Nâng cao công tác bảo vệ môi trường ở Quảng Trị



Hội nghị báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh giai đoạn 2011-2015 được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị tổ chức vào ngày 23/10 vừa qua. Hội nghị nhằm tăng cường và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về lĩnh vực môi trường, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và người dân về bảo vệ môi trường.



Tỉnh Quảng Bình đưa ra nhiều giải pháp cụ thể giải quyết những vấn đề nóng về môi trường trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường, trong thời gian tới. Theo đó, tỉnh tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch, kế hoạch về quản lý tài nguyên môi trường đã được ban hành; tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường. Tỉnh tăng cường công tác thanh, kiểm tra và giám sát; kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư, trong đó ưu tiên chọn các dự án sạch, tiến tới hạn chế và không cấp giấy phép đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng đối với các loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường sẽ được tăng cường. Cùng với đó, tỉnh xây dựng các quy định bảo vệ môi trường chặt chẽ trong các khu công nghiệp, kinh tế, làng nghề đối với các hoạt động du lịch, thương mại…



Việc thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại Quảng Trị được tăng cường, hoàn thiện và bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật trong giai đoạn 2010-2015. Hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân ngày càng đi vào nề nếp. Các điểm nóng về môi trường từng bước được giải quyết có hiệu quả, môi trường nông thôn có bước chuyển biến đáng khích lệ. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã tạo ra những áp lực nhất định đối với môi trường. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu cụm công nghiệp, làng nghề diễn ra đáng lo ngại. Lượng nước thải công nghiệp toàn tỉnh tăng từ 1,9 triệu m3 (năm 2010) lên 2,9 m3 (năm 2012) và giảm xuống 1,9 triệu m3 (năm 2014). Lượng nước thải sinh hoạt đổ vào các lưu vực tăng từ 17,7 triệu m3 (năm 2010) lên 18,4 triệu m3 (năm 2014).




Tỉnh Quảng Bình hiện có 13 đô thị với tổng lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 115,5 tấn/ngày. Đặc biệt, 43 điểm khu chợ, siêu thị khối lượng chất thải lớn với khoảng 42,59 tấn/ngày. Hiện nay, tất cả các đô thị trong tỉnh đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nhiều bãi chôn lấp chất thải rắn không hợp vệ sinh đang hoạt động, một số bãi rác vận hành không hiệu quả, gây áp lực lớn lên môi trường nước mặt. Theo thống kê, lượng nước thải nông nghiệp, làng nghề toàn tỉnh tăng từ 278,4 triệu m3 (năm 2010) lên 292 triệu m3 (năm 2014). Các khu vực tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, bãi rác, chợ vẫn chưa được giải quyết. Tỷ lệ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoàn thành xử lý ô nhiễm vẫn còn thấp. Chất thải rắn chưa được thu gom và xử lý triệt để. Công tác quản lý môi trường vẫn còn những bất cập và khó khăn do chồng chéo…

Báo động ô nhiễm môi trường đất ở khu công nghiệp

Nguồn đất bị ô nhiễm kim loại nặng tại các khu vực phụ cận bãi chôn lấp chất thải rắn và một số khu vực tiếp nhận nguồn thải của khu công nghiệp trên địa bàn Đồng Nai .




Đợt quan trắc chất lượng môi trường đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vừa được trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường hoàn tất . Chất lượng môi trường năm 2015 không thấy biến động nhiều so với năm 2014 theo báo cáo kết quả tổng quan , tuy nhiên tại một số khu vực tiếp nhận nguồn thải của khu công nghiệp và khu vực phụ cận các bãi chôn lấp chất thải rắn trên địa bàn Đồng Nai, nguồn đất bị ô nhiễm kim loại nặng.


Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai đã tiến hành lấy các mẫu đất ở 3 tầng tương ứng với các độ sâu 30cm, 60cm và 90cm để đánh giá chất lượng nguồn đất. Kết quả quan trắc cho thấy, khu vực đất tại vị trí tiếp nhận nguồn thải của khu công nghiệp Biên Hòa 1 (thành phố Biên Hòa) hàm lượng chì (Pb) trong đất vượt từ 3,3 đến trên 4 lần so với tiêu chuẩn cho phép; hàm lượng kẽm (Zn) vượt từ 3,9 đến 4,9 lần so với quy chuẩn cho phép. Điều đáng nói, các chỉ số kim loại nặng trên đều vượt ngưỡng cho phép ở cả 3 tầng thu mẫu. Ngoài ra, hàm lượng asen (As) tại vị trí trên cũng vượt ngưỡng cho phép nhưng ở mức nhẹ. Tại vị trí tiếp nhận nguồn thải của khu công nghiệp Hố Nai (huyện Trảng Bom), hàm lượng chì (Zn) vượt tiêu chuẩn cho phép gần 2 lần. Ngoài ra, tại khu vực nguồn đất tại vị trí tiếp nhận nguồn thải của khu công nghiệp Sông Mây (huyện Trảng Bom) và khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 (huyện Nhơn Trạch) hàm lượng Zn cũng vượt tiêu chuẩn cho phép ở cả 3 tầng lấy mẫu.

Kết quả quan trắc cũng cho thấy, tại những vùng phụ cận các bãi chôn lấp chất thải rắn ở phường Trảng Dài (thành phố Biên Hòa), bãi chôn lấp xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu), bãi chôn lấp xã Túc Trưng (huyện Định Quán) và bãi chôn lấp xã Quang Trung (huyện Thống Nhất) phát hiện hàm lượng đồng (Cu) cao hơn mức cho phép từ 1,3 đến 4,5 lần ở cả 3 tầng lấy mẫu. Khu vực đất tại bãi chôn lấp chất thải rắn ấp Tân Cang, xã Phước Tân (thành phố Biên Hòa), các chỉ tiêu kim loại nặng như Cu và Zn cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 2 lần. Riêng tại vùng phụ cận bãi rác Quang Trung, các chỉ số kim loại nặng như niken và crom trong đất có hàm lượng khá cao so với tiêu chuẩn cho phép.

Trong khi đó, qua quan trắc đất nền, đất nông nghiệp và đất dân sinh cho thấy chất lượng nguồn đất trên địa bàn Đồng Nai đạt yêu cầu với mục đích sử dụng đất, chưa thấy dấu hiệu suy thoái ở những vùng này. Theo đó, tại 27 vị trí lấy mẫu đất ở cả 3 tầng, cho thấy các thông số về độ Ph, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, độ nhiễm phèn và kim loại nặng trong đất đều nằm trong ngưỡng cho phép.

Đối với những khu vực đất công nghiệp có các chỉ tiêu kim loại nặng vượt quy chuẩn cho phép, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai khuyến cáo cần có các biện pháp khắc phục kiểm soát, xử lý các chỉ số kim loại nặng tại các nguồn thải, nhằm hạn chế gây ô nhiễm cho nguồn đất.

Người dân khốn đốn vì nước tưới ô nhiễm




Nguồn nước tại hồ chứa nước thôn Phát Chi đã “đổi màu”, toàn bộ mặt hồ chuyển sang màu xanh rêu, mùi tanh xộc thẳng vào mũi rất khó chịu. Đây là nguồn nước tưới chủ yếu cho hơn 140ha chè Olong, rau, hoa… công nghệ cao của hàng chục nông hộ quanh vùng; và trong tương lai sẽ được sử dụng làm nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân hai xã vùng ven của Đà Lạt là Trạm Hành và Xuân Trường.




Nguyên nhân khiến nước hồ “đổi màu” là do nhà máy sản xuất rượu vang của Công ty CP Lâm Đồng xả nước thải ra môi trường là thông tin được người dân ở nơi đây cung cấp. Nhà máy thường xả nước thải vào những ngày mưa, hoặc đêm khuya, nước thải theo suối chảy xuống hồ làm nước bị ô nhiễm nặng.



Nước hồ Phát Chi chuyển sang màu xanh rợn do bị ô nhiễm



Ngụ ở thôn Phát Chi, gia đình ông Nguyễn Hữu Dương có hơn 1.500m2 đất trồng hoa đồng tiền trong nhà kính gần hồ Phát Chi: “Vụ hoa này không ra gì, hoa bị nấm lạ hàng loạt, mua thuốc về xịt vẫn không hết mà lại còn nặng thêm. Chúng tôi hỏi cơ quan chức năng nhưng họ chưa biết. Tôi chắc chắn là do nguồn nước tưới từ hồ bị ô nhiễm”. Ông Dương cũng cho biết, hiện tượng vườn hoa của gia đình bị nấm bệnh xảy ra từ đầu năm 2015, bùng phát mạnh khoảng ba tháng nay, nhất là sau khi hồ thủy lợi Phát Chi bắt đầu tích nước và nhà máy sản xuất của Công ty CP Thực phẩm Lâm Đồng xả thải vào hồ.





Hộ ông Mã Đức Bổn (ngụ xã Trạm Hành), nhà có 7.000m2 trồng atisô sát cạnh hồ Phát Chi, cũng chung tình trạng bị nấm bệnh, làm nhiều diện tích atiso bị chết cây và lá chuyển vàng do tưới nước ô nhiễm của hồ. Ông Bổn cho biết, thời gian gần đây hồ bị ô nhiễm nặng nhưng không còn nguồn nước nào khác nên bà con vẫn phải sử dụng.





Ông Lê Huy Ban - trưởng thôn Phát Chi, khẳng định: “Việc phản ánh của người dân là đúng sự thật. Không những nguồn nước hồ ô nhiễm nghiêm trọng mà còn bốc mùi hôi thối. Đề nghị cơ quan chức năng sớm giải quyết để nông dân có nguồn nước tưới phục vụ sản xuất, bảo đảm sức khỏe cộng đồng dân cư gần khu vực nhà máy của Công ty CP Thực phẩm Lâm Đồng”.







Còn tại biên bản “Ghi nhận thông tin liên quan đến việc hồ Phát Chi bị ô nhiễm nặng” ngày 21/10 của Trung tâm Quản lý Đầu tư và Khai thác công trình thủy lợi Đà Lạt, nhiều hộ dân thôn Phát Chi, như bà Nguyễn Thị Lý, ông Nguyễn Hữu Hưng, Trần Dũng… cũng đều có chung phản ánh, khi nhà máy của Công ty CP Thực phẩm Lâm Đồng xả thải vào cống phía thượng lưu hồ Phát Chi, nước có màu đen và mùi hôi nồng nặc, ảnh hưởng đến nguồn nước tưới tiêu và sức khỏe người dân.







Không chỉ vậy, tại kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng khóa 8 vừa qua, cử tri xã Trạm Hành cũng đã phản ánh, nhà máy sản xuất của Công ty CP Thực phẩm Lâm Đồng thường xuyên xả nước thải ra môi trường, gây ô nhiễm không khí trong vùng, nhưng vẫn chưa khắc phục. Theo giải trình của cơ quan chức năng, nhà máy sản xuất rượu vang Đà Lạt của Công ty CP Thực phẩm Lâm Đồng, nằm trong cụm công nghiệp Phát Chi, hoạt động từ năm 2012, đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, được Sở TN&MT Lâm Đồng cấp giấy xác nhận. Năm 2014, các ngành liên quan đã tiến hành thanh tra và kết luận, công ty thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định. Tuy nhiên, qua phản ánh của người dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ.







Trong khi đó, đại diện Công ty CP Thực phẩm Lâm Đồng cho rằng, hàng quý, Sở TN&MT đều lấy mẫu kiểm tra, khẳng định nước thải tại nhà máy của công ty đạt các thông số theo quy định, sau khi đã qua xử lý. Công ty cũng được cấp lại giấy phép “xả nước thải vào nguồn nước” cách đây hai tuần, với dung tích xả 300m3/ngày đêm, nhưng mới chỉ xả khoảng 120-150m3/ngày đêm.







Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Trạm Hành Nguyễn Hữu Âu cho biết, hồ nước này mới tích nước được hơn 1 năm nay, nhưng đã nhiều lần người dân phản ánh nguồn nước bị ô nhiễm khiến mùi hôi làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của bà con. Cách đây một tuần, người dân lại đến UBND xã phản ánh nhà máy rượu của Công ty CP Thực phẩm xả nước thải đen ngòm, bốc mùi hôi thối chảy vào hồ nhưng chưa có chứng cứ xác thực nên chưa thể xử lý. Dù vậy, ngày 21/10, Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi TP Đà Lạt (đơn vị chủ quản hồ Phát Chi), cùng cán bộ xã Trạm Hành cũng đã tiến hành kiểm tra hiện trường, lập biên bản ghi nhận phản ánh của người dân xung quanh việc hồ bị ô nhiễm để báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân gây ô nhiễm. Tuy nhiên, ông Âu cũng xác nhận, tại khu công nghiệp Phát Chi hiện mới có Công ty CP Thực phẩm Lâm Đồng hoạt động và có giấy phép xả nước thải, còn một đơn vị khác chuyên trồng hoa tươi cao cấp, chỉ sử dụng nước hồ để tưới chứ không xả thải.







Liên quan đến vụ việc, chiều cùng ngày, Giám đốc Trung tâm Quản lý đầu tư và Khai thác công trình thủy lợi Đà Lạt Nguyễn Minh Sơn cho biết, vừa có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân TP Đà Lạt và các cơ quan chức năng của tỉnh về tình trạng xuất hiện tảo lam, bốc mùi hôi thối và ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng tại hồ thủy lợi Phát Chi để sớm tìm ra nguyên nhân và có biện pháp ngăn chặn.

Nạn "đất tặc" lộng hành ở Vĩnh Lộc



Nhiều người dân xã Vĩnh Phúc (huyện Vĩnh Lộc – Thanh Hóa) bức xúc vì nạn "đất tặc", trong khi đó chính quyền địa phương lại đùn đẩy trách nhiệm, xử lý thiếu quyết liệt, .



Nhiều người dân phản ánh, tại khu vực đồi Khe Nước trên diện tích đất rừng (giáp ranh giữa xã Vĩnh Phúc với thôn 6, xã Vĩnh Hưng) được giao cho hộ gia đình ông Hoàng Văn Ngãi đã bị một đối tượng tên là Thiên, chuyên thuê xe ô tô, máy múc đến khu vực này múc đất bán. Sự việc được người dân phản ánh lên xã, tuy nhiên, không hiểu vì sao hàng nghìn mét khối đất vẫn theo xe “nối đuôi nhau” đi ra.

Anh Nguyễn Văn H, thôn 6, xã Vĩnh Hưng cho biết: “Tình trạng khai thác đất trái phép ở đây đã diễn ra nhiều năm nay. Khi có ngành chức năng vào cuộc thì chúng tôi thấy dừng được một thời gian rồi lại đâu vào đấy. Đợt vừa rồi mới khai thác lại được khoảng 1 tuần nay. Xe cộ chạy ầm ầm bất kể ngày hay đêm. Người dân chúng tôi bức xúc lắm vì đường sá hư hỏng, xe cộ chạy khiến bụi mù mịt việc tham gia giao thông rất khó khăn".

Lý giải về việc một số đối tượng múc đất sai quy định xảy ra trên địa bàn xã, ông Trịnh Văn Thống – Cán bộ Địa chính xã Vĩnh Phúc cho biết: "Trước gia đình ông Hoàng Văn Ngãi, thôn Tân Phúc cũng có làm tờ trình xin hạ độ cao của đất trồng mía nhưng xã không đồng ý. Sau khi nhận được thông tin một số đối tượng lấy đất bán chúng tôi đã xuống nhắc nhở, yêu cầu dừng việc khai thác đất trái phép. Hôm trước tôi cũng nghe nói là có anh công an xin lấy để đắp nền nhà? Nhưng sau khi xã nhắc nhở đã không làm nữa".

Thế nhưng khi chúng tôi đưa ra hình ảnh máy múc, xe tải vẫn đang ùn ùn chở đất đi ông Thống ấp úng: "Tôi không quản lý mảng này, mà giao cho một đồng chí khác". Khi chúng tôi yêu cầu được tiếp cận tờ trình xin hạ thấp độ cao và biên bản xử phạt thì ông Thống lại nói: "Hiện giờ đồng chí giữ giấy tờ đó đã đi vắng, nhưng hôm trước cũng không thấy báo cáo gì".

Trưởng phòng TN&MT huyện Vĩnh Lộc -  ông Nguyễn Văn Công cho biết: "Hiện tại phòng đã vào kiểm tra và yêu cầu chấm dứt ngay việc khai thác đất trái phép. Đồng thời cũng đã làm việc với lãnh đạo xã cần kiểm tra sát sao không để tình trạng tái diễn. Tôi cũng nghe nói là gia đình ông Ngãi có xin hạ cốt nền".

Rất mong các cơ quan chức năng của huyện Vĩnh Lộc và tỉnh Thanh Hóa nhanh chóng vào cuộc làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể và có biện pháp xử lý nghiêm minh.

Chất thải được công ty Phương Duy giấu dưới đáy ghe xả ra sông Hậu


Công ty TNHH Phương Duy có trụ sở tại khu công nghiệp Trà Nóc 2, Quận Ô Môn, Tp. Cần Thơ) đang trong quá trình chờ kết quả giám định chất thải của cơ quan chức năng (Cụ thể là đại tá Nguyễn Hoàng Trình, trưởng phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) trực tiếp củng cố hồ sơ xử lý) vì nghi vấn công ty này xả thải trực tiếp ra sông Hậu vào chiều 7.9.




Theo cơ quan công an, Công ty TNHH Phương Duy do ông Phạm Sỹ Thái (56 tuổi, ngụ P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm giám đốc, chuyên sản xuất chitin, chitosan, D-Glucosamine... Khoảng 22 giờ ngày 4.9, trinh sát PC49 bắt quả tang ông Nguyễn Hoàng An, công nhân công ty, dùng ghe máy kéo chất thải rắn màu đen đựng trong túi lưới 2 lớp dưới lườn ghe, ra xả thải xuống sông Hậu. Ngoài ra, trinh sát còn phát hiện ông An đang vận chuyển trên ghe than hoạt tính thải ra sau quá trình sử dụng để chiết xuất D-Glucosamine để trực tiếp đổ xuống sông Hậu.




Tiến hành kiểm tra công ty, PC49 phát hiện tại khu vực sản xuất có ngụy trang 2 đường ống ngầm chôn dưới nền gạch để nối vào bể chứa chất thải chưa qua xử lý. Từ đây, nước thải trong quá trình ngâm vỏ đầu tôm và tro phát sinh từ đốt lò hơi được các công nhân bơm xuống bể chứa. Sau đó, dùng máy bơm chất thải theo đường ống ngầm thứ nhất xuống một túi lưới được cột dưới lườn ghe nằm dưới mặt nước để ghe kéo ra thả trên sông Hậu. Còn ống ngầm thứ hai được sử dụng thải nước thải sản xuất từ quá trình ngâm hóa chất để chiết xuất D-Glucosamine trực tiếp xuống rạch Cái Chôm. Nước thải màu trắng đục, bốc mùi hôi hóa chất nồng nặc.




Làm việc với cơ quan chức năng, bước đầu các công nhân thực hiện hành vi trên khai được thuê để vận chuyển các chất thải ra sông Hậu vào ban đêm, nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng cũng như người dân trong khu vực.






PC49 đã gửi 2 mẫu nước xả thải trực tiếp ra rạch Cái Chôm và 3 mẫu chất thải rắn thải ra sông Hậu đi giám định. Theo một cán bộ PC49, hành vi lén xả thải của công ty trên là rất tinh vi, khó phát hiện. Trước đó, Công TNHH Phương Duy từng bị Bộ TN-MT và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) kiểm tra nhưng không phát hiện hệ thống ngầm của công ty dùng để xả nước thải và chất thải rắn ra sông Hậu.

TP.HCM, thành phố sương mù

Mặc cho thời tiết oi bức, thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục bị bao phủ bởi màn sương dày đặc. Các chuyên gia khuyến cáo tránh hít không khí trực tiếp vào buổi sáng sớm và đầu giờ chiều khi sương mù xuất hiện nhiều.


Tuyến đường Phạm Văn Đồng (Thủ Đức) 

Liên tiếp từ ngày 13 đến 14-10 vừa qua, sương mù dày đặc khắp các quận, huyện tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhất là các tòa nhà cao tầng khu vực quận 1, quận 2, quận 7 bị che khuất. Sáng sớm hàng loạt sà lan, thuyền di chuyển trên kênh Tẻ  phải bật đèn để tránh đâm va vào nhau.

Theo Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, chuyên gia khí tượng (nguyên phó phòng dự báo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ), hiện tượng trên được gọi là sương mù tổng hợp, thành phần gồm có khói bụi lẫn hơi ẩm.

Bà Lan cho biết, vào đầu tháng 10-2015 tại  Indonesia xảy ra thảm họa cháy rừng, ngya lúc đó gió mùa Tây Nam thổi đã kéo theo khói bụi lan sang các nước xung quanh. Trong đó có Việt Nam, Campuchia, Singapore…

Bà Lan còn cho biết thêm: “Những ngày qua mưa chỉ diễn ra cục bộ nên không gội rửa sạch khói bụi, trong khi đó lượng khói bụi quá nhiều, hiện vẫn còn tồn đọng một ít không khí bẩn tại TP HCM và một số tỉnh thành miền Đông Nam Bộ. Thêm vào đó, mưa xảy  ra nhiều, nhiệt độ trung bình về đêm chỉ có 22 độ C dẫn đến  độ ẩm rất cao, khoảng 90%, nên đã dẫn đến sương mù tổng hợp”.

Phó giám đốc Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ - ông Đặng Văn Dũng, cho biết hiện tượng sương mù sẽ tiếp tục diễn ra trong vài ngày nữa. Để đảm bảo sức khỏe, tránh hít phải không khí ô nhiễm mỗi khi ra đường người dân cần trang bị khẩu trang. Ngoài ra, tránh tiếp xúc trực tiếp với nước  mưa, bởi lượng bụi bẩn rất cao.


Khu vực quận 7

Mùa hạn ở Tây Nguyên hồ đập cạn khô

Mặc dù đang là mùa mưa nhưng hầu các hồ, đập ở các tỉnh Tây Nguyên , theo thường trực Ban Chỉ Đạo Tây Nguyên là chưa tích đủ lượng nước cần thiết để phục vụ chống hạn mùa khô năm 2015-2016. Thậm chí có công trình mới chỉ tích nước được 30% giảm gấp nhiều lần so với năm 2014 nên dự báo của tỉnh là sẽ thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng trong sinh hoạt và sản xuất.



Theo dự báo của các đơn vị chức năng, mùa mưa năm nay đến muộn và kết thúc sớm, nhất là khu vực Tây Nguyên nên lượng mưa có thể thiếu hụt từ 30-60% ngay trong những tháng mùa mưa và hạn hán nghiêm trọng diễn ra trên diện rộng trong mùa khô kế tiếp. Theo đó, lượng mưa ở khu vực Tây Nguyên từ tháng 9/2015 đến tháng 2/2016 có khả năng thấp hơn so trung bình nhiều năm khoảng 20 đến 50%.


Ông Bùi Văn Sứng, Phó Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ đầu năm đến nay, lượng mưa trong toàn tỉnh giảm hơn so trung bình nhiều năm từ 60-98%. Tại Đắk Lắk, mặc dù đang là mùa mưa, nhưng mấy tháng nay mưa cũng rải rác, không tập trung, lượng nước các sông, suối thấp hơn gấp nhiều lần so với các năm trước.


Do vậy, hiện nay, phần lớn các hồ, đập lớn của tỉnh như Krông Búk hạ, Vụ Bổn (Krông Pắk), hồ Buôn Triết (huyện Lắk), hồ Ea Kao (thành phố Buôn Ma Thuột)… dung tích nước chỉ mới đạt 27,8% đến trên 30%, thấp gần 3m so cùng kỳ năm 2014. Thậm chí, tỉnh Đắk Lắk vẫn còn trên 40 công trình hồ, đập đang ở mực nước chết.


Tại các tỉnh Kon Tum, Gia Lai cũng vẫn còn hàng trăm công trình hồ, đập đang ở mực nước chết hoặc mới tích nước được dưới 30%. Trong mùa khô vừa qua, các tỉnh Tây Nguyên đã có hàng trăm công trình thủy lợi cạn khô đáy, không còn khả năng hoạt động làm hàng chục ngàn hécta cây trồng bị khô cháy mất trắng. Ngay tại tỉnh Đắk Lắk đã có 200 trình trình thủy lợi không còn khả năng hoạt động; trong đó có 176 công trình hồ chứa, 21 đập dâng cạn khô đáy, không còn dòng chảy và 3 trạm bơm không còn nguồn nước hoạt động. Lượng nước tại các hồ chứa lớn chỉ còn 10 đến 20% dung tích nên tỉnh Đắk Lắk có 61.446 ha cây trồng bị khô hạn; trong đó diện tích mất trắng trên 4.364 ha, thiệt hại trên 2.009 tỷ đồng.


Hiện nay, toàn vùng Tây Nguyên đã xây dựng được trên 2.261 công trình thủy lợi; trong đó, có 1.150 hồ chứa, 942 đập dâng, 114 trạm bơm, 55 công trình khác, với diện tích tưới thiết kế 268.987 ha, nhưng thực tế chỉ mới tưới cho 202.166 ha. Trong đó, các công trình thủy lợi ở Tây Nguyên tưới cho gần 73.000 ha lúa, trên 112.627 ha cây công nghiệp dài ngày, chủ yếu là cây cà phê và gần gần 17.000 ha cây màu, rau các loại, mới đạt 17,6% so với diện tích các loại cây có nhu cầu cần tưới ở địa bàn Tây Nguyên.

Các điểm tập kết rác thải sinh hoạt khiến người dân Hà Nội khốn đốn

Mỗi ngày lượng rác thải sinh hoạt thành phố Hà Nội với hơn 30 đơn vị hành chính thải ra khoảng 5.400 tấn, giờ cao điểm lên tới 7.000 tấn trong khi các quận mới như : Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông tỉ lệ thu gom rác thải mới chỉ đạt trên 70%.




Chính vì điều này là căn nguyên dẫn tại một số nơi ở Thủ đô người dân phải khốn khổ vì ô nhiễm ngay từ chính các điểm tập kết rác thải sinh hoạt, ùn ứ chưa kịp chuyên chở hoặc do cách làm tắc trách của một số cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường.

Đoạn đối diện với trạm y tế phường Yên Hòa tại tuyến đường Nguyễn Khang (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cứ buổi chiều hàng ngày có từ 3 đến 5 thùng rác, thậm chí có thời điểm lên tới cả chục thùng. Các thùng kể trên đều chất đầy các loại rác thải sinh hoạt. Điều đáng nói là những thùng rác tập kết tại đường Nguyễn Khang thường xuyên ở tình trạng không che phủ bạt, nên bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân khu vực.

Anh Ngô Sỹ Long là cán bộ của trạm y tế phường Yên Hòa cho biết, rác thải tập kết ở đây gây ảnh hưởng lớn đến vệ sinh môi trường khu vực. Bởi khu vực này thường xuyên có nhiều người qua lại, nhất là trong các đợt phát thuốc cho người già, tiêm chủng, nhỏ vi ta min cho trẻ em... người dân phải xếp hàng đứng đợi, hứng chịu mùi xú uế. Đặc biệt, vào những ngày nắng nóng, việc phát tán mùi càng mạnh mẽ hơn, còn khi trời mưa lớn, nước bẩn từ thùng rác thải rỉ ra đường, nguy cơ phát tán bệnh tật cao.

Cũng ở tình cảnh tương tự, một số hộ dân ở ngõ 629, phố Kim Mã (quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết, nhiều năm nay phải chịu cảnh ô nhiễm do những thùng đựng rác thải gây ra. Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, những thùng rác thải được tập kết ven đường, còn làm mất mỹ quan đường phố, tiềm ẩn nhiều hiểm họa đối với người tham gia giao thông, nhất là vào buổi tối.

Chị Nguyễn Thị Vân, người dân ngõ 629 bức xúc: "Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị tới các cấp di chuyển điểm tập kết rác thải đi nơi khác, nhưng từ nhiều năm nay chưa được cấp có thẩm quyền giải quyết, không biết người dân ở đây phải chịu cảnh ô nhiễm đến khi nào".

Đó chỉ là hai trường hợp điển hình của tình trạng một số thùng thu gom rác thải mất vệ sinh trên địa bàn Thủ đô, đang có tác dụng ngược, khiến nhiều người dân phải chịu cảnh ô nhiễm.

Trao đổi với ông Phạm Văn Đức, Phó Tổng giám đốc công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội được biết, đơn vị được giao quản lý đảm bảo môi trường tại các quận: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng và Long Biên. Theo quy định, với những thùng thu gom rác được tập kết tại vị trí quy định, sau khoảng hai tiếng sẽ được xe chuyên dụng đến chở đi. Các thùng rác khi tập kết đều phải che phủ bạt để tránh phát tán ô nhiễm.

Cũng theo ông Phạm Văn Đức, việc người dân phản ánh ô nhiễm là có cơ sở vì không phải lúc nào công nhân cũng thực hiện đúng quy trình. Tuy nhiên, cũng không ít gia đình, hộ dân do làm ăn, buôn bán không muốn những thùng rác án ngữ "mặt tiền", nên thường có ý kiến. Nhưng đó không phải là do công ty môi trường muốn đặt thùng ở đâu tùy thích mà mỗi địa điểm đều phải xin ý kiến của phường, tổ dân phố. Trong trường hợp những tổ đội, tập kết rác sai vị trí sẽ bị thanh tra nội bộ của công ty phạt. Ngoài ra, với việc tập kết rác sai quy định, còn bị thanh tra xây dựng của quận, công an khu vực xử lý do vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Hiện tại công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được xã hội hóa, tổng cộng có 26 đơn vị tham gia, trong đó có nhiều công ty tư nhân, công ty cổ phần. Thực tế cho thấy, mặc dù là lĩnh vực công ích, nhưng khi doanh nghiệp tham gia sẽ tính đến bài toán lỗ lãi. Có lẽ xuất phát từ vấn đề doanh thu, lợi nhuận nên một số doanh nghiệp tham gia lĩnh vực thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn Hà Nội đã nghĩ ra những cách làm ngang tắt, tự ý rút bớt quy trình, không tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường đối với việc tập kết rác chờ xử lý để giảm ngày công lao động, dẫn đến ô nhiễm môi trường. Tình trạng này đồi hỏi các cơ quan chức năng liên quan của thành phố Hà Nội cần thường xuyên kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh những doanh nghiệp chưa chấp hành tốt các quy định về thu gom, xử lý rác thải, nhằm bảo vệ môi trường sống cho người dân.

Năm nay thành phố Hà Nội tiếp tục chọn là "Năm trật tự văn minh đô thị", với quyết tâm xây dựng thành phố ngày càng sáng xanh, sạch đẹp hơn. Bên cạnh việc xây dựng thêm những nhà máy xử lý rác; bổ sung thêm xe vận chuyển rác... thì với những kiến nghị của người dân về đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh địa điểm tập kết rác thải, cũng cần được các cơ quan chức năng của thành phố quan tâm xem xét, nghiên cứu để tìm ra phương thức thu gom, xử lý rác một cách hợp lý, khoa học hơn, nhằm hạn chế phát sinh ô nhiễm môi trường ngay từ chính những công cụ phục vụ bảo vệ môi trường.

Khói bụi và khí thải lò vôi gây ô nhiễm môi trường tại khu vực Cầu Nghìn



Nhiều năm qua, người dân thuộc tổ dân phố Cầu Nghìn, thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình phải sống chung với ô nhiễm khói bụi, khí phát thải từ các lò nung vôi ngay cạnh khu dân cư.




Thực tế này ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh hoạt, kinh doanh và tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật mà người dân mắc phải do chính khói bụi và khí phát thải từ quá trình nung vôi thải ra.

Hiện tại “thủ phủ” sản xuất vôi này có 30 hộ sản xuất kinh doanh vôi với tổng cộng 64 lò (hơn 115 ống lò) có công suất khác nhau, sản lượng ước đạt từ 8 đến 10 tấn/lò/ngày. Đặc biệt, trong đó số các lò vôi này có tới 25 lò vôi nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ cầu, đường Quốc lộ 10 và xen kẽ trong khu dân cư.

Các lò vôi này được nung đốt cả ngày lẫn đêm khiến cho môi trường ở đây bị đe dọa nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của người dân địa phương. Để “sống chung với lũ”, nhiều hộ gia đình đã phải dùng bao bạt che chắn cửa nhà. Điều dễ dàng nhận thấy nhất khu vực này, các cây xanh trên những con đường trong và quanh khu vực lò vôi bị bao bọc bởi một lớp bụi xám. Nhiều hộ kinh doanh nhà nghỉ cũng đìu hiu khách vì vấn nạn khói bụi lò vôi khiến phòng ốc quanh năm bụi bám.
Khói bụi ở nơi đây khiến dân chúng tôi rất bức xúc, ảnh hưởng nhiều đến đời sống, mùi nồng nặc ở khắp mọi nơi , ngõ ngách  theo lời ông Nguyễn Trọng Hơn cho biết. Chúng tôi không thể chịu được , sớm muộn gì cũng mắc bệnh thôi.

Chủ tịch UBND ông Phạm Đức Thuận,  thị trấn An Bài cũng thừa nhận, việc sản xuất vôi đã tạo ra những ảnh hưởng không tốt đến đời sống của nhân dân quanh khu vực. Tình hình môi trườngtại khu vực này chủ yếu phát sinh từ khói bụi vôi và bụi xỉ từ các lò vôi phát tán ra môi trường trong quá trình sàng lọc vôi, sàng xỉ; quá trình vận chuyển vôi đi tiêu thụ, bụi phát tán ra ở tầm thấp cũng ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Được biết, khu sản xuất vôi tập trung tại Cầu Nghìn có tiền thân là Xí nghiệp Vôi Cầu Nghìn hoạt động sản xuất kinh doanh từ rất lâu. Vào những năm 1989-1990, Xí nghiệp này giải thể, chuyển cho hộ cá nhân kinh doanh. Từ đây, một số hộ gia đình đã xây dựng lò vôi và kinh doanh bến bãi, vật liệu xây dựng phục vụ xây dựng và sản xuất nông nghiệp trong khu vực. Tháng 8/2004, UBND tỉnh Thái Bình ban hành quyết định số 31, cấp bằng công nhận khu Cầu Nghìn là “Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng”.

Trước yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước, nhiều hộ gia đình đã đầu tư vốn để xây dựng lò vôi theo hướng quy mô hơn nhằm đáp ứng sản lượng xuất khẩu. Nhiều hộ gia đình cũng dùng phần diện tích đất ở của mình để xây dựng lò vôi, kinh doanh sản xuất và mua đất ở chuyển đến khu vực khác.

Ông Nguyễn Duy Xuyền, một chủ lò vôi cho biết: Tôi có 2 lò vôi, cao 12 đến 15m, ngày sản xuất 10 tấn vôi/lò. Hai lò đều chạy liên hoàn, gần như lửa cháy quanh năm, giải quyết việc làm cho khoảng 30 lao động. Toàn bộ cẩu đá, than, vôi lên lò đều có cần cẩu, theo dây chuyền nên vốn bỏ ra rất lớn.

Theo chính quyền thị trấn An Bài, sản lượng vôi sản xuất ở “thủ phủ lò vôi” này chủ yếu xuất khẩu đi thị trường nước ngoài và cung cấp cho nhà máy thép Shengli, có thời điểm cung cấp đến 100 tấn vôi/ngày. Mỗi lò thu nhập bình quân từ 7 đến 10 triệu đồng/lò/ngày. Công việc sản xuất vôi ở đây giải quyết cho hơn 1.000 lao động, trong đó số lao động tại thị trấn chiếm 2/3 tổng số lao động, cho thu nhập bình quân 3,5 triệu đến 4 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2012, Ủy Ban Nhân Dân thị trấn An Bài đã lập quy hoạch và trình UBND huyện Quỳnh Phụ phê duyệt quy hoạch 19ha khu kinh doanh vật liệu xây dựng, bến bãi và được UBND huyện Quỳnh Phụ chấp thuận.


Năm 2013, Bộ Xây dựng đã có công văn số 2135 (ngày 11/10/2013) về việc dừng cấp phép xây dựng lò sản xuất vôi thủ công; Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thái Bình cùng các sở ngành liên quan cũng đã có văn bản chỉ đạo dừng hẳn việc cho phép đầu tư xây dựng các dự án sản xuất vôi tại khu vực Cầu Nghìn.

Tuy nhiên theo ông Nguyễn Ngọc Chiến, Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ cho biết, đến thời điểm hiện tại, trong 64 lò vôi đang hoạt động sản xuất vôi trên tại khu vực Cầu Nghìn thì chỉ có 16 hộ (37 lò) đã được UBND huyện Quỳnh Phụ phê duyệt cho phép hoạt động; còn lại 14 hộ (27 lò) chưa được cơ quan chức năng phê duyệt, đang chờ phê duyệt.

Thừa nhận việc khói bụi, khí phát thải từ hoạt động sản xuất vôi tác động đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Song, việc tìm giải pháp hữu hiệu nhất, khả thi nhất để bảo đảm môi trường, sức khỏe người dân trước tác động của khói bụi, khí phát thải trong quá trình sản xuất vôi ở khu Cầu Nghìn thì chính quyền địa phương lại vẫn đang loay hoay.

Theo lời  Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Theo ông Nguyễn Ngọc Chiến, thị trấn An Bài, tại tổ dân phố Cầu Nghìn đã thành lập được 1 đội vệ sinh môi trường, quét dọn 4 lần/ngày; đồng thời mua xe phun nước để phun các tuyến đường dân sinh, đoạn dốc cầu Quốc lộ 10. Chính quyền địa phương cũng đã khuyến cáo, yêu cầu các hộ kinh doanh phải che chắn và phun nước giữ ẩm tại khu vực sản xuất không để bụi phát tán ra bên ngoài... Về lâu dài, theo Công văn 507 của Bộ Xây dựng, chúng tôi sẽ dần từng bước xóa bỏ hết các lò vôi thủ công trên toàn địa bàn.

Lãnh đạo công ty môi trường bị kỷ luật

Mới đây, giám đốc công ty môi trường đô thị Nha Trang đã bị kỷ luật vì những sai phạm tài chính xảy ra trong công ty.
Theo thanh tra tỉnh Khánh Hòa, năm 2012 -2013 công ty môi trường đô thị Nha Trang đã có nhiều sai sót trong quyết toán, thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp khi trích vượt quỹ lương dự phòng đưa vào chi phí, mua sữa để bồi dưỡng chế độ độc hại với số tiền hơn 3 tỷ đồng, trong khi kê giá, tạo chênh lệch khi mua sữa là 470 triệu đồng.


Công nhân công ty môi trường đô thị Nha Trang

Bên cạnh đó, ông Lương Khánh Thuận, cựu giám đốc công ty môi trường đô thị Nha Trang hưởng mức lương khoảng hơn 1 tỷ đồng 1 năm, tức 105 triệu đồng trên một tháng. Còn phó giám đốc Nguyễn Đăng Khoa nhận 80 triệu đồng 1 tháng. Trong khi đó, thu nhập cao nhất của của công nhân cũng chỉ 7,7 triệu 1 tháng. Tính ra thì thu nhập của giám đốc cao gấp hơn 10 lần thu nhập của công nhân.
Ông Lương Khánh Thuận giải trình trước UBND tỉnh Khánh Hòa

Kết luận thanh tra đưa ra: ông Thuận phải chịu toàn bộ trách nhiệm về sai phạm của công ty và trách nhiệm trong việc hưởng lương viên chức sai quy định. Còn ông Khoa thì chịu trách nhiệm về những nội dung được phân công. Theo đó, ông Lương Khánh Thuận bị kỷ luật khiển trách, ông Khoa nhận hình thức cảnh cáo. Bên cạnh đó, hội đồng kỷ luật cũng yêu cầu hai cựu lãnh đạo này phải hoàn trả hơn 470 triệu đồng do sai phạm trong chênh lệch giá sữa bồi dưỡng cho công nhân.
Ngoài ra, còn có hơn 10 cán bộ, nhân viên kế toán, thủ kho... của công ty cũng bị kỷ luật, kiểm điểm và rút kinh nghiệm.

Công ty cổ phần ôtô Trường Hải xả chất thải nguy hại ra môi trường

Nước thải có chứa các thông số nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 5 lần trở lên được Công ty cổ phần ôtô Trường Hải xả vào môi trường .



Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (xả nước thải không đạt chuẩn ra môi trường) đối với Công ty cổ phần ôtô Trường Hải với mức phạt 168 triệu đồng vừa được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân thành phố cũng buộc công ty này phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi vi phạm gây ra, đảm bảo nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật trước khi thải ra môi trường.

Công ty Trường Hải đặt trụ sở chính tại số 19 khu công nghiệp Biên Hòa 2, đường 2A, phường An Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, địa chỉ vi phạm tại số 314 Nguyễn Văn Linh, phường Bình Thuận, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

Trước đó, phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Công an TP.HCM) đã lập biên bản vi phạm hành chính, xác định công ty này đã xả nước thải có chứa các thông số nguy hại vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 5 lần trở lên (trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 5 m3/ngày).

Cơ sở sản xuất chitin huyện Cam Lâm gây ô nhiễm môi trường

Cơ sở sản xuất chitin của ông Nguyễn Văn Dưỡng ở thôn Dầu Sơn, xã Suối Tân, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) cứ tiếp tục vi phạm mặc cho đã bị xử phạt nhiều lần vì gây ô nhiễm môi trường.

Người dân xã Suối Tân trong thời gian qua đã nhiều lần phản ánh về việc cơ sở sản xuất chitin của ông Nguyễn Văn Dưỡng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân thôn Dầu Sơn và thôn Đồng Cau. Mùi hôi từ cơ sở sản xuất này bốc lên rất khó chịu nhất là vào mùa nắng. Các loại phế phẩm hải sản mà ông Dưỡng mua về là nơi sản sinh ra rất nhiều ruồi nhặng. Ông Hồ Chí Linh (thôn Đồng Cau) bức xúc: “Cơ sở này đã gây ô nhiễm môi trường suốt một thời gian dài. Mùi hôi thối bốc lên rất khó chịu, đã thế họ còn xả nước thải ra con mương chung của vùng nên mức độ ảnh hưởng rất rộng. Trước đây, các hộ dân trồng sen trong vùng đã yêu cầu ông Dưỡng dừng sản xuất và không xả thải ra môi trường vì nguồn nước thải ô nhiễm làm chết sen. Dân địa phương cũng đã nhiều lần kiến nghị lên xã, huyện nhưng cơ sở này vẫn xả thải ra môi trường”.

Con mương xã Suối Tiên

Tuy còn cách cả cây số mới đến cơ sở này nhưng mùi hôi thối đã bốc lên nồng nặc. Tại khu vực phía dưới cơ sở sản xuất, một con mương dài nước thải đen ngòm. Đi dọc theo con mương là  một đường cống lộ thiên có nước thải chảy ra từ chính cơ sở sản xuất chitin của gia đình ông Dưỡng.

Qua tìm hiểu, cơ sở này đã bị phạt rất nhiều lần vì gây ô nhiễm môi trường, song vẫn tái phạm liên tục. Ủy ban nhân dân huyện Cam Lâm cũng đã từng đưa cơ sở này vào danh sách những cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Trong lần kiểm tra gần đây, Ủy ban nhân dân huyện Cam Lâm xác định cơ sở này xả thải khoảng 20m3/ngày. Tuy cơ sở có hệ thống xử lý nước thải song phân tích mẫu nước cho thấy có đến 6/7 chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép, thậm chí có những chỉ tiêu vượt hơn 150 lần. Mới đây nhất, Ủy ban nhân dân huyện đã xử phạt cơ sở này 5 triệu đồng. Tuy nhiên đến nay, việc xả thải vẫn diễn ra bình thường.

Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cam Lâm - ông Mai Như Chi cho biết: “Cơ sở này xả nước thải thẳng ra môi trường là vi phạm pháp luật. Ủy ban nhân dân huyện đã nhiều lần xử phạt nhưng cơ sở này vẫn tái phạm. Chúng tôi sẽ yêu cầu dừng ngay việc xả thải, đồng thời yêu cầu chủ cơ sở sản xuất cải tạo lại hệ thống xử lý nước thải. Nếu không đạt, chúng tôi sẽ báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu dừng hoạt động”.

Hiện tại, trên địa bàn huyện Cam Lâm hiện có 4 cơ sở sản xuất chitin, tất cả các cơ sở này đều gây ô nhiễm môi trường. Hiện Ủy ban nhân dân tỉnh đã đưa 4 cơ sở vào danh mục những cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời yêu cầu chủ cơ sở phải xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, nếu không hoàn thành, đến ngày 31-12-2015 sẽ bị đóng cửa.

Ám ảnh với tiếng ồn


Tiếng ồn khắp nơi bủa vây trong một thời gian dài khiến cho cuộc sống người dân trở nên căng thẳng, cảm giác sợ hãi như bị tra tấn.

Công việc căng thẳng vì hằng ngày phải làm việc trong ngành luật đã làm bà  T. (40 tuổi) mệt mỏi, nhưng hai tuần nay bà bị ám ảnh đến nỗi không muốn về nhà.



Không tài nào ngủ được

Mới khai trương khoảng hai tuần, quán ốc nằm gần căn hộ của bà T. (chung cư An Sương, P.Tân Hưng Thuận, Q.12, TP.HCM). Khoảng 17g30, quán ốc này dần đông khách, bàn ghế bày dọc theo vỉa hè. Khách hàng bắt đầu chén tạc chén thù, tiếng cụng ly côm cốp vang lên. Từ nhà bà T. nghe rất rõ những âm thanh rổn rảng đó.

Bà T mệt mỏi chia sẻ: “Chừng 8g tối là quán đông nghẹt. Họ hò hét, cụng ly “dô ra” ầm ĩ. Đến hơn 23g mới dọn dẹp, lúc ấy tiếng chén đĩa, nồi niêu lại va vào nhau khiến tôi không thể ngủ. Chưa kể nhiều khi bia rượu vào người ta còn to tiếng, cãi vã. Khủng khiếp hơn là người bán kẹo kéo mở nhạc, hát ầm ĩ để bán hàng”.

Cụ bà B. (80 tuổi, ngụ đường Trần Quang Khải, Q.1) cũng khốn khổ với quán nhậu trước nhà mình. Cụ B. bức xúc: “Mấy ngày nay có một nhóm đến chiếm dụng vỉa hè rồi mở quán nhậu ngay trước nhà tui từ 5g chiều đến tận 3g sáng hôm sau”. Những âm thanh ồn ào, tiếng cụng ly côm cốp, tiếng nói chuyện, cãi vã trở thành nỗi ám ảnh của gia đình cụ. “Tôi ngủ không được đã đành, mà còn ớn cái cảnh họ nhậu xong ói mửa, tiểu tiện trước nhà” - cụ B cho hay cụ vừa đi mổ tim gần đây.

Anh T.T.T. (ngụ ấp 2A, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM) là nạn nhân của những âm thanh phát ra từ hai cặp loa tại trụ sở ấp. Anh T. cho biết khu vực này chủ yếu là công nhân làm ca đêm, cần được nghỉ ngơi. Thế nhưng cứ 5g20 sáng lại bị dựng dậy bởi “bản tin xã đến bản tin huyện, đến bản tin đài TP.HCM, rồi đến bản tin Sài Gòn buổi sáng”. “Loa phát hết công suất, âm thanh thì rè rè bốn phương tám hướng. Nhiều lúc con nhỏ của tôi giật mình khóc thét” - anh T. than phiền.

“Bây giờ tin tức thì có báo chí, tivi, điện thoại, máy tính. Chúng tôi đề nghị chỉ dùng loa phát thông báo của ấp từ 5g sáng đến 6g chiều thôi” - anh T. đề xuất. Trả lời về đề xuất này, ông Cao Chí Tâm - trưởng ấp 2A - cho biết việc phát tin tức này diễn ra từ 5g20 - 6g40. Việc phát tin tức thuộc chương trình nông thôn mới ấp nào cũng có. Ông Tâm cho biết có thể do người dân chưa quen với công suất của loa nên sẽ báo với cấp trên để có hướng giải quyết phù hợp.

Cuộc chiến dai dẳng

Từ lúc nào việc hát hò của người này là nỗi sợ hãi của người khác? Hàng xóm đinh tai nhức óc, than phiền nhưng quán vẫn mở  người hát cứ hát. Đó là trường hợp mà ông N.V.K. và hàng xóm gặp phải. Gần nhà ông K. là quán “hát với nhau” (trên đường Gò Dầu, P.Tân Quý, Q.Tân Phú, TP.HCM) bắt đầu ồn ào từ lúc 19g đến tận khuya.

“Nhạc gì cũng hát. Cứ có người yêu cầu là hát. Ầm ĩ, rất mất trật tự. Hai con tôi đều đang ôn thi, một vô lớp 6, một lớp 10. Bọn trẻ không thể nào tập trung học hành” - ông K. bức xúc. Ông K. cho biết thêm chuyện này đã kéo dài gần hai năm. Người dân xung quanh làm rất nhiều đơn từ, đến nỗi “công an nghe báo là biết ngay quán đó”.

Có lẽ đây là vấn đề muôn thuở, như ông Đặng Hải Bình - phó Phòng Tài nguyên - môi trường Q.12, TP.HCM - cho biết. “Các đơn thư liên quan tới quán cà phê, karaoke, hát với nhau rất nhiều. Việc tiếp nhận, xử lý ô nhiễm tiếng ồn chúng tôi đã và đang làm từ rất lâu”. Theo ông Bình, có nhiều quy định cụ thể về tiếng ồn trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Nếu ai vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo nghị định 179/2013/NĐ-CP (quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường).


Ông Bình cho biết trước đây người dân vẫn phản ảnh lên phường, nếu phường không đo lường, giải quyết được thì bên quận (Phòng tài nguyên - môi trường) sẽ đo đạc, kiểm tra, xử lý. Lúc đó phải thuê đội đo đạc riêng. Nhưng theo ông Bình, vấn đề xử lý gặp nhiều khó khăn như: nhận được thông báo, cơ quan chức năng đến kiểm tra thì cơ sở ấy lại không ồn. Muốn đo, xử lý vi phạm phải có máy đo tiếng ồn, xem tại thời điểm cụ thể đó chính xác độ ồn là bao nhiêu dBA.

“Nguồn phát sinh tiếng ồn chính là con người chứ không phải cái máy. Hôm nay ông ca sĩ hát to, ngày mai ông hát nhỏ. Hôm nay ông hát nhạc dance, mai mình tới kiểm tra ông hát nhạc bolero êm dịu. Cũng có khi mình tới ông đang hát thì dừng...” - ông Bình nói về những khó khăn.

Hà Nội - chi 864 tỷ cho đường ống nước.

Ngày  1-10, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho phép áp dụng cơ chế đặc thù triển khai xây dựng tuyến ống dẫn khẩn cấp nước sạch sông Đà với mức đầu tư 864 tỉ đồng. Thành Phố Hà Nội cũng đã có công văn gửi Thủ Tướng Chính phủ đề nghị cho phép áp dụng cơ chế đặc thù triển khai xây dựng tuyến ống truyền dẫn khẩn cấp nước sạch sông Đà từ quốc lộ 21 đến đường Vành đai 3.

Theo kế hoạch thì dự án được xây dựng đến năm 2020, Công ty CP nước sạch Vinaconex thuộc Tổng công ty Vinaconex đang chuẩn bị triển khai xây dựng tuyến ống truyền dẫn số 2 để đáp ứng nhu cầu theo quy hoạch với công suất  600.000 m3 ngày đêm, đồng thời để hỗ trợ tuyến truyền dẫn số 1.  Thành Phố dự kiến cấp bách xây dựng tuyến đường ống truyền dẫn từ quốc lộ 21 về đường Vành đai 3 với công suất khoảng 60.000 đến 70.000 m3/ngày đêm để ứng cứu cho tuyến số 1 hiện có. Để chủ động, kịp thời đảm bảo an ninh nguồn nước thời gian tới, nhưng đến bây giờ dự án đang xây dựng dở dang và chưa biết kế hoạch hoàn thành sẽ ra sao, do một số yếu tố tác động.
Đường ống nước đang trong thời gian xây dựng
Mức đầu tư xây dựng tuyến ống khẩn cấp khoảng 864 tỉ đồng, vay từ Quỹ Đầu tư phát triển Thành Phố. Do dự án có tính chất quan trọng và cấp bách, TP Hà Nội trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép đầu tư xây dựng khẩn cấp tuyến đường ống truyền dẫn từ Quốc lộ 21 về đường Vành đai 3 và được thực hiện theo cơ chế đầu tư xây dựng đặc thù. Thành ủy Hà Nội có ý kiến thống nhất chủ trương với đề xuất triển khai xây dựng tuyến đường ống truyền dẫn cấp bách của TP. Khi Công ty CP nước sạch Vinaconex đầu tư xây dựng xong, vận hành ổn định tuyến truyền dẫn số 2 thì tuyến ống khẩn cấp này sẽ được sử dụng phục vụ phân phối cấp nước cho khu vực đô thị và dân cư 2 bên tuyến đường.

Đề xuất xây đường ống nước khẩn cấp 864 tỉ đồng ở TP.Hà Nội

Ngày 1-10 vừa qua, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã gửi Thủ tướng Chính phủ văn bản đề nghị cho phép áp dụng cơ chế đặc thù triển khai xây dựng tuyến ống dẫn khẩn cấp nước sạch sông Đà với mức đầu tư 864 tỉ đồng dẫn khẩn cấp nước sạch sông Đà từ quốc lộ 21 đến đường Vành đai 3.



Nhằm đáp ứng nhu cầu theo quy hoạch đến năm 2020 là 600.000 m3 ngày đêm, đồng thời để hỗ trợ tuyến truyền dẫn số 1 Công ty CP nước sạch Vinaconex thuộc Tổng công ty Vinaconex đang chuẩn bị triển khai xây dựng tuyến ống truyền dẫn số 2. Nhưng đến nay công trình chưa khởi công và chưa thể khẳng định được thời gian hoàn thành.

 
Thành phố Hà Nội dự kiến xây dựng cấp bách tuyến đường ống truyền dẫn từ quốc lộ 21 về đường Vành đai 3 với công suất khoảng 60.000 đến 70.000 m3/ngày đêm để ứng cứu cho tuyến số 1 hiện có để chủ động, kịp thời đảm bảo an ninh nguồn nước thời gian tới.

Đến khi Công ty CP nước sạch Vinaconex đầu tư xây dựng xong, vận hành ổn định tuyến truyền dẫn số 2 thì tuyến ống khẩn cấp này sẽ được sử dụng phục vụ phân phối cấp nước cho khu vực đô thị và dân cư 2 bên tuyến đường.


Theo dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng tuyến ống khẩn cấp là khoảng 864 tỉ đồng được vay từ Quỹ Đầu tư phát triển TP. Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng đã có ý kiến thống nhất chủ trương với đề xuất triển khai xây dựng tuyến đường ống truyền dẫn cấp bách của TP.


Do dự án có tính chất quan trọng và cấp bách, TP Hà Nội trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép đầu tư xây dựng khẩn cấp tuyến đường ống truyền dẫn từ Quốc lộ 21 về đường Vành đai 3 và được thực hiện theo cơ chế đầu tư xây dựng đặc thù.


Theo thống kê, đường ống dẫn nước sạch sông Đà  từ khi đưa vào khai thác đến nay  đã 15 lần xảy ra vỡ đường ống nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Đáng chú ý nhất là, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phải hoãn hàng chục ca mổ do mất nước trong vòng 4-5 ngày qua. Còn Bệnh viện 198 (thuộc Bộ Công an) cũng xảy ra hiện tượng thiếu nước, bệnh nhân và người nhà phải đi xách nước từ bể chứa lên các tầng có phòng điều trị. Trong khi đó, để phục vụ các ca mổ cấp cứu, nhân viên y tế cũng phải đi xách từng can nước dưới bể ngầm của bệnh viện để phục vụ cho các ca mổ.