25 đô thị ở Long An là mục tiêu sẽ phải hoàn thành năm 2020

Hội thảo "Phát triển đô thị Long An - Tiềm năng và nguồn lực" được sở xây dựng tỉnh Long An phối hợp cùng Hội Kiến Trúc Sư Việt Nam tổ chức do bức thiết trong vấn đề phát triển đô thị. Tới dự hội thảo có sự tham dự của thứ trưởng bộ xây dựng Phan Thị Mỹ Linh.


Long An hiện có 1 đô thị loại III (TP Tân An), 5 đô thị loại IV và 11 đô thị loại V. 

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng Long An là tỉnh có nhiều thế mạnh để phát triển đô thị, với việc tiếp giáp TPHCM, giáp Camphuchia và là điểm nối giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với TPHCM và Đông Nam bộ. Tuy nhiên cho tới nay tỉnh này vẫn chưa thực sự phát triển được đô thị.

Ông Nguyễn Thanh Nguyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An đánh giá về việc Long An vẫn trì trệ trong việc phát triển đô thị, ô cho rằng, các đô thị Long An phát triển khá chậm chạp so với các tỉnh thành khác.


Theo Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh, tỉnh Long An cần cụ thể hóa định hướng phát triển chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ảnh: Mạnh Cường


Sự trì trệ này đến từ các yếu tố chủ quan và khách quan. Khi tiến hành quy hoạch, các ý tưởng định hướng có vai trò rất quan trọng để phát triển đô thị.

“Thực tiễn cho thấy, các quy hoạch không thực thi được phần lớn do sai lầm trong định hướng. Sai lầm này đến từ các ý tưởng của lãnh đạo địa phương hoặc từ các nhà tư vấn.

Về chủ quan, thường sai lầm định hướng quy hoạch vì vẫn xem đất nước như còn trong một nền kinh tế kế hoạch hóa, không tính đến yếu tố thị trường…

Các sai lầm này đã dẫn đến quy mô đô thị quá tầm so với thực tế, các hạ tầng từ giao thông, điện, nước, trường học, bệnh viện, khu dân cư… đều sai theo.

Hậu quả là hệ thống giao thông quá lớn so với lưu lượng xe cộ, chợ vắng người mua bán, khu dân cư không người đến ở”, ông Nguyên nêu rõ những yếu kém của tỉnh tại Hội thảo.

Ngoài ra, nhiều tham luận cũng chỉ ra những yếu kém của việc phát triển đô thị của tỉnh như nguồn lực đầu tư đã khiến tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng trong tỉnh Long An còn chậm, chưa theo kịp với yêu cầu phát triển công nghiệp, dân cư và đô thị.

Trong khi đó, trọng tâm trong giai đoạn 2016 - 2020, thành phố sẽ tập trung nâng loại đô thị đối với thị trấn Đức Hòa; đầu tư nâng cấp đô thị loại II đối với TP Tân An, thị xã Kiến Tường lên loại III và các thị trấn Vĩnh Hưng, Thủ Thừa lên đô thị loại IV.

Dự báo trong khoảng 5 - 6 năm tới, nguồn lực cần thiết để đầu tư cho 5 đô thị tại tỉnh Long An sẽ là khá lớn. Đây là một thách thức lớn, nhất là trong bối cảnh nhiều đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị chưa được lập do khó khăn về kinh phí.

Theo ông Đỗ Viết Chiến - Cục trưởng Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng, trước những thách thức của quá trình kinh tế và đô thị hóa của tỉnh Long An, phát triển đô thị theo định hướng gắn kết công nghiệp sạch với đô thị xanh là hướng đi phù hợp với đô thị tỉnh Long An để kiến tạo một hệ thống đô thị phát triển bền vững.

“Để phát triển theo định hướng này, cần thực hiện tốt các giải pháp như tăng cường các dự án đầu tư phát triển công nghiệp sạch trên địa bàn tỉnh, phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch, quản lý tốt việc thực hiện quy hoạch, nâng cao nhận thức, quản lý đô thị”, ông Chiến nhấn mạnh.

Ông Lưu Đình Khẩn - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Long An cho biết, theo quy hoạch, Long An sẽ phát triển 2 chuỗi mắt xích bao gồm 2 đô thị vệ tinh dọc theo trục Tây Nam bộ (TP Tân An, thị trấn Bến Lức).

Cùng với đó, các chiến lược kết hợp giao thông cơ bản giữa Long An và toàn vùng được thực hiện thông qua việc phát triển hệ thống các tuyến Quốc lộ 10, đường vành đai TPHCM, đường sắt TPHCM - Mỹ Tho… cùng mạng lưới giao thông thủy, với tiềm năng rất lớn.

Sau khi nghe các báo cáo, góp ý từ những tham luận cho phát triển đô thị tỉnh Long An. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh đưa ra định hướng phát triển cho đô thị Long An, điểm dân cư nông thôn tỉnh Long An phù hợp với lộ trình phát triển, nhưng tỉnh cần cụ thể hóa định hướng phát triển chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Trong đó, Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh nêu rõ định hướng phát triển đô thị với nội dung đồ án Quy hoạch xây dựng vùng đã định hướng xây dựng hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn tỉnh Long An gắn với các vùng sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo an ninh - quốc phòng, phát triển bền vững, hài hòa giữa đô thị và nông thôn.

“Dự kiến đến năm 2020, toàn tỉnh có 25 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại II (thành phố Tân An), 3 đô thị loại III, 8 đô thị loại IV và 13 đô thị loại V… Đồng thời, bố trí hợp lý các vùng sản xuất công nghiệp trên cơ sở gắn kết vùng nguyên liệu trọng điểm phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội”, Thứ trưởng Linh nêu rõ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét