Hàng trăm hecta đất nông nghiệp thành kho, xưởng




Nhiều người dân xã Yên Viên mới đây phản ánh  "Ở khu vực bãi bồi ven Sông Đuống, đoạn qua địa bàn xã Yên Viên, huyện Gia Lâm hàng trăm hecta đất nông nghiệp đang bị xẻ thịt, biến thành nhà xưởng, trạm sản xuất bê tông, ván ép và điểm tập kết, trung chuyển than cùng VLXD. Tình trạng này, không chỉ khiến cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp lâu dài, ổn định của người dân ngày càng bị thu hẹp, nguy cơ ô nhiễm, sụt lún tăng cao trong mùa mưa bão…!".




Khi đến thực tế tại khu vực thôn Cống Thôn, xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, người dân địa phương cho biết, tại khu bãi bồi ven Sông Đuống hiện có gần 20 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động.Theo Nghị định 64/CP những doanh nghiệp này về xây dựng nhà xưởng và lắp đặt máy móc để sản xuất bê tông… trên đất nông nghiệp mà trước đây chính quyền đã giao cho cách đây khoảng 10 năm}. Điều đáng nói, bên cạnh những đơn vị sản xuất cũ thì gần đây tại khu vực liên tục xuất hiện các nhà xưởng, điểm tập kết vật liệu xây dựng  mới. Cụ thể, là bãi cát của HTX Cầu Đuống, HTX Thành Đoàn, Công ty TNHH Minh Hạnh, Công ty cổ phần Xây dựng thương mại Đức Mạnh và doanh nghiệp tư nhân Minh Đức…


Hằng ngày, tại các bãi vật liệu xây dựng tàu thuyền, máy xúc, ô tô ra vào, hoạt động kinh doanh tấp nập, khiến cho môi trường quanh khu vực chỗ nào cũng mù mịt đất cát, khói bụi.

Do phải "oằn mình" chống đỡ các phương tiện cơ giới trọng tải lớn ra vào nên hệ thống đường giao thông dưới chân Đê Đuống chỗ nào cũng mấp mô, lồi lõm, xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống đường giao thông dưới chân Đê Đuống chỗ nào cũng mấp mô, lồi lõm, xuống cấp nghiêm trọng vì Do phải "oằn mình" chống đỡ các phương tiện cơ giới trọng tải lớn ra vào.  Hiện tại
các đơn vị trên vẫn chưa đủ các thủ tục về pháp lý trong việc kinh doanh và sử dụng đất. Trong đó, một số đơn vị hoạt động không có giấy phép từ nhiều năm nay như hợp tác xã Thành Đoàn, hợp tác xã Cầu Đuống, Công ty Bê tông Vinh Huy...

Theo anh Trần Văn Mạnh, một người dân xã Yên Viên thì toàn bộ diện tích đất bãi bồi nói trên cách đây 10 năm người dân địa phương vẫn canh tác, sản xuất hiệu quả. Chỉ đến khi các doanh nghiệp ồ ạt kéo về xây dựng nhà xưởng, sản xuất, buôn bán VLXD  thì hoạt động sản xuất có phần kém đi. Gần đây, do nước sông cạn, không bồi đắp đủ lượng phù sa nên việc sản xuất nông nghiệp lại càng gặp nhiều khó khăn. Vì việc canh tác không hiệu quả, dần dần một số hộ đã bán hoặc cho các doanh nghiệp thuê lại sử dụng vào mục đích khác. Ngoài ra, một số diện tích đất công, thùng đào, hố đấu để hoang hóa từ nhiều năm nay cũng được Ủy ban nhân dân  xã Yên Viên đứng ra ký hợp đồng cho các hộ kinh doanh thuê với giá từ 10 đến 15 nghìn đồng/m2/năm. Các doanh nghiệp tập trung kinh doanh, sản xuất tại đây đa số là của người dân địa phương, chỉ có một số ít là của người từ nơi khác đến.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân  xã Yên Viên - ông Nguyễn Văn Kỷ cho biết, địa phương đã kiểm tra và đình chỉ việc mở rộng, xây dựng nhà xưởng trái phép của các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp chưa có giấy phép kinh doanh, chính quyền cũng đã rà soát và yêu cầu hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định. Nếu sang năm 2016, các đơn vị này không xuất trình được các văn bản liên quan đến việc sử dụng đất và giấy phép kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp, Ủy ban nhân dân  xã sẽ xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Như thế, có thể nhận thấy thời gian qua công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Yên Viên đã bị buông lỏng. Tại sao hàng trăm héc ta đất nông nghiệp lại có thể được mua bán, chuyển đổi thành nhà xưởng, kho bãi một cách dễ dàng?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét