà ông Lý (xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn) đang quá tải vì phải "gánh" 30 máy bơm của hàng chục gia đình phục vụ tưới tiêu hành, tỏi và hoa màu.

Ông Trần Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi cho hay, thiếu nước ngọt diễn ra hàng ngày đe dọa trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt người dân trên đảo Lý Sơn. “Không kiểm soát nổi về vấn đề khoan sử dụng nước sạch, tương lai gần đảo không có nước rồi sẽ trở thành đảo chết. Vấn đề bảo vệ và phát triển nguồn nước để duy trì sự sống cho huyện đảo này đang hết sức cấp bách”, ông Minh nói.




Theo ông Minh, muốn làm được điều này, trước hết phải tập trung trồng cây xanh, tìm cách tích trữ, xử lý nước mưa, áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp để tiết kiệm tối đa nguồn nước ngầm.

Tại ĐBSCL : 17 nhà máy xử lý nước thải được xây dựng

Các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Thành phố Cần Thơ trực thuộc Đồng Bằng sông Cửu Long, vùng kinh tế trọng điểm sẽ xây dựng 17 nhà máy xử lý nước thải công nghiệp theo qui hoạch của nhà nước từ 2015 - 2020 với tổng công suất lên tới 239.720 m3/ngày đêm.
Trong số này, thành phố Cần Thơ xây dựng 11 nhà máy, tổng công suất 197.600 m3/ngày đêm; thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) xây dựng 1 nhà máy, tổng công suất 12.800 m3/ngày đêm; thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) xây dựng 1 nhà máy, tổng công suất 11.200 m3/ngày đêm; thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) xây dựng 4 nhà máy, tổng công suất 18.120 m3/ngày đêm.

Bốn tỉnh, thành phố nói trên sử dụng công nghệ, thiết bị thoát nước phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, trong đó ưu tiên sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng, có tính đến khả năng nâng cấp trong tương lai. Vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn, chủ yếu là vốn ODA, tín dụng, tài trợ của nước ngoài và từ các thành phần kinh tế trong nước.

Hiện Cần Thơ đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Trà Nóc, tổng công suất 12.000 m3/ngày đêm. Nhà máy có các hạng mục: hệ thống đường ống thu gom nước thải, cầu dẫn, trạm bơm và cụm nhà máy sử dụng công nghệ bùn hoạt tính, hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp và hóa chất chuyên dụng. Nước thải sau xử lý sẽ đạt loại A theo tiêu chuẩn Việt Nam. Dự kiến, cuối năm 2014 nhà máy sẽ chính thức vận hành.

Trước đó, giữa tháng 8/2013, Cần Thơ đưa vào sử dụng nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Thốt Nốt (giai đoạn I) tại khu công nghiệp Thốt Nốt, công suất xử lý 2.500m3/ngày đêm với các hạng mục: hệ thống thu gom nước thải, cụm bể xử lý, hệ thống thoát nước sau xử lý, trạm quan trắc tự động, khu đặt máy ép bùn, máy thổi khí. Khi hoàn thành giai đoạn 2 (cuối năm 2014), nhà máy có công suất xử lý 5.000m3 nước thải/ngày đêm.

Theo dự báo, đến năm 2020, lượng nước thải công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long lên tới 369.000 m3/ngày đêm. Việc xây dựng các nhà máy xử lý nước thải công nghiệp nói trên sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội ổn định, bền vững.

CÔNG TY MÔI TRƯỜNG CHUYÊN NGHIỆP UY TÍN NHẤT SÀI GÒN

Là một trong những đơn vị hoạt động tích cực và lâu dài trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật & tư vấn môi trường Công Ty TNHH KHKT & Môi Trường Minh Việt luôn tâm huyết với bất kỳ dự án tư vấn thiết kế nào và luôn đặt vấn đề bảo vệ môi trường và lợi ích khách hàng lên làm đầu.



Môi Trường Minh Việt luôn áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới nhằm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, công trình chất lượng tốt nhất với chi phí vận hành và bảo trì tối ưu, để đạt được hiệu quả đầu tư

Công ty có đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp từ các trường Đại Học trong và ngoài nước, có năng lực làm việc cao, nhiều kinh nghiệm, không ngừng cập nhật và học hỏi để nâng cao kiến thức chuyên môn.


Với phương châm "UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – KỊP THỜI"

Môi Trường Minh Việt luôn sẵn sàng phục vụ quí khách bất kể ngày đêm.

LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG:


- Tư vấn về môi trường


Lập đề án bảo vệ môi trường
Cam kết bảo vệ môi trường
Đánh giá tác động giá tác động môi trường
Báo cáo giám sát định kỳ (3 tháng, 6 tháng)
Đăng ký lập sổ chủ nguồn thải
Giấy phép khai thác nước ngầm

- Thiết kế & thi công hệ thống xử lý


Thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải
Thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước cấp
Xử lý các sự cố của hệ thống xử lý nước
Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý
Thiết kế xây dựng hệ thống thông gió, xử lý khí thải

- Kinh doanh hóa chất, vật tư - thiết bị môi trường.
- Cung cấp, lắp đặt máy OZONE

Công ty Minh Việt chúng tôi rất mong được hợp tác với quý khách hàng về các vấn đề môi trường nhằm đáp ứng những yêu cầu của quý công ty và tạo dựng niềm tin vĩnh cửu với khách hàng.

Rất mong được sự quan tâm hợp tác của quý khách hàng.
Trân trọng kính chào

CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT
Địa chỉ: 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh 
MST: 0304116535; E – mail: mivitechvn@gmail.com
Điện thoại: 08.6273.1380 – 08.5427.3427
Website: http://moitruongmivitech.com

Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở bệnh viện đa khoa thuộc tỉnh Sơn La

Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La theo đánh giá sơ bộ của chi cục bảo vệ môi trường tỉnh là một trong những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất tỉnh. Nguyên nhân do thiết bị của hệ thống xử lý nước thải y tế và lò đốt chất thải lây nhiễm đã bị xuống cấp, đầu tư chưa đồng bộ.
Hiện nay, mỗi ngày Bệnh viên Đa khoa tỉnh Sơn La thải ra môi trường khoảng 1,5 tấn chất thải sinh hoạt, 35kg chất thải tái chế và 85 kg chất thải rắn lây nhiễm.

Đầu tháng 12/2014, Bệnh viện đã được trang cấp 1 lò đốt chất rắn với công suất 50kg/mẻ. Mỗi ngày có khoảng 200kg chất thải rắn được đưa vào lò xử lý. Tuy nhiên, tại thời điểm này lò đốt chất rắn của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La đang bị hỏng và phải dừng hoạt động từ đầu tháng 4/2015. Hàng ngày, cán bộ, nhân viên của Bệnh viện phải tự vận chuyển khoảng 70% lượng chất thải lây nhiễm tới Trung tâm Giáo dục Lao động tỉnh và Trung tâm Phòng, chống HIV – AISD để đốt nhờ. 30% chất thải lây nhiễm còn lại được nhân viên của Bệnh viện đốt thủ công.

Bên cạnh đó, Bệnh viện phát sinh khoảng 220m3 nước thải mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 45% lượng nước thải được đưa qua hệ thống xử lý nước thải y tế, số còn lại rò rỉ ra môi trường.

Qua tìm hiểu được biết, có thời điểm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La để chất thải y tế tồn lưu lên đến gần 3 tấn. Trong đó, chất thải tái chế chiếm khoảng 600kg, số còn lại là chất thải nguy hại. Bệnh viện đã xử lý chất thải y tế bằng cách đưa vào trong kho khoảng 1 tấn chất thải nguy hại, số còn lại để ngoài trời lấy bạt che.


Lò đốt chất thải rắn của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La hiện đã xuống cấp nghiêm trọng. 

Hiện nay, khó khăn chung của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La cũng như toàn bộ bệnh viện các tuyến huyện trong khâu xử lý chất thải môi trường là thiếu nguồn kinh phí đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị xử lý các chất thải, nước thải y tế. Việc vận hành, bảo dưỡng đối với các hệ thống máy móc đã được đầu tư cũng chưa được thực hiện thường xuyên.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Toàn – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La cho biết: Tỉnh đã có chủ trương mua sắm thiết bị xử lý chất thải, nước thải cho bệnh viện trong thời gian tới. Trước mắt, chúng tôi vẫn phải khắc phục bằng cách vận chuyển 70% lượng chất thải lây nhiễm tới Trung tâm Phòng, chống HIV – AISD để xử lý. Đặc biệt là các chất thải sắc nhọn, chất thải giải phẫu và các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao.

Trong thời gian gần nhất, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La rất cần được đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế bệnh viện.

Nổ bình gas máy lạnh 3 người chết

Tại công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ điện lạnh Thanh Nhã ( đường CMT8, phường Phú Thọ, Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) đã xảy ra một vụ nổ bình gas máy lạnh vào sáng 6/5 làm 2 người bị thương nặng, một người tử vong ngay tại chỗ.

Khoảng 8 giờ 10 phút ngày 6-5, một vụ nổ lớn xảy ra ngay trước cửa hàng chuyên bán, sửa chữa đồ điện lạnh trên đường Cách Mạng Tháng 8, phường Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương khiến 3 người thương vong.

Nạn nhân là anh Nguyễn Đức Thành (SN 1996, quê Nghệ An). Vụ nổ khiến anh Thành văng xa mấy mét và bị vỡ bụng.

Hai người bị thương (chưa xác định tên tuổi) đang được chuyển vào Bệnh viện đa khoa Bình Dương cấp cứu trong tình trạng bị thương rất nặng. Ngay sau khi vụ nổ xảy ra, Cơ quan điều tra - Công an thành phố Thủ Dầu Một phong tỏa hiện trường, khẩn trương điều tra.


Quảng Ninh: 3 công nhân thương vong khi dọn bể nước thải

Khoảng 9 giờ 30 phút sáng ngày 6/5, tại Trạm xử lý nước thải, Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 3 công nhân thương vong.

Hai nạn nhân khác tại hệ thống xử lý nước thải là anh Đặng Minh Tuấn và Phạm Ngọc Nam bị thương, đã được đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh cấp cứu kịp thời.

Ông Đinh Văn Lập, tổ trưởng tổ 8, khu 1, phường Bạch Đằng (người trực tiếp tham gia cứu các nạn nhân) cho biết: Lúc 9 giờ 30 phút có 3 công nhân đến kiểm tra, vận hành trạm xử lý nước thải. Trong quá trình làm việc anh Nguyễn Văn Mạnh đã bị rơi xuống bể chứa nước thải, ngay sau đó 2 đồng nghiệp là anh Tuấn và Nam đã tiến hành cứu nạn nhân nhưng cũng bị rơi xuống bể.

Theo ông Đinh Văn Lập, nguyên nhân khiến 3 công nhân bị ngã xuống bể là do khi vớt rác đã hít phải khí nước thải, dẫn đến choáng, ngất và ngã xuống bể.

Người dân sống tại khu vực này cho biết, trạm xử lý nước thải này rất ô nhiễm, khi trời nắng nóng bốc lên mùi khó chịu. Các hộ dân sống quanh đây không dám mở cửa.



Tình trạng sức khoẻ của người cha cứu con gái trong đám cháy bất thành

Liên quan đến vụ hỏa hoạn tại căn nhà số 132 Tôn Thất Đạm, quận 1 – TP HCM khiến một cháu bé tử vong, cha của cháu bé là anh Đào Kim Vũ, 28 tuổi, vì lao vào đám cháy để cứu con gái nên bị bỏng nặng và được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy, mặc dù được cứu kịp thời nhưng bệnh nhân vẫn đang trong tình trạng nguy kịch, vì còn bị bỏng đường hô hấp.

Tối 4/5, 1 đám cháy lớn xảy ra tại căn nhà trên đường Tôn Thất Đạm, quận 1, TP HCM, khiến bé gái 2 tuổi tên Đào Vân Anh đang ngủ một mình trên lầu, tử vong.

Khi đám cháy xảy ra, anh Vũ đã lao vào cứu con gái. Nhưng do đám cháy quá lớn, người cha bị bỏng nặng và không thể cứu được cháu bé./.

Hiện trạng xử lý chất thải bệnh viện ở Đồng Nai

Rác thải y tế từ lâu là một trong những tác nhân gây nguy hại môi trường và con người nghiêm trọng vì nó chưa nhiều mầm bệnh , các chất hóa học tàn phá môi trường.

* Bất cập từ khâu phân loại

Theo lời phó giám đốc sở y tế Trương Thị Thu Hằng cho hay những năm qua, dù được kiểm soát song hệ thống xử lý nước thải ở nhiều bệnh viện vẫn còn nhiều bất cập. Theo bà Hằng, từ năm 1999 khi thực hiện Quyết định 43 của Bộ Y tế về quản lý chất thải y tế, Sở đã triển khai các quy định về phân loại, thu gom và xử lý rác thải y tế đến các bệnh viện, phòng khám thông qua việc tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, nhưng tại nhiều bệnh viện, việc thực hiện vẫn chưa thật tốt.

Thanh tra Bộ Y tế kiểm tra kho lưu trữ rác thải y tế nguy hại tại Bệnh viện đa khoa khu vực Long Thành.


Theo nguyên tắc, việc phân loại chất thải phải được thực hiện ngay tại nơi phát sinh chất thải và phải đựng chất thải trong các túi hoặc thùng theo đúng quy định. Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải sinh hoạt. Nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải sinh hoạt thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý như chất thải y tế nguy hại. Tuy nhiên, qua thực tế kiểm tra thực hành phân loại và xử lý rác thải tại một số bệnh viện của đoàn thanh tra chuyên ngành, cơ sở nào cũng vi phạm quy trình từ phân loại đến xử lý nước thải bệnh viện. Ngay cả một số giám đốc bệnh viện cũng chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc phân loại tại nguồn - đặc biệt là các bệnh viện tuyến huyện.
Ông Võ Thành Tín, Phó tổng giám đốc Urenco Đồng Nai cho biết, việc vận chuyển rác y tế sang Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh xử lý là rất tốn kém và vất vả. Công ty đang phải bù lỗ từ khâu vận chuyển đến xử lý. Công ty cũng đã đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ một phần, nhưng chưa được duyệt.


Bệnh viện đa khoa Trảng Bom hiện mỗi tháng thải ra khoảng 3.580 kg rác thải các loại. Qua kiểm tra tại các khoa phòng, việc phân loại các loại chất thải đã được thực hiện, nhưng vẫn còn sơ sài. Điều đáng nói là sau khi thu gom các loại chất thải được phân loại từ các khoa phòng, nhân viên vệ sinh lại đổ chung tất cả các loại vào một thùng chứa, việc phân loại có cũng như không.

Còn tại Bệnh viện đa khoa Biên Hòa mỗi tháng thải ra khoảng 6 ngàn kg chất thải. Hiện bệnh viện cũng chưa có đủ phương tiện thu gom và phân loại rác thích hợp; nhân viên thu gom rác chưa có kiến thức cơ bản để phân loại rác, chưa nhận thức đúng nguy cơ của chất thải bệnh viện. Ở một số khoa phòng, phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa đạt tiêu chuẩn.

Không chỉ có những bệnh viện tuyến huyện thực hành chưa tốt việc quản lý và xử lý nước thải,chất thải bệnh viện, ngay cả bệnh viện tuyến tỉnh, một số bệnh viện cũng chưa thực sự xem quản lý rác thải bệnh viện là quan trọng. Cụ thể như tại Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, công tác phân loại, lưu trữ và xử lý rác thải còn có tình trạng chất thải y tế đổ lẫn với chất thải sinh hoạt, khu lưu trữ các loại chất thải bệnh viện chưa đúng quy định, chủ yếu để lộ thiên, các bao ny-lông đựng rác bị rách khiến rác rơi vãi bừa bãi, hôi thối và nhiều côn trùng. Ngay tại khu lưu trữ, một số rác thải y tế được đốt chung với rác thải sinh hoạt.

* Lò đốt rác đồng loạt… xuống cấp

Mỗi ngày các cơ sở y tế trên toàn địa bàn thải ra khoảng 7,7 tấn chất thải, trong đó có 2 tấn chất thải y tế. Để xử lý lượng rác này, toàn tỉnh có 6 lò đốt rác y tế, trong đó 3 lò đốt với công suất 300 kg/ngày được đưa vào sử dụng từ năm 2002 đặt tại 3 bệnh viện đa khoa khu vực: Long Thành, Long Khánh và Định Quán để xử lý rác của các cơ sở y tế tại địa bàn và các huyện lân cận; 2 lò đốt khác được đặt tại Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Mỹ và Dầu Giây. 1 lò đốt đặt tại Bệnh viện y dược cổ truyền với công suất từ 800-1.000 kg/ngày. Lò này hoạt động từ năm 2001 với nhiệm vụ đốt rác thải của các cơ sở y tế trên toàn địa bàn Biên Hòa.

Trong số các lò đốt từng hoạt động trên địa bàn tỉnh thì lò đốt đặt tại Bệnh viện y dược cổ truyền do Công ty TNHH MTV dịch vụ môi trường đô thị Đồng Nai quản lý là lò đốt lớn nhất. Tuy nhiên, hoạt động đã hơn chục năm và thường xuyên quá tải nên lò đốt này xuống cấp trầm trọng. Với lượng rác thải y tế thải ra ở Biên Hòa khá lớn nên từ nhiều năm nay lò “gồng mình” hoạt động ngày đêm, thải khói bụi, mùi khét gây ô nhiễm trầm trọng đến môi trường, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân và cả bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện y dược cổ truyền.
* Hiện nay, rác thải y tế được chia làm 3 loại: chất thải sinh hoạt, chất thải tái chế bao bì, vỏ đựng hộp thuốc... và chất thải nguy hại (chất thải lây nhiễm, các vật sắc nhọn, chất thải từ các phòng thí nghiệm, chất thải dược phẩm, chất thải bệnh phẩm...).


Theo kết quả đo đạc, phân tích chất lượng khí thải năm 2011 của Sở Tài nguyên và môi trường, nồng độ bụi phát tán ở lò đốt này vượt 5,3 lần, CO vượt 26,22 lần, chì vượt 2,11 lần so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế. Để khắc phục tình trạng này, Công ty TNHH MTV dịch vụ môi trường đô thị Đồng Nai (Urenco Đồng Nai) đã nhiều lần sửa chữa, nâng cao ống khói nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng. Từ đầu năm 2012, một số người dân quá bức xúc đã leo lên hàn bít ống khói lại. Từ đó đến nay, lò đã ngưng hoạt động. Hiện rác thải y tế của các cơ sở y tế ở Biên Hòa đang được Urenco Đồng Nai thu gom và chở sang lò đốt rác y tế ở Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh để xử lý. Hiện UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư lò đốt rác thải y tế công suất 5 tấn/ngày tại nghĩa trang TP. Biên Hòa để xử lý rác thải của Biên Hòa với tổng vốn đầu tư 15 tỷ đồng.

“Số phận” các lò đốt rác y tế tại các huyện cũng rất lao đao. Hầu hết các lò đốt hiện nay không còn khả năng xử lý rác thải đạt tiêu chuẩn, nhưng rác thải ra vẫn phải đốt nên lò được sử dụng để đốt dạng thủ công. Hai lò “cầm cự” được lâu nhất là lò đốt ở Bệnh viện đa khoa Định Quán và Long Thành, nhưng từ năm 2011 đến nay cũng xuống cấp, hư hỏng nặng nên đã ngưng hoạt động. Hiện lượng rác thải tại các địa bàn này cũng được thu gom đưa sang Bình Dương xử lý bởi rác thải y tế chỉ được phép lưu không quá 48 giờ đồng hồ

Kêu trời không thấu vì mùi hôi từ trại lợn hàng nghìn con

Hàng chục hộ dân chỉ biết lặng im kêu trời không thấu mỗi khi trại lợn chăn nuôi hàng nghìn con xả thải ra môi trường. Không chỉ sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng mà hồ nước ngọt phía dưới trại chăn nuôi lợn , nguồn nước cung cấp tưới tiêu sinh hoạt cho hàng nghìn hộ dân đứng trước nguy cơ ô nhiễm trầm trọng.

Trại chăn nuôi lợn giống siêu nạc của Công ty TNHH Đại Thành Lộc được xây dựng tại xã Nam Hưng trên diện tích 26ha. Đến đầu năm 2013, trại chăn nuôi lợn giống này chính thức đi vào hoạt động với quy mô tổng đàn 2.400 con lợn nái sinh sản. Theo kế hoạch dự án, mỗi năm trại chăn nuôi này sẽ xuất ra thị trường 160.00 con lợn giống. Bên cạnh đó, cơ sở này còn có 4 trại chăn nuôi lợn thịt quy mô 4.000 con/lứa, bình quân mỗi năm xuất ra thị trường 100 tấn thịt sạch. Đây được đánh giá là trại chăn nuôi lợn giống siêu nạc số 1 khu vực Miền Bắc và miền Trung về quy mô và công nghệ kỹ thuật chăn nuôi theo tiêu chuẩn 5S.

Trại chăn nuôi lợn quy mô 2.400 con lợn nái được xây dựng cao hơn khu dân cư.



Nhà bà Trần Thị Thới (xóm Tiền Phong, xã Nam Hưng, Nam Đàn, Nghệ An) nằm phía dưới trại chăn nuôi lợn, cách khoảng hơn 500m. Bà Thới cho biết: “Từ khi trại chăn nuôi đi vào hoạt động, cuộc sống của chúng tôi bị ảnh hưởng nặng nề. Mỗi ngày phía trại xả thải 2-3 lần, không theo quy luật nào cả. Có hôm 8-9h đêm họ cũng xả thải, hôi thối kinh khủng không tài nào mà ngủ được. Chúng tôi phải lấy gối chẹn lên mũi cho đỡ thối chứ mang khẩu trang không ăn thua. Chẹn gối đỡ thối nhưng không thở được lại phải bỏ ra, “sống chung” với hôi thối”.


Khu xử lý thải của trại chăn nuôi lợn Công ty TNHH Đại Thành Lộc.



Mỗi khi trại chăn nuôi xả thải thì mùi hôi thối bao trùm cả khu vực xung quanh. Đáng sợ nhất là nước thải ngấm xuống mạch nước ngầm, người dân ở đây chủ yếu dùng nước ngầm để sinh hoạt, ăn uống, sợ bị mắc bệnh ung thư lắm. Công ty chăn nuôi chúng tôi không phản đối nhưng phải có cách nào để đảm bảo môi trường sống và nguồn nước, không làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân”, bà Nguyễn Thị Mùi (xóm Tiền Phong) kiến nghị.



Đi tắt qua vườn bà Thới, chúng tôi tiếp cận khu vực xử lý nước thải, chất thải của trại chăn nuôi lợn Công ty TNHH Đại Thành Lộc. Khu vực xử lý nước thải, chất thải cao hơn khu dân cư xung quanh khoảng 2-3m, được ngăn bởi một bờ đất. Nhiều chỗ đất bị sụt lở, nước đen kịt từ trong hồ chứa rỉ ra từ những chỗ sụt lở. Ở những vũng nước đọng được “phủ’’ thêm một lớp ruồi muỗi.



