Xử lý nước thải dệt nhuộm



Nước thải dệt nhuộm có tính chất đặc trưng như tỷ lệ COD/BOD cao, nhiệt độ cao, tính chất nước thay đổi liên tục, ngoài ra nước thải dêt nhuộm còn có độ màu rất cao, kèm theo đó là hàm lượng chất độc như sunfit, kim loại nặng, hợp chất halogen hữu cơ cao.



Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải ngành dệt nhuộm:

Nước thải dệt nhuộm sau khi qua song chắn rác thô nhằm loại bỏ các chất rắn lơ lửng và chất rắn có kích thước lớn được thu gom về bể điều hòa 1.

Trong bể điều hòa 1 có lắp đặt bơm tuần hoàn, nước bơm lên hệ thống ống phân phối nước nhằm làm giảm nhiệt độ của nước thải dệt nhuộm. Đồng thời máy thổi khí cấp khí vào bể điều hòa 1 nhằm xáo trộn ổn định nồng độ chất thải trong nước và làm giảm 1 phần nhiệt độ nước thải dệt nhuộm. Từ bể điều hòa 1, nước thải được bể điều hòa 2 nhằm ổn định nồng độ và lưu lượng lần nữa trước khi đứa vào xử lý ở các công trình tiếp theo.

Nước thải dệt nhuộm từ bể điều hòa 2 được bơm lên bể keo tụ, tại bể keo tụ các hóa chất như phèn nhôm, polymer được châm vào nhằm để tăng hiệu suất của quá trình keo tụ. Từ bể keo tụ nước thải dệt nhuộm tự chảy qua bể tạo bông. Quá trình keo tụ tạo bông diễn ra đồng thời nhằm tạo các nhân tố có khả năng kết dính các chất bẩn trong nước ở dạng lơ lửng thành các bông cặn có khả năng lắng trong các bể lắng và dính kết trên bề mặt hạt của lớp vật liệu lọc ở quá trình lọc nước với tốc độ nhanh và kinh tế nhất. Tại đây hóa chất polymer được châm vào đồng thời nhằm tăng hiệu suất quá trình tạo bông cặn. Nước thải dệt nhuộm từ bể tạo bông trước khi tự chảy qua bể lắng 1 nhằm tách các bông cặn hình thành ở bể tạo bông. Quá trình này được thiết kế để loại bỏ SS, độ màu, một phần chất hữu cơ hoà tan, và kim loại nặng

Nước thải dệt nhuộm sau khi được tách SS được dẫn sang bể trung gian nhằm ổn định lưu lượng trước khi được bơm vào bể thổi khí. Tại bể MBBR diễn quá trình sinh học hiếu khí, không khí cấp từ các máy thổi khí thông qua hệ thống phân phối khí dưới bể sẽ giúp vi sinh vật ở dạng hiếu khí (bùn hoạt tính) phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản như : CO2, H2O…Theo phản ứng sau :

Chất hữu cơ + Vi sinh vật hiếu khí —> H2O + CO2 + sinh khối mới +…

Hiệu suất xử lý của bể thổi khí tính theo COD, BOD đạt khoảng 90-95%. Từ bể thổi khí, nước thải được dẫn sang bể lắng đợt 2. Tại đây diễn ra quá trình phân tách giữa nước và bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính lắng xuống đáy và được dẫn ra bể chứa bùn thông qua hệ thống thu bùn dưới đáy, còn nước thải ở phía trên mặt sẽ chảy tràn sang bể khử trùng, Trong bể khử trùng, dung dịch Ca(Ocl)2 được bơm bể để xử lý triệt để các vi trùng gây bệnh như E.Coli, Coliform,… Nước thải sau khi qua bể khử trùng đạt quy chuẩn QCVN 13:2008/BTNMT, cột B.

Trong một số trường hợp, nếu cần xử lý nước thải đầu ra đạt QCVN 13:2008/BTNMT Cột A thì nước thải đẹt nhuộm sau khi qua bể khử trùng sẽ không xả trực tiếp và nguồn tiếp nhận mà được bơm cao áp lên bể lọc áp lực, qua cơ chế lọc áp lực phần cặn lơ lững còn lại trong nước thải sẽ được xử lý triệt để. Sau đó nước thải dệt nhuộm tiếp tục được dẫn qua thiết bị trộn tĩnh nhằm khử trùng lần nữa trước khi thải xả thải ra môi trường.

Bùn hóa lý ở đáy bể lắng đợt 1 và bùn sinh học từ bể lắng 2 được bơm về bể chứa bùn. Tại bể chứa bùn, lượng bùn lắng dưới bể sẽ tiếp tục được bơm qua bể nén bùn nhằm làm giảm thêm độ ẩm. Tiếp tục, phần bùn sau khi nén ở phía dưới được bơm máy ép bùn để ép bùn thải thành các bùn khô và nước, phần bùn khô được thải bỏ như chất thải rắn công nghiệp, còn phần nước bùn trên bề mặt bể chứa bùn, bề nén bùn, và sau khi ép bùn được dẫn trở lại bể điều hòa 1.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét