ĐBSCL và khung chính sách tái định cư vùng nông thôn

Khung chính sách tái định cư của Dự án “Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


Ảnh minh họa

Dự án “Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn đồng bằng sông Cửu Long” nhằm tăng khả năng tiếp cận nước sạch cho khoảng 80.000 hộ

Theo dõi giám sát việc thực hiện Khung chính sách tái định cư theo đúng nội dung được phê duyệt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch hành động tái định cư (RAP) của các tiểu dự án có phạm vi liên tỉnh.

Dự án “Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn đồng bằng sông Cửu Long” có 4 hợp phần: Hợp phần A: Hỗ trợ quy hoạch và xây dựng năng lực tài nguyên nước; Hợp phần B: Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu; Hợp phần C: Hỗ trợ cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn; hợp phần D: Hỗ trợ thực hiện và quản lý dự án.

Dự án được thực hiện tại 7 tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng.

Mục tiêu chung của dự án là bảo vệ và tăng cường việc sử dụng tài nguyên nước một cách tổng hợp tại 7 tỉnh ở phía tây vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhằm gia tăng lợi ích từ sản xuất nông nghiệp, nâng cao mức sống và tăng tốc các biện pháp thích nghi với biến đổi khí hậu.


Theo đó, sẽ duy trì và cải thiện điều kiện sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cho 120.000 ha; cải thiện giao thông đường thủy và đường bộ thông qua việc khôi phục và cải tạo một số con kênh, cống và đường giao thông nông thôn; tăng khả năng tiếp cận nguồn nước sạch đến khoảng 80.000 hộ; và giảm nguy cơ gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp do sự xâm nhập mặn của nguồn nước;…

0 nhận xét:

Đăng nhận xét