Mương dẫn nước phía dưới chân khu xử lý chất  thải của trại chăn nuôi đen kịt.





Nguồn nước trong bể chứa được xả ra môi trường bằng 3 ống nhựa, có màu đen đục. Bờ tường phía ngoài của hệ thống xử lý nước thải được xây bằng gạch lỗ, không được trát vữa nên nước từ trong hồ ngấm qua lỗ gạch, rỉ vào mương nước rồi đổ ra các ống nhựa trước khi xả ra mương nước tự nhiên.



“Gần đây người dân có ý kiến nhiều nên họ mới thả bèo tây vào mương nước. Không hiểu là để xử lý nước thải hay để che mặt nước đen kịt trong mương nhưng mấy đợt mưa lớn, nước thải từ trại chăn nuôi đổ xuống mương rồi chảy ra hồ Tràng Đen, bèo cũng dồn ra tận ngoài hồ”, một người dân cho biết.






Nước thải ngấm qua bờ đất ngăn cách giữa khu xử lý nước thải của trại chăn nuôi với bên ngoài



Ông Nguyễn Đình Quyền – Phó Chủ tịch UBND xã Nam Hưng - cho hay, trước đây, khi mới đi vào hoạt động, phía trại chăn nuôi sử dụng nước trong hồ xử lý thải bơm trực tiếp lên khu rừng thuộc sự quản lý của công ty khiến cây cối bị “cháy’’. UBND xã đã trực tiếp kiểm tra và yêu cầu phía trại chăn nuôi không được bơm nước phân nên tưới cây vì lo sợ chất bẩn thẩm thấu xuống nguồn nước ngầm của người dân.



“UBND xã cách trại chăn nuôi của Công ty THNN Đại Thành Lộc phải đến hơn 2km nhưng vẫn ngửi thấy mùi hôi thối của phân lợn. Trước khi chưa có trại chăn nuôi lợn giống này thì hồ Tràng Đen là nơi cung cấp nước sinh hoạt (tắm, giặt) cho 300 hộ dân và phục vụ nguồn nước tưới tiêu cho đồng ruộng của 4 xóm thuộc xã Nam Hưng. Nhưng khi trại chăn nuôi đi vào hoạt động thì nảy sinh nhiều vấn đề phát sinh. Nước cũng bắt đầu chuyển sang màu xanh, bèo trôi về khu vực phía bên dưới này.




Nước được xả ra môi trường tự nhiên qua các ống nhựa.





Đoàn của xã, của huyện, của tỉnh cũng đã về kiểm tra mấy lần rồi, cũng đã có văn bản yêu cầu trại chăn nuôi xả thải đúng quy trình, đảm bảo môi trường sống và nguồn nước người dân nơi đây’’, ông Nguyễn Đình Quyền cho biết.



Chuyển những phản ánh của người dân đến ông Nguyễn Hữu Đảm – Giám đốc Công ty TNHH Đại Thành Lộc, qua điện thoại, ông Đảm cho biết: “Hiện tại công ty đã đưa vào vận hành hệ thống nước thải với 7 hồ lắng, 5 giàn lọc và 150m lọc bằng than, đá, sỏi. Lưu lượng nước thải sau khi xử lý đổ ra môi trường là 100m3/ngày đêm.



Đập Tràng Đen - nơi cung cấp nước tưới tiêu và sinh hoạt cho 300 hộ dân thuộc 4 xóm đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm do xả thải của trại chăn nuôi lợn.



Nước thải sau xử lý được cơ quan chức năng kiểm nghiệm, phần lớn chỉ tiêu đều đạt loại A, có 2 chỉ tiêu chưa đạt, cao gấp 2-3 lần chỉ tiêu cho phép. Hiện công ty đang xin nâng cấp, hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải để đảm bảo nguồn nước thải sau xử lý xả ra môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép’’.