Sinh viên góp sức bảo vệ môi trường biển đảo

Để hưởng ứng ngày môi trường thế giới (5/6) và Tuần lễ Biển và Hải Đảo Việt Nam thì hơn 1000 cán bộ, sinh viên trường ĐH Nha Trang tham dự mít tinh tại Nha Trang . Thành phố Nha Trang là nơi được bộ Giáo Dục & Đào Tạo lựa chọn phát động sự kiện này.Ông Đào Công Thiên - Phó chủ tịch UBND và bà Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ GD & ĐT tham dự


Phát biểu tại buổi mít tinh, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường và biển đảo Việt Nam. Chiến lược phát triển kinh tế biển được Đảng và Nhà nước quan tâm có nhiều chương trình, kế hoạch hành động thiết thực. Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát động toàn ngành hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường biển đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, giữ vững chủ quyền lãnh thổ; kêu gọi ngành giáo dục tích cực ra quân làm sạch môi trường (trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ hệ sinh thái…).

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trang Sỹ Trung - Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang kêu gọi cán bộ, sinh viên nhà trường hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, chung sức thực hiện những hành động thiết thực, bảo vệ môi trường và biển đảo quê hương.

Dịp này, nhà trường đã tổ chức trồng cây xanh trong khuôn viên trường và thu gom, dọn dẹp rác thải tại bãi biển khu vực Hòn Chồng.

Dưới đây là một số hình ảnh do phóng viên Khánh Hòa online ghi lại tại sự kiện này.



Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đọc diễn văn khai mạc.



Đại diện trường Đại Học Nha Trang Khoa Công Nghệ Môi Trường - sinh viên Mai Quốc Sáng phát biểu.



Đông đảo sinh viên dự mít tinh.



Đại biểu chụp ảnh lưu niệm.



Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo tham gia trồng cây xanh trong trường.



Ông Đào Công Thiên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh (bìa phải) tham gia trồng cây xanh.



Các sinh viên di chuyển đến bãi biển Hòn Chồng thu gom rác, làm sạch bãi biển



Đoàn viên sinh viên hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam.







Các sinh viên tiến hành thu gom rác, làm sạch bãi biển Hòn Chồng.






Mỗi ngày Đồng nai có thể xử lý 1,9 tấn rác thải y tế



Vào ngày 5/5, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai ông Nguyễn Ngọc Thường cho biết, 100% chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tính đến nay được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn theo quy định của pháp luật.

Image result for bãi phân loại rác thải y tế

Ảnh minh họa

Tính đến hiện tại, toàn tỉnh Đồng Nai đã được đầu tư 9 lò đốt chất thải y tế với tổng công suất xử lý 1,9 tấn/ngày. Các lò đốt này được đặt tại các bệnh viện đa khoa tại khu vực: Long Khánh, Long Thành, Định Quán; các bệnh viện đa khoa: Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Xuân Lộc, Trảng Bom, Cẩm Mỹ và 1 lò đốt có công suất 5 tấn/ngày đặt tại nghĩa trang thành phố Biên Hòa do Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ môi trường đô thị Đồng Nai đầu tư, được ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép để thực hiện thu gom, xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế thuộc khu vực thành phố Biên Hòa. Ngoài ra Bệnh viện huyện Nhơn Trạch đang xây dựng một lò đốt chất thải y tế công suất 200 kg/ngày hiện đang chuẩn bị đi vào hoạt động.

Có tất cả 17 bệnh viện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đều có hệ thống xử lý nước thải y tế. Trong đó hai bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp là Bệnh viện đa khoa thành phố Biên Hòa và Bệnh viện phổi. 13 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ Nhật Bản mới đầu tư đưa vào sử dụng, chất lượng nước thải đảm bảo đầu ra đạt quy chuẩn.

Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh và Bệnh viện huyện Tân Phú đang xây dựng mới, sẽ thực hiện xây dựng hạng mục hệ thống xử lý nước thải sau khi hoàn thành giai đoạn xây dựng và dự kiến đưa vào sử dụng năm 2015. Ngoài ra hai bệnh viện tư nhân là Bệnh viện quốc tế Đồng Nai và Bệnh viện quốc tế chấn thương chỉnh hình Sài Gòn – Đồng Nai đều có hệ thống mới xây dựng, xử lý nước thải đạt quy chuẩn.

Ngang nhiên xả nước thải chứ qua xử lý



Các cơ quan chức năng đã bắt quả tang Trung tâm Xử lý nước thải của Khu công nghiệp  Dệt may Phố Nối (Hưng Yên) đang xả nước thải không qua xử lý ra môi trường. Ðiều đáng nói nhất, hành vi này được thực hiện ngay sau khi đoàn thanh tra liên ngành yêu cầu trung tâm khắc phục những tồn tại về xử lý nước thải, được nêu trong các biên bản kiểm tra trước đó.

Đoàn thanh tra lấy mẫu nước tại khu vực xả thải của Trung tâm Xử lý nước thải KCN Dệt may Phố Nối (Hưng Yên). Ảnh: VŨ HUY

Đoàn thanh tra lấy mẫu nước thải

Lương Duy Hanh cục trưởng Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường (Tổng cục Môi trường) cho biết: "Trung tâm Xử lý nước thải Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối, có địa chỉ tại Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối B, huyện Mỹ Hào. Hoạt động theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 316934, ngày 6-8-2003 của Sở Kế hoạch và Ðầu tư tỉnh Hưng Yên cấp, với ngành nghề kinh doanh, xử lý nước thải công nghiệp, trung tâm này, đi vào hoạt động từ tháng 12-2005, trên tổng diện tích mặt bằng hơn 11 nghìn mét vuông..."

Trước đó, Ðoàn kiểm tra liên ngành gồm Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên), Phòng Cảnh sát phòng chống tôi phạm về môi trường (Công an tỉnh Hưng Yên) đã tiến hành thanh tra về bảo vệ môi trường tại trung tâm này vào ngày 31-10-2014. Ngay tại thời điểm kiểm tra, Trung tâm đang tiếp nhận xử lý nước thải cho 11 doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối, với tổng khối lượng từ 2.500 đến 3.000 m3/ngày/đêm và điểm tiếp nhận là kênh Trần Thành Ngọ. Theo quy định, Trung tâm phải xử lý đạt cột A; tuy nhiên tại thời điểm kiểm tra, hệ thống của trung tâm xử lý chỉ đạt cột B...

Ðoàn kiểm tra phát hiện thêm, Trung tâm chưa đăng ký cấp lại sổ đăng ký chất thải nguy hại theo quy định; chưa cung cấp đầy đủ chứng từ quản lý chất thải nguy hại theo yêu cầu của đoàn; xử lý nước thải chưa đạt tiêu chuẩn theo giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi đã được cấp. Ðồng thời, bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật; chưa chuyển giao đầy đủ các loại chất thải nguy hại cho đơn vị có chức năng xử lý.

Ðoàn kiểm tra liên ngành đã yêu cầu Trung tâm phải nghiêm túc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện đúng các nội dung cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và một số vấn đề khác.

Ngày 4-12, Ðoàn thanh tra tiến hành kiểm tra đột xuất tại Trung tâm Xử lý nước thải Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối, về việc thực hiện khắc phục các vi phạm của trung tâm này đối với công tác bảo vệ môi trường đã được Ðoàn thanh tra ghi tại biên bản thanh tra ngày 31-10-2014. Tại thời điểm kiểm tra đột xuất, nước thải chung quanh khu vực kênh Trần Thành Ngọ vẫn có mầu đen, đặc trưng cho nước thải dệt nhuộm. Trung tâm đã dừng hoạt động bể xử lý hiếu khí số hai và dừng hoạt động của bể lắng hai. Theo quy định, nước thải sau khi qua bể hiếu khí số một hoặc số hai, sẽ phải qua bể lắng hai và dẫn về bể lọc qua than hoạt tính. Song hiện tại, nước thải được đấu tắt bằng đường ống thép, có đường kính là 300 mm từ bể hiếu khí số một vào hệ thống lọc qua than hoạt tính. Tuy nhiên, đường ống đấu tắt này được chia thành hai đường, một đường đưa nước thải vào hệ thống lọc qua than hoạt tính; một đường có miệng xả vào hố thu nước thải sau xử lý trên miệng xả này được lắp đặt một van khóa điều khiển đóng mở dễ dàng theo ý của người vận hành, không đúng quy định. Ðoàn thanh tra yêu cầu Trung tâm tháo dỡ, hoặc hàn bịt đường ống này và báo cáo về Tổng cục Môi trường để kiểm tra.

Cục trưởng Lương Duy Hanh cho biết thêm: Vào lúc 0 giờ 2 phút, ngày 5-12, Ðoàn thanh tra liên ngành phục kích, bắt quả tang Trung tâm Xử lý nước thải Dệt may Phố Nối tiếp tục xả nước thải không qua xử lý ra ngoài môi trường.

Theo lời khai của ông Trần Quốc Việt, cán bộ đang trực tiếp vận hành hệ thống xử lý thời điểm đó, ông đã mở van xả trái phép nước thải qua đường ống này vào lúc 23 giờ 30 phút (ngày 4-12). Mỗi ngày, trung tâm này xả thải một lần, mỗi lần trung bình khoảng bốn giờ liên tục, với lượng nước thải trung bình khoảng 3.500 m3. Tại thời điểm bắt quả tang, nước thải có mầu đen, nhiều vẩn đục, bốc mùi hôi thối... Qua xem xét sổ ghi nước thải do Trung tâm cung cấp, Ðoàn thanh tra phát hiện, bên cạnh việc xử lý nước thải cho Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối B, Trung tâm còn xử lý nước thải sản xuất của Công ty Minh Tâm chở đến là 4.782 m3, trong khoảng thời gian từ tháng 6-2012 đến 10-2014; Công ty Mỹ Hưng, khoảng 9 m3, trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 12-2012.

Như vậy, Trung tâm Xử lý nước thải Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối có nhiệm vụ phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường, nhưng lại vi phạm quy định pháp luật, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Đánh giá tác động môi trường các dự án nạo vét cửa sông ở Quảng Bình



Liên quan đến các dự án nạo vét thông luồng, tận thu cát trên địa bàn, ủy ban nhân dân tỉnh đã tiến hành họp với các cơ quan chức năng và yêu cầu rà soát lại đánh giá tác động môi trường vào ngày 11/6 vừa qua.


Cửa sông Nhật Lệ

Ông Nguyễn Hữu Hoài chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh đã yêu cầu sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh chủ trì cùng các sở, ban, ngành liên quan phối hợp với các chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm về chống xói lở bờ biển, của sông, tiến hành rà soát lại đánh giá tác động môi trường các dự án nạo vét tận thu cát trên địa bàn và đề xuất giải pháp chống xói lở trước mắt và lâu dài.

Tỉnh Quảng Bình hiện có 6 dự án nạo vét thông luồng tại các cửa sông, trong đó có 3 dự án đã triển khai tại cửa sông Gianh, cửa sông Nhật Lệ và dự án nạo vét luồng sông Son; 3 dự án còn lại tại cửa Lý Hòa, cửa sông Dinh và cửa Ròn đang hoàn thiện các thủ tục để triển khai.
Đáng chú ý nhất là dự án nạo vét cửa Nhật Lệ do Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và Thương mại Hoàng Kim Việt thực hiện. Dự án trên thực hiện từ tháng 8.2014 với tổng kinh phí hơn 130 tỉ đồng theo hình thức “xã hội hóa” với lượng cát dự kiến nạo vét là hơn 2,2 triệu m3, sau đó đem bán ra nước ngoài để có tiền thực hiện dự án.

Tuy nhiên, sau khi bắt đầu triển khai, người dân địa phương và các chuyên gia môi trường đã phản ứng và lo ngại về khối lượng và vị trí nạo vét sẽ gây sạt lở bờ biển. Từ tháng 10.2014 đến nay Công ty trên ngừng nạo vét.

Như Lao Động đã thông tin, ngày 8.6 ủy ban nhân dân thành phố. Đồng Hới đã lập đoàn kiểm tra thực tế và có công văn báo cáo gửi ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về tình trạng sạt lở nghiêm trọng đang xảy ra tại 3 khu vực dọc bờ biển Nhật Lệ và bờ biển Mỹ Cảnh Bảo Ninh, đồng thời kiến nghị ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành liên quan có hướng giải quyết.

Để biết thêm thông tin, tìm với từ khóa
- Đánh giá tác động môi trường các dự án nạo vét cửa sông ở Quảng Bình
- Đánh giá môi trường

Kênh Tân Hóa - Lò Gốm hồi sinh



Hai đối tác Hàn Quốc đầu tư dự án xử lý nước thải công suất 300.000 m3 mỗi ngày cho kênh Tân Hóa - Lò Gốm .


Ảnh minh họa

Công ty Tài nguyên nước Hàn Quốc và công ty Kỹ thuật Xây dựng Hanwha và Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh  vừa ký kết với nhau về bản ghi nhớ nghiên cứu lập dự án xử lý nước thải lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm theo hình thức đối tác công tư (hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong đầu tư xây dựng công trình công cộng).

Nhà máy có tổng mức đầu tư khoảng 200 triệu USD chưa bao gồm chi phí bồi thường và giải phóng mặt bằng, được xây trên diện tích khoảng 22 ha, có công suất xử lý khoảng 300.000 m3 nước thải một ngày. Dự án gồm 3 hạng mục chính là trạm bơm, đường ống chuyển tải và nhà máy xử lý nước thải.

Theo quy hoạch của ủy ban nhân dân thành phố, trạm bơm chuyển tải nước thải công suất tối đa 480.000 m3 một ngày đặt cuối kênh Tân Hóa – Lò Gốm (đoạn giáp đường Võ Văn Kiệt). Đường ống chuyển tải sẽ được đặt dọc theo Đại lộ Đông Tây và quốc lộ 1A (dài 12,4 km) đưa nước thải về Nhà máy xử lý tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh.

Khi hoàn thành, nhà máy sẽ xử lý toàn bộ lượng nước thải lưu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm. Hiện, toàn bộ lượng nước thải của hệ thống này được thu gom rồi xả thẳng ra kênh Tàu Hủ - Bến Nghé chứ chưa được xử lý.

Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày thải ra 2 triệu m3 nước thải và theo kế hoạch cần đến 12 nhà máy xử lý nhưng hiện chỉ có hai nhà máy hoạt động, gồm nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (công suất giai đoạn một là 141.000 m3 một ngày) và nhà máy nước thải Bình Hưng Hòa (công suất 30.000 m3 một ngày).

Trước đó, ngày 26/4, ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức khởi công xây dựng nhà máy xử lý nước thải Tham Lương - Bến Cát (giai đoạn 1) công suất 131 m3 mỗi ngày tại quận 12. Nhà máy này có tổng kinh phí gần 2.000 tỷ đồng.


"Công ty vua" ở Long An, bất chấp pháp luật



“Nhờ” ủy ban nhân dân huyện Thủ Thừa cho chuyển mục đích không đúng quy định, sau đó tiến hành xây dựng nhà máy xay xát lúa trái phép với quy mô từ 19.000 tấn lúa/năm lên 200.000 tấn lúa/năm từ 7,2ha đất trồng lúa, đã vậy chẳng thèm lập thủ tục hồ sơ về môi trường… Vậy mà “công ty vua” này vẫn hoạt động bình thường, như chẳng có chuyện gì xảy ra…


Ảnh minh họa

“Hô biến” đất lúa thành đất kinh doanh

Chúng tôi tìm hiểu được, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dương Vũ  có 2 nhà xưởng xay xát và chế biến gạo rộng 7,2 ha, nằm cặp đường tỉnh 834, thuộc địa bàn ấp Bình Cang 2, xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An do ông Nguyễn Quang Hòa làm giám đốc. Cái “hay” của công ty này là xây dựng “tất tần tật” các công trình đều trên nền đất lúa. Bởi lúc công ty xây dựng các công trình thì đất ở đây được huyện Thủ Thừa phê duyệt quy hoạch vẫn còn là đất lúa. Đã vậy, công ty vẫn tiến hành xây dựng chứ cũng không xin phép ai. Ngoài ra, vợ chồng ông Nguyễn Quang Hòa và bà Hoàng Thị Tuyết, là chủ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dương Vũ có hộ khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh, nhưng vẫn “làm chủ” được 7,2 ha đất sản xuất lúa ở Thủ Thừa, sau đó được ủy ban nhân dân huyện cho “hô biến” để thành đất nhà xưởng, kho bãi… Cần nói thêm, lúc ủy ban nhân dân huyện Thủ Thừa cho phép cá nhân ông Hòa, bà Tuyết được chuyển mục đích sử dụng đất (từ đất lúa sang đất sản xuất kinh doanh), thì “tư cách pháp nhân” của đôi vợ chồng này đã là chủ doanh nghiệp. Ngoài ra, đôi vợ chồng này còn chia nhau mỗi người mua một số đất lúa, sau đó xin chuyển mục đích sử dụng, rồi xin huyện cấp chủ trương thỏa thuận địa điểm để xây dựng các công trình nhà máy, nhà kho trên địa điểm, vị trí của công ty đang hoạt động. Nhờ đó công ty được “hợp thức hóa” việc xin cấp chủ trương thỏa thuận địa điểm đầu tư…

Bảo vệ môi trường là…chuyện nhỏ?

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dương Vũ được xem là “công ty vua” ở đây; bởi chuyện gì họ cũng có cách để làm, kể cả làm sai quy định của pháp luật. Gần 10 năm nay họ vẫn tồn tại một cách bình thản, bất chấp dư luận lên tiếng. Điển hình như việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường đối với công ty này là “chuyện nhỏ”. Dù công ty đi vào hoạt động từ tháng 6-2008, nhưng đến nay họ vẫn chưa thực hiện thủ tục hồ sơ môi trường tại vị trí đặt nhà máy xay xát, chế biến lúa gạo. Hay việc thực hiện chương trình giám sát môi trường, quản lý chất thải rắn thông thường, quản lý chất thải nguy hại, họ cũng chẳng quan tâm. Ngay cả nguồn nước sản xuất, họ cũng tự ý khoan 4 giếng nước trong khuôn viên công ty để xài chứ không cần xin phép ai. Đối với hai con kênh công cộng phục vụ nguồn nước sinh hoạt, sản xuất cho những hộ dân xung quanh, cũng bị công ty làm cho bít, gây ô nhiễm nguồn nước… Đặc biệt là việc xử lý khí thải, tiếng ồn, bụi thoát ra trong quá trình hoạt động của lò sấy lúa, máy xay lúa, máy nghiền trấu… chưa được công ty này để ý, nên gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tháng 11-2014, đoàn kiểm tra môi trường của tỉnh đến kiểm tra công ty và yêu cầu lập “Đề án bảo vệ môi trường chi tiết” trình lên Sở Tài nguyên Môi trường xem xét, thẩm định. Nếu nộp sau ngày 31-12-2014 thì Sở Tài nguyên Môi trường sẽ không giải quyết theo quy định về đánh giá môi trường… Thế nhưng, theo bà Huỳnh Thị Phép, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Long An: “Công ty này cố tình “cù cưa” trong việc lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết. Dù sở đã nhiều lần hướng dẫn, nhưng họ vẫn cố tình làm không đúng. Mới đây, sở phải hướng dẫn tại chỗ để họ làm cho đúng. Hiện hồ sơ môi trường của công ty này đang thụ lý, chờ trình lên ủy ban nhân dân tỉnh duyệt”. Cũng theo bà Phép, ngày 3-6 vừa rồi, Thanh tra sở kết hợp với Cảnh sát môi trường đến kiểm tra công ty này. Trước mắt, để giảm ảnh hưởng đến người dân xung quanh, đoàn kiểm tra yêu cầu công ty phải hạn chế bụi trong quá trình hoạt động, đồng thời che chắn cho kín để bụi không thoát ra ngoài. Ngoài ra, phải thông tuyến các con kênh công cộng phía sau công ty bị tắc, để tránh ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất của người dân. Bà Phép khẳng định “Quan điểm của sở là nếu phát hiện công ty này có sai phạm là sẽ xử lý đến nơi đến chốn, chứ không bao che, dung túng” .

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở huyện Thủ Thừa hiện có nhiều doanh nghiệp xay xát lúa gây ô nhiễm, thế nhưng những doanh nghiệp này vẫn ung dung tồn tại mà chẳng bị xử lý gì. Một cán bộ ở Sở Tài nguyên Môi trường Long An cho biết, đây là hệ quả tất yếu của cơ chế khi trước đây cấp huyện có thẩm quyền cấp phép những dự án quy mô nhỏ, nhưng khi “có sự cố” thì tỉnh phải đứng ra giải quyết. Ở huyện Đức Hòa hiện nay, có hàng chục nhà máy sản xuất gạch cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự…

Để biết thêm thông tin, tìm với từ khóa
- "Công ty vua" ở Long An, bất chấp pháp luật
- Bó tay với "Công ty vua" ở Long An




Phòng ngừa ô nhiễm môi trường hành lang bảo vệ nguồn nước được hình thành

Nghị định quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước đã được Chính phủ vừa ban hành.

Ảnh minh họa

Theo nghị định, thực hiện chức năng bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước; phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước; bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước; tạo không gian cho các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, bảo tồn và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hoá, du lịch, tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước là tầm quan trọng của hành lang bảo vệ nguồn nước.

Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước

Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước, phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau:

- Không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung;

- Không nhỏ hơn 5 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung;

- Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào diễn biến lòng dẫn, tình trạng sạt, lở để quyết định phạm vi hành lang bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, hạn chế các nguyên nhân gây sạt, lở bờ, bảo vệ sự ổn định của bờ;

- Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch đã được kè bờ chống sạt, lở, lấn chiếm, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước nhỏ hơn phạm vi tối thiểu được quy định nêu trên.

Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 20 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung; không nhỏ hơn 15 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung.

Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 30 m tính từ mép bờ hoặc bao gồm toàn bộ vùng đất ngập nước ven sông, suối, kênh, rạch.

Nghị định cũng quy định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi; đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác.

Cấm lấn chiếm đất trong hành lang bảo vệ nguồn nước

Nghị định cũng quy định cụ thể các hành vi bị cấm trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước gồm: Các hành vi gây đe dọa, làm suy giảm chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước; gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh rạch, hồ chứa; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; sử dụng đất không đúng mục đích đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Xây dựng mới hoặc mở rộng quy mô bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại cũng là hành vi bị cấm trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước.

Không cho phép nhập khẩu phế liệu



Không cho phép nhập khẩu phế liệu để buôn bán trong nước là một trong nội dung được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường vừa được các đại biểu Quốc hội thông qua, với 86,14% đại biểu tán thành, chiều nay (23/6).

container-0-7861-1430815134.jpg

Ảnh minh họa

Luật Bảo vệ môi trường được thông qua gồm: 20 Chương, 170 Điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015. Luật tập trung sửa đổi theo hướng làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường  theo nguyên tắc Nhà nước quản lý thống nhất về  bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng về  bảo vệ môi trường; xác định rõ hơn nguồn lực tài chính cho  bảo vệ môi trường và nhiệm vụ được chi từ kinh phí sự nghiệp môi trường; bổ sung thêm nội dung mới về biến đổi khí hậu và  bảo vệ môi trường; gắn kết bảo vệ tài nguyên và  bảo vệ môi trường với biến đổi khí hậu; nhấn mạnh tăng trưởng xanh, khuyến khích phát triển công nghiệp và đô thị sinh thái; khuyến khích sản xuất và tiêu thụ thân thiện với môi trường.

Trước khi thông qua, các đại biểu Quốc hội đã nghe giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật  bảo vệ môi trường (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, để tránh chồng chéo giữa quy hoạch  bảo vệ môi trường với các quy hoạch khác, dự thảo Luật đã tiếp thu theo hướng quy định rõ các nguyên tắc trong xây dựng quy hoạch  bảo vệ môi trường. Quy hoạch  bảo vệ môi trường phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và chiến lược  bảo vệ môi trường quốc gia; bảo đảm tính thống nhất với quy hoạch sử dụng đất... hạ tầng kỹ thuật  bảo vệ môi trường phải gắn với hệ thống các giải pháp  bảo vệ môi trường liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững.

Về việc cần làm rõ nội dung và yêu cầu tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Luật quy định chủ đầu tư dự án phải tổ chức tham vấn cơ quan nhà nước, cộng đồng chịu tác động trực tiếp của dự án; còn nội dung và yêu cầu tham vấn trong quá trình thực hiện tác động môi trường sẽ được quy định trong văn bản dưới Luật vì quy mô, tính chất, nội dung, ảnh hưởng đến môi trường của từng loại dự án là rất khác nhau, do đó nội dung và yêu cầu tham vấn cũng rất khác nhau đối với từng dự án. Đối với tư vấn lập báo cáo tác động môi trường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu và đã bỏ điều quy định về điều kiện của tổ chức tư vấn lập báo cáo tác động môi trường 
 
Về kế hoạch  bảo vệ môi trường dự thảo Luật đã tích hợp nội dung của kế hoạch  bảo vệ môi trường với nội dung của cam kết  bảo vệ môi trường thành quy định chung là kế hoạch  bảo vệ môi trường. Kế hoạch  bảo vệ môi trường này được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận, không phải lập hội đồng để xem xét, phê duyệt nhằm bảo đảm tính thực thi, đơn giản thủ tục hành chính, không gây phiền hà cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Đối với yêu cầu phải quy định rõ trong Luật về nhóm phế liệu được phép nhập khẩu; điều kiện kho bãi tập kết phế liệu và có quy định cụ thể về mua bán phế liệu nhập khẩu. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội do nhu cầu sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất trong từng thời kỳ khác nhau thì khác nhau về chủng loại, phụ thuộc vào khả năng xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng với phế liệu nhập khẩu. Vì thế, dự thảo Luật đã giao Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phế liệu nhập khẩu để phù hợp với thực tiễn.

Đồng thời, dự thảo Luật cũng đã quy định rõ về các điều kiện đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu, trong đó có quy định về kho bãi, công nghệ và chỉ nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất, không cho phép nhập khẩu phế liệu để buôn bán trong nước. Đặc biệt, dự Luật cũng đã bổ sung quy định về trách nhiệm ký quỹ phế liệu nhập khẩu để xử lý phế liệu nhập khẩu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép quy định về  bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu như trong dự thảo Luật.

Về đề nghị cần cân nhắc quy định cho phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ vì có thể gây tác động xấu đến môi trường nếu không có những quy định nghiêm ngặt. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, dự Luật quy định tàu biển đã qua sử dụng nhập khẩu để phá dỡ phải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, nghĩa là phải đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để hạn chế tới mức thấp nhất có thể gây tác động xấu đến môi trường. Đồng thời, dự thảo Luật đã giao Chính phủ quy định cụ thể đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng nhằm bảo đảm tổ chức chặt chẽ việc phá dỡ, hạn chế tác động xấu đến môi trường.

Trên thực tế công việc phá dỡ tàu biển đã được nhiều nước tiến hành. Việc cho phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ sẽ cung cấp nguyên liệu đầu vào có chất lượng cao, khối lượng không nhỏ cho sản xuất công nghiệp; góp phần giải quyết việc làm, tăng lợi ích kinh tế, góp phần  bảo vệ môi trường vì giảm bớt đến yêu cầu khai thác khoáng sản. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho được tiếp thu và quy định về vấn đề này như tại Điều 75 của dự thảo Luật.

Về yêu cầu làm rõ mức độ ô nhiễm, suy thoái môi trường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy việc quy định rõ các khái niệm về mức độ ô nhiễm, suy thoái môi trường “nghiêm trọng”, “đặc biệt nghiêm trọng” là không đơn giản, liên quan đến rất nhiều chỉ số hóa học, lý học, sinh học và phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Do đó, về vấn đề này dự thảo Luật đã giao Chính phủ quy định chi tiết là phù hợp và khả thi hơn…

Để biết thêm thông tin, tìm với từ khóa:
- Kế hoạch bảo vệ môi trường
- Luật môi trường sửa đổi
- Không cho phép nhập khẩu phế liệu để buôn bán trong nước

Du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường biển

Trong lễ mít tinh “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2015” tại Cát Bà, Hải Phòng, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi – Nguyên Phó Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chia sẻ:“Trên đất liền, khi chúng ta bảo vệ, quản lý một con chim thì chỉ cần cho mồi là chim đến, nhưng quản lý một con rùa dưới biển không phải chỉ quản lý con rùa ấy mà quản lý nơi cư trú con rùa, quản lý con cá không phải quản lý nơi cư trú của con cá mà quản lý hành vi của con cá, phương tiện của người đánh cá đấy mới là quan trọng”.


Ảnh minh họa

Việt Nam có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch biển, với lợi thế bờ biển dài hơn 3.200 km, các bãi biển đẹp trải dài từ bắc đến nam, với khoảng 125 bãi tắm, trong đó có nhiều bãi được xếp hạng trên thế giới. Bờ biển Việt Nam có gần 50 vịnh lớn nhỏ, trong đó có nhiều vịnh được đánh giá cao trên thế giới như các vịnh Hạ Long, Nha Trang, Lăng Cô... Biển đảo Việt Nam còn có tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú như các Vườn quốc gia Bái Tử Long, Cát Bà, Côn Ðảo, Phú Quốc... Ngoài ra, ở dải ven biển có hơn 1.000 di tích lịch sử văn hóa được Nhà nước xếp hạng; 195 lễ hội dân gian truyền thống và 150 làng nghề tại các địa phương. Ðây là tiền đề để thu hút hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến du lịch tại các tỉnh, thành phố ven biển Việt Nam hằng năm.

Nguyên Phó Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam PGS.TS Nguyễn Chu Hồi cho hay: Những năm qua, ngành du lịch các tỉnh ven biển đóng góp khá quan trọng vào sự phát triển kinh tế, chiếm hơn 60% tổng thu từ du lịch của cả nước. Tốc độ tăng trưởng về thu nhập du lịch trong 15 năm trở lại đây luôn giữ mức tăng trưởng hơn 24%/năm. Lượng du khách quốc tế đến khu vực ven biển Việt Nam liên tục tăng, hiện chiếm gần 80% tổng lưu lượng khách đến Việt Nam; khách du lịch nội địa, chiếm hơn 50% tổng lượng khách đi lại trên toàn quốc... Bên cạnh những đóng góp mà ngành du lịch biển mang lại, thì ngành du lịch biển đang trở thành tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường biển tại các khu vực du lịch trong cả nước thời gian qua.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch biển nêu trên, thứ nhất là do công tác vệ sinh môi trường chưa được các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực này quan tâm một cách thường xuyên. Rác thải chưa được thu gom, xử lý triệt để, dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là tại một số bãi tắm ven bờ, gần khu dân cư, nhà hàng, khách sạn; hệ thống xử lý nước thải chưa được đầu tư đồng bộ, cho nên nguồn nước thải tại các khu vực này chủ yếu được xả thẳng ra biển...

Ngoài ra, ý thức của du khách chưa cao, còn tình trạng vứt rác, thức ăn thừa bừa bãi trên các bãi tắm, trong khi đó phần lớn rác thải sinh hoạt chưa được xử lý, nếu có xử lý chỉ bằng phương pháp chôn lấp... ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường tự nhiên và chất lượng nguồn nước tại các khu vực này...

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi cho rằng, Đây là những mặt nguy hại, nếu không hướng ngành du lịch đi theo sự phát triển bền vững thì sẽ nhanh chóng thất bại về lầu dài.

“Ở Việt Nam tư duy du lịch vẫn đồng nghĩa với tắm biển và người ta du lịch là sử dụng không gian biển. Vì thế sao ta không tận dụng lợi thế đó để làm thuyền đáy kính ngắm biển, phát triển du lịch lặn biển để ngắm cá chứ không bắt cá… Tôi cho rằng đây là cách mà chúng ta đáng phát huy để bảo tồn loài cá. Cũng như việc khi chúng ta bảo vệ, quản lý một con chim thì chỉ cần cho mồi là chim đến, nhưng quản lý một con rùa dưới biển không phải chỉ quản lý con rùa ấy mà quản lý nơi cư trú con rùa, quản lý con cá không phải quản lý nơi cư trú của con cá mà quản lý hành vi của con cá, phương tiện của người đánh cá đấy mới là quan trọng”, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi nói.


Theo ông Bùi Quang Sản - Giám đốc Sở Tài Nguyên Môi trường Hải Phòng thì, “Hải Phòng có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế biển và trên thực tế kinh tế biển chiếm tỷ trọng rất đáng kể trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Hải Phòng là một trong bốn trung tâm du lịch biển của Việt Nam có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái biển, đảo gắn với các khu bảo tồn thiên nhiên ở khu vực đảo Cát Bà.

Tuy nhiên, vùng đảo Cát Bà hiện nay không còn xanh, trong như vốn có, mà đang bị nguy cơ ô nhiễm môi trường sinh thái nghiêm trọng. Trước hết là do tốc độ đô thị hóa nhanh, cùng với sự phát triển ồ ạt của các loại hình dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản... Mỗi ngày ước tính Cát Bà có tới cả nghìn du khách đến và đi; hàng trăm phương tiện khai thác thủy sản, tàu chở khách cập bến, mang theo “rác” của du khách, xác tôm, cá, tu hài chết, dầu loang nổi váng cả mặt nước.

Thêm vào đó, các nhà hàng, bè nổi đang hoạt động trên vịnh cũng “góp phần” đáng kể vào sự gia tăng ô nhiễm nguồn nước. Lượng rác thải thu gom được các nhà bè tuân thủ đưa lên bờ đúng quy định, song điều đáng nói là lượng “rác” từ con người thải trực tiếp xuống biển tương đối lớn, gây mất vệ sinh, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.

Sự phát triển ồ ạt của hệ thống lồng bè trên vịnh cũng đang gây ô nhiễm môi trường nơi đây. Lan Hạ là vịnh nguyên sơ đẹp nhất và hút du khách nhất, nhưng lại đang phải chịu sự quá tải về chất thải và rác thải từ những lồng bè nuôi hải sản. Nguy hại nhất là các chủ hộ do tiết kiệm kinh phí đầu tư đã không sử dụng vật liệu nâng nổi bè bằng hợp chất Composit mà dùng các phao xốp rẻ tiền, phân hủy nhanh, càng làm cho môi trường nước thêm ô nhiễm”.

Lễ mít tinh khởi động Chương trình “Vì môi trường xanh quốc gia năm 2015” là dịp để chúng tôi tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân trên huyện đảo Cát Bà nói riêng, thành phố Hải Phòng nói chung nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của tài nguyên và môi trường biển, đảo; lòng tự hào, ý thức dân tộc đối với chủ quyền vùng biển của tổ quốc…”, ông Sản nói.

Bức xúc trước nhà máy bột cá của Trung Quốc ngang nhiên gây ô nhiễm môi trường



Hai năm qua, người dân sống xung quanh khu vực đặc biệt là hai thôn Trúc Lâm và Kỳ Lâm (xã Gio Quang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) phải hứng chịu trăm bề cảnh khổ từ việc ô nhiễm nguồn nước và không khí kể từ khi Nhà máy bột cá Hồng Đức Vượng (Khu công nghiệp Quán Ngang) đi vào hoạt động.

Nhà máy bột cá Hồng Đức Vượng là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. (Ảnh: Hải Tân)

Ảnh minh họa

Ô nhiễm cả một vùng

Với tổng diện tích 205 ha được quy hoạch xây dựng từ năm 2008 khu công nghiệp Quán Ngang nằm ở địa bàn 2 xã Gio Châu và Gio Quang, huyện Gio Linh, trong đó giai đoạn 1 gần 140 ha, giai đoạn 2 là 66 ha. Hiện, tại đây có 7 dự án đi vào hoạt động.

Với sự đầu tư sơ sài, chưa tới nơi tới chốn đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải, khói bụi và tiếng ồn là điều ám ảnh đối với người dân ở khu công nghiệp Quán Ngang. Trong nhiều đơn vị sản xuất tại đây, bị điểm mặt nhiều nhất trong việc gây ô nhiễm môi trường là Nhà máy bột cá Hồng Đức Vượng.

Nước thải chưa xử lý đã được xả thẳng ra kênh rạch, đồng ruộng, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ngay từ khi nhà máy này đi vào thử nghiệm và hoạt động chính thức. Anh Phan Ngọc H. (một người dân sống cạnh nhà máy) cho biết: “Nước thải trong quá trình sản xuất bột cá có mùi hôi rất khủng khiếp. Mùi thối bao phủ một vùng khắp ngày đêm khiến cho già trẻ lớn bé đều không tài nào chịu nổi”.

Ảnh hưởng nghiêm trọng hơn cả là kết cấu đất xung quanh khu công nghiệp Quán Ngang là đất pha cát, nước thải thẩm thấu xuống đất làm ô nhiễm sạch trơn các giếng uống nước. Anh H chia sẻ “Nước ở đây ngày xưa dùng rất trong, sạch nhưng bữa nay thì nổi váng và có mùi thum thủm rất khó chịu”.

Tình trạng ô nhiễm từ nhà máy bột cá có công suất 24.000 tấn/năm còn khiến cho miếng cơm của cả một vùng mà người dân chủ yếu sống bằng nghề nông mất trắng. Lão nông Nguyễn Đình S. (56 tuổi, thôn Trúc Lâm, xã Gio Quang) bức xúc“Nhiều hồ cá của dân chúng tôi không còn nuôi được cá; ruộng lúa cũng bị tác động từ nguồn nước thải, cây lúa không lên được. Mất trắng”.

Đã gần hai năm nay, những người dân chịu tác động trực tiếp từ ô nhiễm như ông S., anh H. phải khắp nơi mua nước uống. Thời tiết nắng nóng khiến cho không khí càng ngột ngạt, hôi hám. Trẻ con mỗi khi đến giờ học bài đều phải di tản sang các nhà bà con ở xa, chứ ở nhà không thể học nổi vì mùi hôi. Cứ cái đà này, người dân chúng tôi chắc phải bỏ xứ mà đi”, ông S. nói.


Không đầu tư hệ thống xử lý nước thải

Được biết, Nhà máy bột cá Hồng Đức Vượng có khuôn viên hơn 30.100m2, trong đó diện tích xây dựng nhà xưởng và các công trình phụ trợ giai đoạn I là 4.100m2. Đây là dự án có 100% vốn từ Trung Quốc, với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 102 tỉ đồng. Sản phẩm chủ yếu của Nhà máy là bột cá cung cấp cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên hệ thống xử lý nước thải của nhà máy này chưa được đầu tư, hệ thống còn thiếu 3 công đoạn trước khi đưa vào bể sinh học kỵ khí; gồm bể keo tụ tạo bông, bể lắng 1, bể tuyển nổi. Bên cạnh đó, tổng thể tích của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải không đảm bảo như cam kết ban đầu. Việc giám sát khí thải tại miệng ống khói nhà máy cũng không có.

Theo phản ánh của người dân, trước ngày hoạt động chính thức (ngày 15/8/2014) đơn vị này đã vận hành “thử nghiệm” trong một thời gian dài, xả nước thải ra môi trường gây ô nhiễm và bị xử phạt.

Theo quan sát tại hiện trường, cống xả thải của nhà máy xả thẳng ra kênh rạch, nước có màu xanh đen, nổi bọt, bốc mùi hôi thối nồng nặc, những ai đến gần đều không tài nào chịu đựng nổi. Sau khi có nhiều phản ánh của người dân, doanh nghiệp này đã chuyển đổi phương thức sản xuất từ ban ngày sang ban đêm và xả trộm ra môi trường.

Ông Nguyễn Ngọc Sáng – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Gio Quang khẳng định việc Nhà máy bột cá hoạt động gây ảnh hưởng đến đời sống người dân là có. “Trên địa bàn, không chỉ riêng các thôn Kỳ Lâm, Trúc Lâm mà cả các xã lân cận như Gio Mai, Gio Thành cũng bị ảnh hưởng do ô nhiễm mùi hôi”- ông Sáng nói.

Sẽ xử lý?!

Ông Trần Văn Hóa – Phó Ban quản lý khu kinh tế Quảng Trị cho biết, ban quản lý đã nhiều lần phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường Quảng Trị kiểm tra và xử lý vào cuối năm 2014 và đã có văn bản yêu cầu nhà máy này tạm dừng hoạt động, hoàn thiện hệ thống xử lý môi trường.

Tuy nhiên, điều này lại trái với phản ánh của người dân và thực tế là nhà máy bột cá vẫn ngang nghiên xả thải ra môi trường. Giải thích về điều này, ông Hóa cho rằng: “Mới đây, họ mới cho vận hành thử nhà máy để kiểm tra hệ thống xử lý nước thải. Nhưng do chưa có kho lạnh và mắc lỗi vận hành nên hệ thống này một lần nữa chưa đảm bảo, gây hậu quả khi xả thải ra môi trường… Chúng tôi sẽ tiếp tục lập đoàn kiểm tra, nếu xác định những thiệt hại mà dân chịu là do cái này, sẽ yêu cầu nhà máy bồi thường cho dân”.

Theo biên bản kiểm tra của Ban quản lý các khu kinh tế phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Trị cho thấy, đến thời điểm hiện tại hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chế biến bột cá Hồng Đức Vượng còn thiếu 3 công đoạn. Bên cạnh đó, hệ thống nước thải của nhà máy này vượt mức cho phép 70m3/ngày đêm.

Biên bản kiểm tra trên cũng đã chỉ rõ nhà máy này thải chất thải ra môi trường không đạt yêu cầu về môi trường do chưa đầu tư đúng quy mô cam kết. Theo đó, phía cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đề nghị phải thực hiện đầy đủ các cam kết có văn bản gửi cơ quan chức năng tỉnh này thẩm định cho phép mới được vận hành.

Mô hình chăn gà có hiệu quả



Tình hình chăn nuôi ở Bến Tre cũng như các tỉnh khác trên cả nước bị giảm mạnh sau đại dịch cúm gia cầm năm 2015. Từ năm 2010 đến nay, lĩnh vực chăn nuôi gia cầm ở Bến Tre khởi sắc trở lại và không ngừng phát triển về quy mô, chủng loại.

Image result for hình ảnh trại chăn nuôi gà

Ảnh minh họa


Để góp phần hạn chế dịch bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản xuất trong chăn nuôi gà việc tìm kiếm một giải pháp mới là rất quan trọng. Điển hình là mô hình chăn nuôi gà của hộ ông Võ Văn Quới, ấp Bình Đông, xã Cẩm Sơn và ông Nguyễn Văn Thượng, ấp Phú Lợi Thượng, xã An Định (Mỏ Cày Nam) đã thực hiện mô hình chăn nuôi gà thả vườn rất hiệu quả. Trong những lứa nuôi vừa qua, ngoài việc chọn con giống tốt, áp dụng qui trình nuôi úm và chăm sóc chu đáo, hai ông còn ứng dụng chế phẩm sinh học Balasa trong việc xử lý phân gà có trong chất độn chuồng. Ông Quới cho biết, từ khi dùng chế phẩm vi sinh này thì phân gà có trong chuồng nuôi được phân hủy rất nhanh, không còn bốc mùi hôi. Còn theo ông Thượng, chỉ cần rải chế phẩm này lên chất độn chuồng theo qui trình hướng dẫn là có thể không cần thay đổi chất độn thường xuyên như trước đây. Điều này sẽ giảm chi phí lao động và tiền mua trấu độn chuồng. Mặt khác, mùi hôi trong chuồng nuôi giảm rất rõ, không gây mùi khó chịu cho người nuôi, gia đình và hàng xóm. Nhờ áp dụng tốt qui trình kỹ thuật nên các lứa nuôi trước đây đã mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, nhờ môi trường nuôi sạch, đàn gà ra lông rất đều và mượt. Khi bán thương lái rất ưng ý nên giá bán lúc nào cũng cao. Với 200 con gà ban đầu, sau 4 tháng nuôi, trừ đi các chi phí, ông thu được 3 - 4 triệu đồng. Sau mỗi lứa nuôi, chất độn chuồng rất hoai và ông đã đem bón cho các gốc bưởi da xanh trong vườn, cây phát triển rất tốt. Theo ý kiến của cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Mỏ Cày Nam bà Lương Thị Thanh, thì hàng năm Trạm đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chuyển giao cho người chăn nuôi về kiến thức chăn nuôi gà an toàn sinh học, biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường. Bình quân, người nuôi thu lợi nhuận trung bình 15.000đ/con. Ngoài ra, việc sử dụng chế phẩm sinh học Balasa N-01 còn giúp người chăn nuôi giảm công lao động, giảm chi phí thay chất độn chuồng khoảng 1.600đ/con.



Các cấp, các ngành cần tạo điều kiện hỗ trợ người chăn nuôi về vốn và định hướng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học để tiếp tục nhân rộng mô hình chăn nuôi gà có hiệu quả.

Sản xuất điện bằng khí biogas tận dụng nguồn chất thải chăn nuôi triệt để

Không biết khi nào mà mùa hè ở quê tôi trôi qua rất nhanh kể từ khi máy phát điện Biogas được phổ biến sử dụng rộng rãi , trước đó là cứ mùa hè nào mấy ngày thì thể nào cũng cúp điện 1 ngày , giờ đây tôi luôn sử dụng được điện mà không phải lo bị cắt bất ngờ, những được trẻ tương lai sẽ được sống trong môi trường trong sạch.

Mặt trời đang lặn dần, ẩn sâu mình vào trong những tòa nhà cao tầng của thành phố, chậm chạm như một đứa trẻ mới tập đi. Một ngày thứ 6 đã qua đi, mai tôi được về quê. Tôi sinh ra trong một vùng quê nghèo thuộc xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Tuổi thơ của mỗi đứa trẻ nông thôn chúng tôi đều gắn liền với những con trâu, những cánh đồng bát ngát, nhừng trò chơi dân gian hay những buổi chiều ngụp lặn dưới dòng sông quê hương.Tôi đã được sống những ngày tháng đầy ký ức của thời ấu thơ bên gia đình và những đứa trẻ con trong xóm tôi. Những con sông nước trong vắt, những cánh đồng lúa mênh mông bát ngát tận chân trời, những cánh diều bay phấp phới trên trời lúc nào xũng xuất hiện trong tôi. Tôi yêu quê tôi lắm!

Sự phát triển của quê hương tôi luôn luôn là điều tự hào đối với tôi. Quê hương tôi đang đổi mới từng ngày nhờ công việc chăn nuôi lợn. Đàn lợn của mỗi gia đình từ trăm con thậm chí hiện tại có nhà nuôi đến nghìn con với quy mô trang trại chăn nuôi. Sự gia tăng chóng mặt của số lượng đàn lợn đang đe dọa đến môi trường sống của người dân quê tôi. Tôi còn nhớ lời kể của cậu em tôi vào năm 2006 khi cô giáo mới về dạy ở trường em tôi, cô nói: "Hình như ở đây có mùi gì đó rất lạ đâu đâu cũng có". Những đứa trẻ con ngây thơ trả lời cô giáo: "Mùi tiền đó cô ạ!". Tôi đã cười lớn lên vì câu nói ngô nghê của bọn trẻ con.

Tôi biết rằng những đứa trẻ được tiếp xúc với mùi đó hàng ngày và chúng nó biết rằng có mùi đó thì bố mẹ nó mới có thể kiếm được tiền từ chính đôi bàn tay, từ chính giọt mồ hôi để có thể cho chúng ăn học. Những con sông ngày xưa của tôi giờ đã không còn nữa, thay vào đó là những con sông đen xì toàn nước thải từ các nông trang trai nuôi lợn.Từ đầu làng đến cuối xóm chỗ nào cũng có mùi, thậm chí mỗi lần về quê tôi không ngủ được. Quê hương tôi phát triển đó là điều tốt, nhưng sự phát triển của quê tôi đã làm gia tăng ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng. Điều đó tôi thực sự không muốn một chút nào. Chính quyền xã đã quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường, họ đã động viên các gia đình xây dựng hầm Biogas để xử lý chất thải chăn nuôi. Các gia đình vui lắm vì vừa có gas đun lại sạch môi trường. Họ cũng được biết rằng mình đang góp phần vào công cuộc tiết kiệm năng lượng của đất nước.



Hình ảnh máy phát điện chạy bằng khí Biogas.


Không chỉ dừng lại ở ứng dụng hầm Biogas cho chăn nuôi, sự phát triển của khoa học công nghệ như đang cứu quê hương tôi. Nhà nào giờ đây cũng phấn khởi lắm, họ được dùng điện từ khí Biogas một thứ được sản xuất từ những gì bỏ đi trước đây. Tôi rất vui vì điều đó. Tôi vẫn nhớ những buổi trưa mùa hè mất điện, mùi hôi thối cộng với cái nắng chói chang của miền Bắc thực sự như đang đe dọa đến cuộc sống của những người dân quê tôi. Không chỉ thế trước đây, khi chưa có máy phát điện dùng Biogas mỗi tháng mỗi gia đình nuôi lợn phải trả hàng triệu tiền điện nhưng đối với họ con số đó là bình thường so với thu nhập mà họ thu được từ việc chăn nuôi lợn.

Bên cạnh tiền điện, sự bất tiện còn phải kể đến những căn bệnh mà những người quê hương tôi gặp phải. Đã rất nhiều người phải nhập viện vì những căn bênh liên quan đến đường hô hấp, hay những đứa trẻ mới sinh ra đã phải sống trong môi trường bị ô nhiễm... Nhưng từ khi mô hình chăn nuôi lợn máy phát điện Biogas được sử dụng rộng rãi ở quê tôi, thì mùa hè sẽ trôi qua rất nhanh, tôi luôn luôn được sử dụng điện mà không lo bị cắt bất ngờ, những đứa trẻ được sống trong một môi trường trong sạch, hóa đơn tiền điện của những gia đình sẽ giảm xuống khi đó họ lại có thêm một nguồn thu nhập từ tiết kiệm năng lượng.

Qua bài viết trên đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những nhà khoa học, nhà sáng chế đã phát minh ra máy phát điện chạy bằng khí Biogas. Chính phát minh đó đã mang lại cho quê hương tôi một luồng không khí mới, trong sạch và thơm tho hơn. Và tôi luôn tự hào mình là một người con của làng nuôi lợn lớn nhất miền Bắc.


Search :

- xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas
- mô hình biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi

FrieslandCampina Việt Nam được nhận giải thưởng môi trường

Bộ TN&MT đã trao tặng giải thưởng "Giải thưởng môi trường Việt Nam năm 2015" cho công ty FrieslandCampina Việt Nam. Điều quan trọng là đây chính là giải thưởng duy nhất và chính thức của bộ TN&MT trao tặng cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng có sự đóng góp, thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ môi trường.





Giải thưởng được xét tặng 2 năm một lần nhằm động viên khuyến khích phong trào bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế bền vững. Sự kiện năm nay được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức trang trọng nhằm hưởng ứng ngày Môi trường thế giới.

Tiêu chí để được xét tặng trao giải thưởng này là các tổ chức, cá nhân và cộng đồng phải chấp hành tốt các qui định luật pháp của Việt Nam về việc bảo vệ môi trường; có nhiều thành tích nổi bật, xuất sắc về bảo vệ môi trường trong năm 2013 – 2014 và được các cơ quan có thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận; có các hoạt động bảo vệ môi trường thể hiện trách nhiệm xã hội, vì cộng đồng, vì sự phát triển bền vững và hướng tới nền kinh tế xanh.

FrieslandCampina Việt Nam được đánh giá cao với chiến lược sản xuất kinh doanh gắn liền với hoạt động bảo vệ môi trường; các nhà máy đều có hệ thống xử lý chất thải (nước thải, bụi, khí thải, tiếng ồn) đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường cho phép, luôn thực hiện xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại theo đúng quy định.

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất của FrieslandCampina Việt Nam được xây dựng và thiết kế theo công nghệ tiên tiến (công nghệ vi sinh vật) với công suất 800m3/ngày đêm. Nhà máy cũng thiết kế và xây dựng tách riêng hệ thống thoát nước mưa, còn nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt được thu gom và đưa về hệ thống xử lý nước thải để xử lý trước khi thải ra môi trường. Nhờ vậy, nước thải từ nhà máy luôn nằm trong tiêu chuẩn cho phép và đã đạt tiêu chuẩn loại A- QCVN 24:2009 (loại cho phép nước xả được xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt) của Bộ Tài nguyên – Môi trường.

Xuất phát từ nhận thức của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội của mình, FrieslandCampina Việt Nam không chỉ thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và tự giác các qui định, luật pháp về bảo vệ môi trường; mà trong nhiều lĩnh vực, công ty đã tiên phong làm vượt hơn, nhiều hơn, tốt hơn các yêu cầu của Luật và các qui định bảo vệ môi trường. FrieslandCampina Việt Nam đang hướng đến các hoạt động nhằm kết nối với các đối tác, các thành phần trong chuỗi giá trị và trong cộng đồng, để cùng nhau thực hiện các chương trình bền vững, làm giảm các tác động tiêu cực đến môi trường trên diện rộng, đồng thời đem lại lợi ích kinh tế, tăng tính cạnh tranh cho tất cả và cho từng thành phần trong cộng đồng, theo tinh thần tạo lập giá trị chung.

Cũng chính nhờ những nỗ lực thực hiện tốt yêu cầu về bảo vệ môi trường và có nhiều đóng góp tích cực vào công tác bảo vệ môi trường, FrieslandCampina Việt Nam đã được khen thưởng là Doanh nghiệp Xanh của tỉnh Bình Dương trong 2 năm liên tiếp (2012 & 2014) và cũng đã vinh dự được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao giải thưởng Vì môi trường xanh Quốc gia năm 2013.

Tìm kiếm :

- xử lý nước thải sinh hoạt FrieslandCampina
- xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất FrieslandCampina

Lùm xùm chuyện tôm, cá chết hàng loạt tại Cam Ranh(Khánh Hòa)

Hai dự án nạo vét luồng lạch trong đầm thủy triều thành phố Cam Ranh thuộc sự liên kết của 2 công ty : Công ty cổ phần xây dựng và phát triên môi trường Xanh và công ty cổ phẩn đầu tư Cái Mép đã làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khiến cá tôm chết hàng loạt vì môi trường bị ô nhiễm, người dân vì thế mà phản ứng gay gắt . Do đó UBND tỉnh KH đã phải ra yêu cầu dừng thi công và tiến hành lấy mẫu nước, cả tôm cá đi xét nghiệm để làm rõ sự tình và đồng thời yêu cầu 2 đơn vị thi công phải làm lại phương án nếu muốn khởi công tiếp.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân TP Cam Ranh cho biết đã tiếp nhận đề án về phương án thi công mới của Công ty CP Đầu tư Cái Mép, nhưng qua xem xét UBND TP Cam Ranh không chấp nhận phương án này. “Một trong những nguyên nhân mà chúng tôi không chấp nhận đề án mới là do phía Công ty Đầu tư Cái Mép vẫn tiếp tục nạo vét trên vịnh Cam Ranh bằng xáng cạp”, ông Sơn nói. Theo phương án thi công ban đầu được cơ quan chức năng phê duyệt thì trong quá trình nạo vét, đơn vị thi công phải dùng tàu hút bụng để hút hết phần bùn bề mặt rồi mới dùng xáng cạp để nạo vét hút cát. Trong cuộc họp mới đây, ông Lê Đức Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu các đơn vị thi công phải thực hiện đúng theo đề án đã được phê duyệt, nếu thay đổi phải có ý kiến đồng ý của cơ quan chức năng, đồng thời đánh giá lại tác động môi trường trước khi thi công.

Theo ông Mai Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở tài nguyên môi trường Khánh Hòa, trước khi dự án nạo vét này bị dừng, qua kiểm tra thực địa, cả Công ty CP Đầu tư Cái Mép và Công ty CP Phát triển Môi Trường Xanh đều có các vi phạm so với quy định của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ tài nguyên môi trường phê duyệt. Cụ thể, Công ty CP Đầu tư Cái Mép sử dụng xáng cạp để múc cát lên sà lan trong khi báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định là tàu hút bụng. “Cả hai công ty thi công mà chưa thông báo với các cơ quan chức năng kế hoạch nạo vét để các cơ quan này kiểm tra, giám sát theo quy định; chưa thực hiện báo cáo giám sát môi trường và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt”, ông Thắng nói.

Trước đó, cuối tháng 5.2015, tại buổi đối thoại giữa UBND TP Cam Ranh, Vùng 4 Hải quân, hai đơn vị thi công và người dân, ông Sơn khẳng định: “Sắp tới hai đơn vị thi công phải nạo vét cuốn chiếu, làm tới đâu gọn tới đó. Hai đơn vị không thi công cùng một lúc ở một địa điểm, làm như vậy sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường. Đơn vị nào không thực hiện đúng sẽ cho ngừng thi công”. Cũng theo ông Sơn, từ ngày 25 đến 27.5 hai đơn vị thi công sẽ tiến hành thả phao để xác định vùng nạo vét để người dân biết. Đồng thời chính quyền địa phương sẽ phối hợp với các bên liên quan kiểm kê số lượng lồng bè bị ảnh hưởng để hỗ trợ di dời. Đến ngày 20.6 sẽ kết thúc việc di dời và sau đó hai công ty mới bắt đầu tiếp tục việc nạo vét.

Liên quan :

- báo cáo giám sát môi trường định kỳ cho dự án xây dựng
- lap bao cao giam sat moi truong 6 tháng/lan cho cac du an dau tu

Ngành thép phát triển mạnh nhưng chất thải độc hại sẽ đi đâu về đâu

Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương sản xuất phôi thép rất mạnh cho ra hàng trăm nghìn tấn phụ phẩm tuy nhiên trong quá trình sản xuất không thể tránh khỏi các phụ phẩm  như xỉ thép, bụi lò và đất phế liệu có chứa nhiều chất độc hại như chì , kèm, thủy ngân, asen có hại cho sức khỏe, môi trường.

Sau những cơn mưa lớn vào cuối tháng 6, đầu tháng 7/2013, người dân gần các nhà máy thép trên địa bàn tỉnh BR-VT càng lo về tình trạng các chất độc hại từ bụi thép (bụi phát sinh từ lò luyện phôi thép, còn được gọi là bụi lò) phát tán ra môi trường ngày càng nhiều.

Bụi thép bỏ vãi ngoài trời

“Nghe nói bụi thép rất độc hại, vậy mà họ lại cứ để hàng đống ngoài trời cho gió cuốn hoặc theo nước mưa xuống các mương thoát nước. Đất đai, con người nhiễm độc như chơi” – nhiều người dân sống gần các nhà máy thép ở Khu công nghiệp Phú Mỹ I (huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT) lo lắng nói. Người dân cho biết từ năm 2012 đến nay, họ đã nhiều lần phản ánh với các cơ quan chức năng tỉnh BR-VT về tình trạng khói bụi từ các nhà máy thép phát tán gây ô nhiễm nhưng tình hình vẫn chưa thấy cải thiện.

Bụi lò để tràn lan ngoài trời ở các nhà máy thép


Trong vai người mua phế liệu, chúng tôi vào bên trong các nhà máy thép Phú Mỹ, Pomina 2, Pomina 3 (Khu công nghiệp Phú Mỹ I). Tại Nhà máy Pomina 3, bụi lò chất hàng đống, để ngổn ngang ngoài trời. Theo công suất thiết kế, lượng bụi lò phát sinh tại nhà máy này có thể lên đến 20.000 tấn/năm. Ở các nhà máy khác, bụi lò không chỉ chứa đầy trong nhà kho mà còn để tràn lan khắp các nơi trong khuôn viên nhà máy.

Tại Nhà máy thép Đồng Tiến (Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1), bụi lò cũng để hàng đống ngoài trời, không có mái che. Do để lâu ngày ngoài trời, nhiều bao đựng bụi lò ở các nhà máy thép nói trên đã bị mục, rách cho gió, mưa phát tán ra môi trường.

Hiện BR-VT có năm nhà máy đã đi vào hoạt động, gồm: Nhà máy thép Pomina 2, Pomina 3, Nhà máy thép Phú Mỹ, Đồng Tiến và Nhà máy thép FUCO. Các nhà máy này đều luyện phôi thép bằng công nghệ lò điện hồ quang. Tổng công suất luyện thép theo thiết kế của năm nhà máy hơn 3,2 triệu tấn/năm. Tổng lượng bụi lò phát sinh khoảng 65.000 tấn/năm.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước đây các nhà máy thép có ký hợp đồng chuyển giao bụi lò cho Công ty TNHH Khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam (gọi tắt là Công ty Khoáng sản Việt Nam) xử lý. Tuy nhiên, từ tháng 06/2012, Công ty Khoáng sản Việt Nam đã ngưng thu gom nên toàn bộ lượng bụi lò phát sinh tại các nhà máy thép phải lưu chứa tạm trong kho, kho hết chỗ thì để ngoài trời.

Ô nhiễm môi trường: Khó tránh

Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết theo quy định tại Thông tư số 12/2011 của Bộ TN&MT về quản lý chất thải nguy hại (CTNH), bụi phát sinh từ hệ thống lọc bụi của lò luyện phôi thép nằm trong danh mục CTNH. Do đó, khi chưa chứng minh được bụi lò không phải là CTNH thì phải quản lý nó như CTNH.

Tiếp đến, trong kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2013 do UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành (22/05-/013), Sở TN&MT yêu cầu các nhà máy thép phải quản lý bụi lò thép theo quy định đối với CTNH. “Nếu đã xác định bụi lò là CTNH thì các nhà máy thép phải ký hợp đồng chuyển giao chất thải này cho các đơn vị có chức năng xử lý. Khi chưa có nơi xử lý, phải lưu giữ tạm tại nhà máy thì phải có nhà kho, đảm bảo các điều kiện theo quy định về lưu chứa CTNH. Việc để bụi lò tràn lan ngoài trời làm phán tán ô nhiễm ra môi trường là sai, cần phải xử lý” – một cán bộ thanh tra của Tổng cục Môi trường phân tích.

Theo Sở TN&MT tỉnh BR-VT, đến đầu tháng 06/2013, lượng bụi lò đang lưu giữ tại năm nhà máy thép đã gần 13.000 tấn và chưa có giải pháp xử lý theo quy định.

“Hiện lượng chất thải phát sinh từ các nhà máy thép đang gây áp lực rất lớn cho công tác quản lý môi trường của địa phương… Các kho lưu giữ bụi lò đã quá tải, một lượng lớn bụi lò phải để ngoài trời, không đảm bảo quy định, dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nếu không có giải pháp kịp thời” – Sở TN&MT tỉnh BR-VT nhìn nhận trong báo cáo gửi Tổng cục Môi trường trong tháng 06/2013.

Tìm kiếm bài viết này qua từ khóa :

- Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Lập kế hoạch bảo vệ môi trường Vũng Tàu

Dân khốn đốn vì lò giết mổ gia súc xả thải ra môi trường

Hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc chưa đạt tiêu chuẩn xả ra môi trường trong khi công suất xử lý vượt mức cho phép khiến hàng trăm người dân ở bên cạnh trung tâm giết mổ gia cầm An Nhơn lo lắng về bệnh tật.

Mất ăn mất ngủ vì hôi thối

Ông Nguyễn Hữu Hiệp nhà ở trước cổng Trung tâm giết mổ An Nhơn trên đường Lê Đức Thọ, phường 13 (quận Gò Vấp, TPHCM) cho biết, gia đình ông phải sống chung với mùi hôi thối từ khi lò mổ tập trung này đi vào hoạt động. Theo ông Hiệp, mùi hôi thối từ nước thải của trung tâm khiến nhiều người không ăn ngủ được. “Suốt ba năm nay, các cuộc họp của tổ dân phố đều nêu tình trạng này nhưng không thấy chính quyền giải quyết”- ông Hiệp nói. Dẫn chúng tôi ra con mương đen ngòm sau Trung tâm giết mổ An Nhơn, bà Vũ Thị Tin, ở cạnh khu giết mổ cho biết: “Nước thải chảy vô tội vạ ra mương bốc mùi, cứ tối đến, xe chở gia cầm chạy qua mùi hôi thối lại bốc lên khiến dân chúng tôi mất ăn mất ngủ”.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hương, ngụ ở khu phố 2, phường 14, quận Gò Vấp cho biết, mỗi khi có mưa, con đường sau Trung tâm An Nhơn nổi đầy lông gà, thậm chí lòng gà, lòng vịt còn tràn ra mặt đường. Năm 2009, hơn 200 hộ dân quanh đây gửi đơn kiến nghị giải quyết vấn đề ô nhiễm, tuy nhiên đâu lại vào đấy. “Khi Phòng Tài nguyên Môi trường của quận Gò Vấp cùng đại diện Sở Y tế xuống làm việc với Trung tâm An Nhơn, lãnh đạo trung tâm hứa đến năm 2010 sẽ dời trung tâm về tỉnh Bình Dương. Nhưng chờ mãi chẳng thấy”- bà Hương nói.

Theo các cơ sở đăng ký giết mổ trong Trung tâm này, họ đã thực hiện nghĩa vụ đóng phí xử lý môi trường nhưng việc xử lý môi trường lại không hiệu quả. Chủ cơ sở Ngọc Hà tại Trung tâm giết mổ gia cầm An Nhơn cho biết: “Dù chỉ giết mổ hơn 4.000 con gà mỗi đêm nhưng cơ sở chúng tôi phải đóng hơn 50 triệu đồng để xử lý nước thải mỗi tháng. Đó là chưa kể tiền thuê mặt bằng, tiền điện, tiền vệ sinh. Tính ra, tổng số tiền cơ sở chúng tôi phải đóng là gần 200 triệu đồng/tháng”.

Đầu độc môi trường

Kết quả phân tích nước thải số V110/KQ –V6 ngày 8-6-2011 do Viện Nghiên cứu Công nghệ môi trường và Bảo hộ Lao động thực hiện vừa công bố cho thấy, nhiều chỉ tiêu tại Trung tâm An Nhơn vượt quy chuẩn môi trường cho phép. Ngoài ra, cho tới thời điểm này, Trung tâm giết mổ gia cầm An Nhơn cũng chưa báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo quy định. Đại diện Trung tâm giết mổ này thừa nhận, hệ thống xử lý nước thải hiện tại không đủ công suất và đang tiến hành các thủ tục xây dựng mới hệ thống xử lý nước thải với công suất 1.000 m3/ngày đêm, dự kiến đến tháng 6-2012 sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành.

Trung tâm giết mổ gia cầm An Nhơn có tổng diện tích mặt bằng trên 16.000m2, tổng công suất giết mổ từ 35.000 đến 40.000 con gia cầm/ngày đêm; hệ thống xử lý nước thải công suất 450 m3/ngày đêm. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện tại, sản lượng giết mổ tại đây thường xuyên vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể, ngày 17-8, sản lượng giết mổ được thông báo là 53.871 con/đêm; ngày 18-8 là 52.053 con/đêm; trong hai ngày 19-20, tổng sản lượng hơn 110.000 con/đêm khiến hệ thống xử lý nước thải quá tải.

Theo hợp đồng giữa Trung tâm này với các doanh nghiệp giết mổ, chi phí xử lý nước thải là 180 đồng/con; còn đối với số gia cầm giết mổ tăng thêm phải trả 1.000 đồng/con. Mỗi ngày 8 doanh nghiệp giết mổ ở trung tâm này vượt khoảng 20.000 con thì số tiền mỗi tháng các doanh nghiệp phải nộp khoảng 600 triệu đồng.

Tìm kiếm qua từ khóa :

- báo cáo giám sát môi trường định kỳ lò giết mổ
- lò giết mổ lập báo cáo giám sát môi trường giá rẻ

Làng nghề khiến người dân lao đao

Người dân tại 2 làng Linh Chiểu và Thượng Trạch sinh sống ở xã Triệu Sơn, Huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) hơn chục năm qua chịu không nổi vì ô nhiễm nước, không khí do các cơ sở sản xuất bún gây ra cho môi trường sống xung quanh.

Nỗi ám ảnh mấy chục năm qua của người dân 2 làng Linh Chiểu và Thượng Trạch , mùi hôi thối bốc lên nồng nặc


Làng nghề bốc mùi

Làng Linh Chiểu và Thượng Trạch lâu nay nổi tiếng về nghề sản xuất bún truyền thống. Vào “thăm” 2 làng nghề này mới thông cảm cho sự bực bội mà dân làng phải chịu. Bởi chỉ cần bước qua cái cổng làng hoàng tráng, người ta đã nghe thấy cái mùi... là lạ. “Mùi lạ gì chứ, đó là mùi hôi thối. Cái mùi này chắc chỉ có ở làng Linh Chiểu và Thượng Trạch”, anh Nguyễn Ngọc Phong, người làng Linh Chiểu nói giọng chua chát. Tạt vào một tiệm tạp hóa ở đầu làng Linh Chiểu hỏi chuyện và như “gãi đúng chỗ ngứa”, chị Nguyễn Thị Hoa (40 tuổi, chủ quán) tố: “Ngay trước quán có 2 lò bún, ngày nào cũng thải nước sản xuất bún và bốc mùi. Tôi buôn bán ngày càng ế ẩm vì ai thèm vào quán này mà ăn, mà uống. Họ làm bún, có thu nhập thì họ cắn răng chịu được. Chứ chúng tôi, con cái chúng tôi tại sao phải chịu khổ chịu cực thế này. Nói thật với anh, mùa nắng, gió nồm khô khốc thế này lại còn thêm cái mùi thối đó sộc vào mũi, người làng chúng tôi đố ai mà nâng chén cơm lên được”.


Trong khi người dân 2 làng ở Triệu Sơn đang khổ sở vì hôi thối hằng ngày thì chính quyền sở tại tỏ ra không lấy gì làm vội. Trao đổi với PV, ông Hồ Viết Hy, Chủ tịch UBND H.Triệu Phong cho biết: “Ô nhiễm ở đó tôi biết rồi, vốn liếng đang tắc, trở ngại như thế nào chị Thương nắm rất rõ. Tôi sẽ bảo chị ấy trả lời anh”. Dù được phân công phụ trách mảng tiểu thủ công nghiệp, làng nghề..., nhưng khi PV liên lạc bà Nguyễn Triều Thương, Phó chủ tịch huyện lại... tìm mọi cách né tránh.


Theo tìm hiểu của Thanh Niên thì nguyên liệu làm bún là gạo và bột sắn, nước thải sản xuất của các lò bún chủ yếu là nước ngâm rửa 2 loại nguyên liệu này. Nghe qua tưởng đơn giản, nhưng các cơ sở làm bún đều không xử lý nước thải này trước khi xả thẳng ra mương của làng. Và thứ nước ấy ứ lại trong mương, hết ngày này qua ngày khác, kết tủa thành bọt bèo đen sì đặc quánh, nổi lềnh bềnh và bốc mùi tanh tưởi. Tình hình ngày càng nghiêm trọng khi trước đây người dân chỉ làm bún thủ công còn bây giờ làm bằng máy, có thể hoạt động liên tục và công suất đạt 6 tạ bún/ngày/máy, lượng nước thải sản xuất bún thải ra ngoài cũng tăng chóng mặt. “Có 1 điều chua chát rằng nghề làm bún càng phát triển, dân làng tôi càng... khốn khổ. Chúng tôi đã chịu đựng nhiều năm và đã đi kêu cứu chừng ấy năm nhưng hôi vẫn hoàn hôi”, một người dân làng Thượng Trạch bày tỏ.

Ông Phan Vọng, Chủ tịch UBND xã Triệu Sơn thừa nhận tình trạng ô nhiễm do các cơ sở làm bún cho người dân 2 làng Thượng Trạch và Linh Chiểu là đáng quan ngại, kéo dài nhiều năm chưa thể giải quyết. “Cứ tính một hộ làm bún thì làm khổ 5 hộ lân cận, nhưng cả 2 làng này có đến 159 hộ bún, trong đó có 25 máy lớn. Các hộ này mỗi ngày thải ra ngoài từ 100 đến 200m3 nước thải sản xuất bún. Trước đây, nhà nước có hỗ trợ các hộ này xây bể lắng, thậm chí các hộ này tự bỏ tiền tìm cách xử lý nước thải nhưng không ăn thua. Giờ nói chung là vẫn hôi chịu không nổi”, ông Vọng nói. Ông Vọng còn giải bày cái khó của chính quyền rằng: “Chúng tôi không thể cấm người dân làm bún vì họ cần mưu sinh. Chúng tôi không thể ép họ xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất bún và không thể xử phạt họ về hành vi gây ô nhiễm môi trường vì biết họ... không có tiền. Nhưng nếu để mãi như thế này cũng không được, oan cho nhiều hộ dân còn lại quá”.

Đầu tiên là.... tiền đâu?

Qua trò chuyện, ông Vọng cho biết phần vì dân kêu dữ quá, phần vì thấy sự bức thiết trong thực tế hoạt động của nghề sản xuất bún tại địa phương, dự án xây dựng “Điểm công nghiệp làng nghề sản xuất bún làng Thượng Trạch” đã được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt gần 2 năm. Theo đó, dự án có tổng đầu tư gần 7 tỉ đồng này sẽ kéo toàn bộ gần 30 cơ sở sản xuất bún lớn trong làng Thượng Trạch về một khu đất, tách biệt với khu dân cư. “Chúng tôi rất mừng bởi dự án này sẽ giải quyết một cách dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường trong làng nghề bởi khi được quy về một mối, nước thải sản xuất bún của các cơ sở này sẽ dễ dàng được xử lý hơn. Vì thế nên xã đã trích quỹ đất để thực hiện dự án. Nhưng từ khi được phê duyệt đến nay, H.Triệu Phong mới bỏ ra 900 triệu đồng để... san ủi mặt bằng, làm đường bê tông. Năm nay HĐND tỉnh đã không đưa dự án này vào danh mục đầu tư nữa”, ông Vọng thở dài. Liên quan đến câu chuyện này, phía Sở TN-MT tỉnh Quảng Trị đã đưa 2 làng Linh Chiểu và Thượng Trạch vào danh mục ô nhiễm môi trường cần khắc phục của tỉnh. Còn Văn phòng chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục, cải thiện môi trường tỉnh Quảng Trị cũng đang lập dự án, tìm nguồn đầu tư... nhằm tìm lối thoát cho 2 làng nghề nhưng chưa có kết quả. Biết vậy nên ông Vọng thở dài: “Bây giờ thì phải chờ thôi. Nguồn địa phương không có, dân càng không. Không tiền... lấy gì triển khai”.

Quyết cắt nước vì có vị lạ tại Trung Quốc

Nguồn nước uống cung cấp cho 680.000 dân gần đây được các cơ quan chức năng tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) cắt khi thấy có dấu hiệu bất thường như vị lạ trong nguồn nước lấy từ dòng sông lớn nhất Trung Quốc.

"Do những bất thường trong nước sông Dương Tử, nên nguồn nước cung cấp cho toàn thành phố sẽ được tạm thời bị cắt," ban truyền thông thành phố Jinjiang cho biết trong một tuyên bố được đưa lên Twitter như một thông báo chính thức. "Các phòng ban có liên quan trong thành phố đã bắt đầu lên kế hoạch dự phòng và đang tích cực thực hiện có hiệu quả," ban truyền thông cho biết.

"Vào khoảng 10:00 sáng ngày 9/5, các công ty cấp nước thành phố nhận thấý nước có vị lạ nên... tạm thời cắt nguồn cung nước." Vụ việc mới nhất trong hàng loạt các vụ bê bối tại Trung Quốc là vấn đề ô nhiễm nguồn nước trên toàn quốc.

Nguồn nước bị ô nhiễm khiến người dân đổ xô đi mua nước đóng chai

Tháng trước, chính quyền trung tâm thành phố Vũ Hán đã phát động một tàu thăm dò sự ô nhiễm của một con sông lớn cung cấp nước uống cho 300.000 người , khiến 10.220.000 cư dân tại thủ phủ tỉnh Hồ Bắc đổ xô đến các siêu thị mua nước đóng chai.

Còn cư dân thành phố phía tây bắc Lan Châu cho rằng chính quyền địa phương thiếu minh bạch khi phát hiên mức độ benzen gây ung thư trong nước máy của thành phố gấp 20 lần giới hạn cho phép.
Ô nhiễm nguồn nước y tế

Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện thấy hàm lượng cao thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác có trong các dòng sông tại nhiều quốc gia, theo báo cáo trong một tạp chí khoa học hàng đầu cho biết.

Các chuyên gia từ Đại học Khoa học và Công nghệ thuộc phía Đông Trung Quốc, các trường đại học Tongji và Qinghua thử nghiệm đã phát hiện, nước sông có chứa đến 68 loại thuốc kháng sinh, theo trích dẫn báo cáo từ Beijing News cho biết. Bên cạnh đó, khoảng 90 thành phần y tế khác cũng được phát hiện trong một báo cáo ấn bản gần đây của Khoa học Bulletin Trung Quốc. Các chất được tìm thấy "có nồng độ cao hơn so với các nước phát triển", nhưng chưa rõ nồng độ chính xác.

Ngoài ra, nồng độ cao nhất của nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân trong nghiên cứu lại tương đương với nồng độ nguồn nước độc hại tại các nhà máy xử lý nước thải, nước thải chăn nuôi và trồng trọt, công nghiệp dược phẩm và bệnh viện.
Ô nhiễm nguồn nước sản xuất thuốc kháng sinh

Bác sĩ Chen, người trực điện thoại tại một bệnh viện lớn ở thành phố Thâm Quyến kêu gọi các nhà chức trách tiến hành kiểm tra nguồn cung cấp nước uống trong sản xuất thuốc kháng sinh càng sớm càng tốt . "Nhiều ô nhiễm dạng thuốc kháng sinh và hóa chất có thể rất hại cho sức khỏe con người", Chen nói.
Ô nhiễm nguồn nước đang đe dọa người dân Trung Quốc
Nguồn nước ô nhiễm đang đe dọa cuộc sống của người dân Trung Quốc

Người dân Trung Quốc đang quay cuồng trong hàng loạt vụ bê bối y tế công cộng ảnh hưởng đến thực phẩm và thuốc men trong những năm gần đây, bao gồm cả sữa bột nhiễm melamine, sử dụng "rãnh" dầu ăn và vắc-xin bị nhiễm độc .Các quan chức thừa nhận rằng, Trung Quốc đang phải đối mặt với "nấm mồ" khủng hoảng môi trường, với hơn một nửa số thành phố bị ảnh hưởng bởi mưa axit và 1/6 con sông lớn của Trung Quốc bị ô nhiễm trầm trọng.

Trong khi cộng đồng đang ngày càng phẫn nộ, thì thủ tướng chính phủ buộc phải tuyên bố "chiến tranh ô nhiễm" vào tháng 3 vừa qua, bao gồm nhiều biện pháp nhằm giải quyết những dải khói màu nâu bẩn ở miền bắc Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc an toàn quốc tế .

Vào tháng ba, Bộ Tài chính Trung Quốc dành 21,1 tỷ nhân dân tệ (3,43 triệu USD) chi tiêu cho việc bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường trong năm 2014, còn 64.9 tỷ nhân dân tệ (10,55 triệu USD) sẽ được dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo tồn nguồn nước.

Trại heo ô nhiễm trở thành điểm cắm trại của người dân

Không khiếu nại được với chính quyền, hàng trăm người dân tại Thanh Hóa kéo nhau dựng lều lán vây quanh trại heo gây ô nhiễm , bày tỏ bức xúc yêu cầu trại heo cả ngàn con chuyển đi nơi khác.


Hinh ảnh hàng trăm người ở các xã Yên Tâm, Yên Trung , Huyện Yên Định (Thanh Hóa) bao vây trại heo để yêu cầu di dời.


Sự việc bắt đầu từ sáng ngày 25-10 khi hàng trăm người dân ở các xã Yên Tâm, Yên Giang, Yên Trung… ở huyện Yên Định (tỉnh Thanh Hóa) kéo đến trước cổng trại nuôi heo của Công ty TNHH P.N.T (đóng tại thôn Mỹ Hòa, xã Yên Tâm) dựng lều lán để phản đối trại heo gây ô nhiễm và yêu cầu chuyểntrại heo đi nơi khác.

Theo phản ánh của người dân nơi đây, kể từ khi trại nuôi heo này xuất hiện ở địa phương này, cuộc sống của hàng trăm hộ dân quanh trại nuôi heo không còn được yên bình như trước nữa. Trại nuôi heo liên tục xả nước thải hôi thối không qua hệ thống xử lý chất thải nuôi heo ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khúc sông Hón Măng, là con kênh duy nhất để người dân địa phương lấy nước lên cánh đồng phục vụ tưới tiêu.

“Người dân chúng tôi không thể chịu được nữa rồi, nhà tôi ở cách trang trại có vài trăm m, nên thường xuyên bị hành bởi mùi hôi thối từ chất thải nuôi  heo. Nước giếng thì có mùi không tài nào dùng được” - ông Trịnh Trọng Bảy bức xúc.

Được biết, trung tuần tháng 4 vừa qua, người dân nơi đây cũng dựng lều lán không cho trai heo hoạt động. Chính quyền huyện, tỉnh đã xuống đối thoại với người dân và có cám kết xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm, yêu cầu công ty di chuyển hết đàn lợn thương phẩm ra khỏi trang trại vào ngày 24-10. Tuy nhiên hạn chót đã hết, nhưng công ty không thực hiện lời hứa nên người dân lại kéo đến chặn trại heo.


Ngày hội bảo vệ môi trường biển đảo được tổ chức tưng bừng


Ngày hội bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hải đảo năm 2014 được sở TN&MT thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với UBND huyện Cần Giờ tổ chức vào ngày 7/6 để hưởng ứng tuần lễ Biển và Hải Đảo Việt Nam với sự tham gia của hơn 400 học sinh và đại biểu khu vực.

Ngày hội bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo năm nay được tổ chức tại huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em học sinh vùng duyên hải vào dịp hè. Đồng thời, hoạt động này cũng nhằm khuyến khích các em tìm hiểu, học hỏi và trao đổi nâng cao kiến thức và bảo vệ mội truờng, tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, góp phần thiết thực vào kế hoạch bảo vệ môi trường biển đảo quốc gia.




Dọn vệ sinh gần một bãi biển trong khuôn khổ Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam.



Tại ngày hội, các bạn học sinh tham gia vẽ hai bức tranh lớn với chủ đề bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo. Ngoài ra, thông qua các tiết mục văn nghệ của các em thiếu nhi Nhà Văn hóa Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh, chương trình kịch rối với chủ đề “Cùng chung sức – Chúng ta có sức mạnh bảo vệ đại dương” của các nghệ sĩ tới từ sân khấu kịch IDECAF đã truyền tải đến đông đảo các em học sinh những thông điệp đầy ý nghĩa. Bên cạnh đó, ban tổ chức cũng chuẩn bị các gian hàng trò chơi bảo vệ môi trường biển; trưng bày hình ảnh, mô hình sản phẩm tuyên truyền biển đảo; tổ chức trồng cây rừng ngập mặn để các em học sinh và các đại biểu có những trải nghiệm thực tế.

Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Ngày hội bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo năm 2014 là dịp mọi người dân Thành phố Hồ Chí Minh đoàn kết, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của biển, hải đảo Việt Nam. Qua đó, mỗi cá nhân ý thức hơn trong việc bảo vệ tài nguyên, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.